Trung Quốc trên đà vượt Mỹ trong cuộc đua đưa con người trở lại Mặt Trăng
Kế hoạch đưa con người đổ bộ lên Mặt Trăng của sứ mệnh Artemis III bị trì hoãn trong khi chương trình đối thủ của Trung Quốc đang tiến triển nhanh chóng mà không gặp thất bại hoặc chậm trễ nào đáng kể.
Hình ảnh chụp tại Trung tâm kiểm soát hàng không vũ trụ Bắc Kinh (BACC) ngày 2/6/2024 cho thấy tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối của Mặt Trăng. Ảnh: THX/TTXVN
Liệu người tiếp theo đặt chân lên Mặt Trăng sẽ nói tiếng Anh hay tiếng Quan Thoại? Tổng cộng, 12 người Mỹ đã đặt chân lên bề mặt Mặt Trăng trong khoảng thời gian từ năm 1969 đến năm 1972. Hiện tại, cả Mỹ và Trung Quốc đều đang chuẩn bị đưa con người trở lại đó trong thập kỷ này.
Tuy nhiên, chương trình Mặt Trăng của Mỹ đã bị trì hoãn, một phần là do bộ đồ phi hành gia và phương tiện hạ cánh trên Mặt Trăng vẫn chưa sẵn sàng. Trong khi đó, Trung Quốc đã cam kết đưa phi hành gia lên Mặt Trăng vào năm 2030 – và họ có truyền thống tuân thủ các mốc thời gian.
Chỉ vài năm trước, một kịch bản như vậy là không thể xảy ra. Nhưng hiện tại, khả năng thực tế là Trung Quốc có thể đánh bại Mỹ trong một cuộc đua vũ trụ đã khá rõ ràng. Vậy ai sẽ trở lại đó trước và điều đó có thực sự quan trọng không?
Mục tiêu của hai cường quốc vũ trụ
Chương trình Mặt Trăng của NASA có tên là Artemis. Mỹ đã liên kết với các đối tác quốc tế và thương mại để chia sẻ chi phí. NASA vạch ra một kế hoạch đưa người Mỹ trở lại Mặt Trăng theo ba sứ mệnh.
Vào tháng 11/2022, NASA đã phóng tàu vũ trụ Orion bay một vòng tròn quanh Mặt Trăng mà không chở theo người. Đây là sứ mệnh Artemis I.
Video đang HOT
Artemis II, dự kiến vào cuối năm 2025, tương tự như Artemis I, nhưng lần này tàu Orion sẽ chở bốn phi hành gia. Họ sẽ không hạ cánh, mà nhiệm vụ này sẽ dành cho Artemis III. Trong sứ mệnh thứ ba, NASA sẽ đưa một người đàn ông và một phụ nữ đầu tiên lên bề mặt Mặt Trăng. Mặc dù vẫn chưa công bố danh tính, nhưng một trong số họ sẽ là người da màu đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng.
Artemis III dự kiến sẽ được phóng vào năm 2026, nhưng một đánh giá vào tháng 12/2023 đã đưa ra một trong ba khả năng là nó sẽ không được phóng cho đến tận tháng 2/2028.
Các phi hành gia Artemis III sẽ sử dụng tàu Starship của SpaceX để hạ cánh xuống Mặt Trăng. Ảnh đồ họa: NASA
Trong khi đó, chương trình không gian của Trung Quốc dường như đang tiến triển nhanh chóng, không có thất bại hoặc chậm trễ đáng kể nào. Vào tháng 4 năm nay, các quan chức chương trình không gian Trung Quốc tuyên bố rằng đất nước này đang trên đà đưa các phi hành gia lên Mặt Trăng vào năm 2030.
Đây là một quỹ đạo phi thường đối với một quốc gia mới đưa phi hành gia đầu tiên của mình lên không gian vào năm 2003. Trung Quốc đã vận hành các trạm không gian kể từ năm 2011 và đã đạt được những mốc quan trọng, đầy thử thách thông qua chương trình thám hiểm mặt trăng Hằng Nga.
Các sứ mệnh robot này đã mang về các mẫu từ bề mặt, bao gồm cả từ “vùng tối” Mặt Trăng. Họ đã thử nghiệm công nghệ có thể rất quan trọng để đưa con người hạ cánh. Sứ mạng tiếp theo sẽ hạ cánh tại cực nam của Mặt Trăng, một khu vực thu hút sự chú ý lớn vì có nước đá trong các hố thiên thạch ở đó.
Nước có thể được sử dụng để duy trì sự sống tại căn cứ trên Mặt Trăng và được chiết xuất ra hydro dùng làm nhiên liệu tên lửa. Việc sản xuất nhiên liệu tên lửa trên Mặt Trăng sẽ rẻ hơn so với việc mang nó từ Trái Đất, và hỗ trợ cho các sứ mạng thám hiểm vũ trụ xa hơn. Chính vì những lý do này mà Artemis III sẽ hạ cánh tại cực nam. Đây cũng là khu vực dự kiến đặt các căn cứ thường trực do Mỹ và Trung Quốc thiết lập.
Vào ngày 28/9/2024, Trung Quốc đã giới thiệu bộ đồ phi hành gia dành cho những người đi bộ trên Mặt Trăng, hay còn gọi là “selenaut”. Bộ đồ này được thiết kế để bảo vệ người mặc khỏi những thay đổi nhiệt độ khắc nghiệt và bức xạ mặt trời không được lọc. Nó nhẹ và linh hoạt.
Trung Quốc đang dẫn trước?
Nhưng liệu đây có phải là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đã vượt qua Mỹ trong một khía cạnh của cuộc đua lên Mặt Trăng không? Công ty sản xuất bộ đồ Artemis Moon, Axiom Space, hiện đang phải sửa đổi một số chi tiết của thiết kế tham chiếu mà NASA cung cấp cho họ.
Tàu đổ bộ sẽ đưa các phi hành gia Mỹ từ quỹ đạo Mặt Trăng lên bề mặt cũng bị trì hoãn. Vào năm 2021, SpaceX của Elon Musk đã được trao hợp đồng chế tạo phương tiện này. Nó dựa trên Starship của SpaceX, bao gồm một tàu vũ trụ dài 50m được phóng trên tên lửa mạnh nhất từng được chế tạo.
Starship không thể bay thẳng đến Mặt Trăng. Trước tiên, nó phải tiếp nhiên liệu trên quỹ đạo Trái Đất (sử dụng các tàu Starship khác đóng vai trò là “tàu chở nhiên liệu”). SpaceX cần chứng minh khả năng tiếp nhiên liệu và tiến hành hạ cánh thử nghiệm trên Mặt Trăng mà không có phi hành đoàn trước khi Artemis III có thể tiến hành.
Ngoài ra, ở sứ mệnh Artemis I, lá chắn nhiệt của Orion đã bị hư hại đáng kể khi tàu vũ trụ thực hiện quá trình quay trở lại nhiệt độ cao qua bầu khí quyển của Trái Đất. Các kỹ sư của NASA đã nỗ lực tìm ra giải pháp khắc phục trước nhiệm vụ Artemis II.
Tên lửa đẩy Falcon 9 của SpaceX mang theo tàu vũ trụ Odysseus thực hiện Sứ mệnh “IM-1″ rời bệ phóng tại Trạm Không gian Kennedy ở Cape Canaveral, Florida, Mỹ, ngày 15/2/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Một số nhà phê bình cho rằng Artemis quá phức tạp, ám chỉ đến cách thức phức tạp mà các phi hành gia và tàu đổ bộ lên Mặt Trăng được đưa vào quỹ đạo Mặt Trăng, số lượng lớn các đối tác thương mại hoạt động độc lập và số lần phóng các tàu Starship cần thiết. Cần từ 4 đến 15 chuyến bay của Starship để hoàn thành quá trình tiếp nhiên liệu cho Artemis III.
Cựu quản trị viên NASA Michael Griffin đã ủng hộ một chiến lược đơn giản hơn, về cơ bản giống với cách Trung Quốc mong đợi thực hiện cuộc đổ bộ lên Mặt Trăng. Tầm nhìn của ông là NASA sẽ dựa vào các đối tác thương mại truyền thống như Boeing, thay vì những “gương mặt mới” như SpaceX.
Tuy nhiên, đơn giản không nhất thiết là tốt hơn hoặc rẻ hơn. Chương trình Apollo đơn giản hơn nhưng có chi phí gần gấp ba lần Artemis. SpaceX đã thành công hơn và tiết kiệm hơn Boeing trong việc đưa phi hành đoàn lên Trạm vũ trụ quốc tế.
Mỹ phát hiện 4 máy bay Nga gần Alaska sau khi Washington điều thêm quân tới khu vực
Bộ Tư lệnh Phòng thủ Hàng không Vũ trụ Bắc Mỹ (NORAD) cho biết họ đã phát hiện 4 máy bay quân sự Nga bay gần Alaska trong ngày 24/9, chưa đầy 2 tuần sau khi binh sĩ Mỹ được triển khai bổ sung trong bối cảnh Nga và Trung Quốc tăng cường tập trận quân sự tại khu vực.
Các máy bay chiến đấu của Mỹ chặn một máy bay quân sự Nga hoạt động trong Vùng nhận dạng phòng không Alaska ngày 24/7/2024. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ
Trong một tuyên bố, NORAD cho biết các máy bay Nga đã bay vào không phận quốc tế thuộc Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Alaska và không đi vào không phận có chủ quyền của Mỹ hoặc Canada.
Tuyên bố nêu rõ: "Hoạt động này của Nga ở ADIZ Alaska diễn ra thường xuyên và không được coi là mối đe dọa".
Trong tháng này, NORAD đã nhiều lần chạm trán các phương tiện quân sự Nga tại Alaska. Theo hãng tin AP, vào tuần trước, 8 máy bay quân sự và 4 tàu hải quân Nga, trong đó có hai tàu ngầm, đã đến gần Alaska khi Nga và Trung Quốc tiến hành các cuộc tập trận quân sự chung.
"Đây không phải là lần đầu tiên chúng tôi thấy máy bay Nga và Trung Quốc bay ở khu vực lân cận. Chúng tôi vẫn đang theo dõi chặt chẽ, và cũng chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ để ứng phó", người phát ngôn Lầu Năm Góc, Thiếu tướng Pat Ryder phát biểu tại cuộc họp báo ngày 17/9.
Phản ứng trước việc Nga gia tăng các hoạt động quân sự trong khu vực, Mỹ điều động thêm binh sĩ tới đảo Shemya nằm cách lãnh thổ Nga chưa đầy 500 km nằm trong "chiến dịch triển khai lực lượng" của quân đội Mỹ. Đảo này cũng là nơi lực lượng Không quân Mỹ đóng quân từ Chiến tranh Thế giới thứ II. Bên cạnh 130 binh sĩ, quân đội Mỹ còn triển khai thêm hai hệ thống tên lửa phóng loạt cơ động cao (HIMARS).
Ngoài ra, quân đội Mỹ cũng đã triển khai một tàu khu trục mang theo tên lửa dẫn đường và một tàu cảnh sát biển tới khu vực phía Tây Alaska.
Trung Quốc khẳng định sẵn sàng hợp tác với Nga Ngày 17/5, Phó Chủ tịch Trung Quốc Hàn Chính và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tham dự lễ khai mạc Hội chợ triển lãm Trung Quốc - Nga lần thứ 8 tại Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang. Phó Chủ tịch Trung Quốc Hàn Chính (phải) và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại lễ khai mạc Hội chợ triển lãm Trung...