Trung Quốc: Tranh cãi chuyện cảnh sát dùng băng dính quấn đầu nghi phạm
Cảnh sát tại thành phố Huệ Châu, tỉnh Quảng Đông đã gây tranh cãi khi dùng băng dính dán kín miệng nghi phạm và quấn báo quanh đầu họ để tránh sự thông đồng trong lời khai. Cư dân mạng Trung Quốc đã chỉ trích việc làm này của cảnh sát.
Các nghi phạm bị giam giữ trong căn phòng chật hẹp.
Hồi cuối tuần qua, cảnh sát thành phố Huệ Châu đã phá một nhóm trộm cắp và bắt giữ 23 nghi phạm tới đồn cảnh sát Chenjiang để thẩm phấn. Tờ Nhật báo Đô thị Nam phương tại Quảng Châu cho biết các nghi phạm đã bị nhốt vào 2 căn phòng chật hẹp.
Một số các nghi phạm đã bị bắt mang “mặt nạ giấy” trong khi tay bị còng tại cửa phòng giam. Các bức ảnh được báo chí Trung Quốc đăng tải cho thấy miệng họ bị bịt băng dính, trong khi mặt và đầu bị trùm báo và bị quấn băng dính bên ngoài để gia cố. Các nghi phạm được đánh dấu bằng số ghi ở trên trán.
Một số nghi phạm bị quấn đầu và mặt bằng băng dính và báo.
Băng nhóm trên bị cáo buộc gây ra hàng trăm vụ trộm cắp. Họ bị bắt tại một phòng trọ ở Huệ Châu, cảnh sát thành phố cho biết.
Một cảnh sát giải thích rằng việc làm trên là nhằm tránh sự thông đồng trong lời khai của họ trước cuộc thẩm vấn.
Video đang HOT
Theo lời viên cảnh sát trên, nhóm trộm cắp tới từ một thị trấn hẻo lánh ở tỉnh Quý Châu, tây nam Trung Quốc. Các nghi phạm nói tiếng địa phương nên cảnh sát có thể gặp khó khăn trong việc hiểu lời khai của họ, gây ra khả năng các nghi phạm có thể thông đồng với nhau.
Tuy nhiên, một luật sư tại Công ty luật Shangdian cho rằng có các cách khác tốt hơn để tránh sự thông đồng, mặc dù luật pháp Trung Quốc không cấm dán băng dính vào miệng nghi phạm.
Hành động bịt miệng nghi phạm bằng băng dính đã gây ra một cuộc tranh cãi trên mạng xã hội tại Trung Quốc.
“Cảnh sát nên nhốt họ ở các phòng khác nhau và đối xử với họ bằng sự tôn trọng nhất định”, một cư dân mạng viết.
An Bình
Theo Nhật báo Thượng Hải
Theo Dantri
Bất ngờ với dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ tại Triều Tiên
Do bị luật pháp cấm, các bác sỹ phẫu thuật thẩm mỹ tại Triều Tiên thường thực hiện công việc ngay tại nhà bệnh nhân. Giá cho một lần phẫu thuật tạo mí mắt giả tại đây rẻ giật mình, chỉ 2-3 USD.
Một điểm chăm sóc sắc đẹp tại Triều Tiên
Đây là tiết lộ của Mina Yoon, một người Triều Tiên đã đào tẩu năm 2010 và hiện là cộng tác viên thường xuyên cho trang tin Nknews, chuyên theo dõi tình hình Triều Tiên có trụ sở tại Washington.
Trong bài viết được đăng tải hồi đầu tháng này, Yoon cho biết khi còn là học sinh, cô và các bạn từng bị "kiểm tra mắt" một cách ngẫu nhiên để tìm xem ai đã đi sửa mí mắt.
"Không hề có thông báo trước, các thanh tra - thường là những giáo viên chúng tôi chưa từng gặp, đột nhiên tiến vào lớp để tìm những học sinh mắt có hai mí. Việc kiểm tra này được ban giám hiệu nhà trường ra lệnh để tìm xem những học sinh nào đã phẫu thuật thẩm mĩ để có hai mí", Yoon chia sẻ.
Cô cho biết tại Triều Tiên, ngành công nghiệp làm đẹp không thể thực hiện những phẫu thuật như cắt bớt một phần xương hàm, một phẫu thuật vốn rất phổ biến ở Hàn Quốc. Tuy nhiên những phẫu thuật nhỏ như tạo mí mắt giả hay xăm trên lông mày và môi không khó để tìm.
Ngay từ đầu những năm 2000, việc xăm môi và lông mày đã trở nên rất phổ biến tại Triều Tiên. Tại trường của Yoon, lượng học sinh xin nghỉ học với lí do bị bệnh, nhưng thực chất là đi phẫu thuật thẩm mỹ nhiều đến mức cuối cùng nhà trường phải ra quy định nghiêm ngặt về việc cấm phẫu thuật thẩm mỹ.
"Tại Triều Tiên, những người có mắt hai mí nhân tạo rất dễ phát hiện bởi thường sau phẫu thuật, mắt họ to hơn bình thường rất nhiều và thường là, mí mắt của họ dày hơn rất nhiều mí mắt tự nhiên", Yoon cho biết.
Do hoạt động phẫu thuật thẩm Mỹ bị luật pháp nghiêm cấm, các bác sỹ thường đến tận nhà bệnh nhân và mang theo các thiết bị y tế để thực hiện phẫu thuật. Do vậy kết quả của các cuộc phẫu thuật thường không được đẹp, trông thiếu tự nhiên và có những tác dụng phụ hậu phẫu.
"Do đôi mắt hai mí tự nhiên của tôi trông quá giả tạo, tôi đã phải giải thích với các thanh tra tại trường của tôi rằng mắt tôi không hề có sẹo do phẫu thuật", Yoon nói tiếp. "Các bạn cùng lớp cũng phải xác nhận rằng mắt tôi hai mí tự nhiên.
Khi một ai đó bị phát hiện đi phẫu thuật thẩm mỹ, họ sẽ phải chịu hậu quả xấu, như phải nộp thư xin lỗi chính thức, hoặc phải lao động bắt buộc vài ngày. Đôi khi các học sinh đó còn được yêu cầu nộp vật liệu xây dựng cho trường, như xi măng hay sơn để phục vụ việc xây dựng".
Yoon cho biết việc phẫu thuật thẩm mỹ nhìn chung vẫn bị xem như biểu tượng của sự giàu có tại Triều Tiên. Nhưng những phẫu thuật tạo mí mắt giả lại rất rẻ, chỉ từ 2-3 USD, tương đương với 1 - 1,5 kg gạo.
"Với những cô gái sinh ra với mắt một mí, phẫu thuật tạo mí mắt đúng là một phép màu nhỏ, giúp họ thỏa ước nguyện trở nên xinh đẹp hơn. Một vài người bạn của tôi không đủ tiền để phẫu thuật đã cố tạo mắt hai mí bằng băng dính trắng được uốn thành hình mí mắt", Yoon cho biết thêm. "Nhưng do băng dính không thể dính lâu nên mí mắt sẽ rớt xuống và bay lật phật trước khi bạn tôi kịp tới trường".
Với con cái các gia đình giàu có, họ còn có thể được phẫu thuật mũi, một công việc phức tạp đòi hỏi chuyên môn cao hơn. Do đó không có nhiều bác sỹ tại Triều Tiên có thể thực hiện những phẫu thuật này. Giá của các ca phẫu thuật như vậy cũng rất đắt.
Theo Dantri
Giải cứu cô gái định nhảy lầu tự tử từ tầng 7 Một phụ nữ đang định nhảy xuống dưới tự tử từ tầng 7 của một tòa nhà chung cư ở Trung Quốc đã được giải cứu nhờ hành động kịp thời của một nhân viên cứu hỏa. Nhân viên cứu hỏa đang nỗ lực đưa cô gái vào bên trong phòng. Vụ việc xảy ra tại thành phố Tongren ở tỉnh Quý Châu,...