Trung Quốc trả lương hưu bằng ứng dụng nhận diện gương mặt, tránh việc người chết vẫn nhận tiền
Laolai.com là ứng dụng nhận diện gương mặt được Bộ Nguồn nhân lực và bảo hiểm xã hội Trung Quốc dùng để chi trả lương hưu, phòng chống lừa đảo.
Ứng dụng Laolai xác thực gương mặt để trả lương hưu cho người cao tuổi Trung Quốc.
Ứng dụng Laolai được thiết kế để khuyến khích người cao tuổi Trung Quốc chứng minh danh tính, hưởng bảo hiểm xã hội. Nó cung cấp nhiều dịch vụ từ chăm sóc sức khỏe, tài chính, livestream đến thương mại điện tử.
Việc định danh và xác thực công dân cho mục đích an sinh xã hội là thách thức không nhỏ đối với chính phủ Trung Quốc. Từng có trường hợp, một cán bộ khu tự trị Nội Mông đã ăn chặn 20 triệu nhân dân tệ (2,8 triệu USD) tiền lương hưu của hơn 80 người dù họ không còn sống.
Chính phủ muốn ngăn chặn các hành vi lừa đảo như vậy song quy trình xác minh truyền thống không hiệu quả và là gánh nặng đối với người được nhận lương hưu.
Dịch vụ của Laolai đang có mặt tại hơn 20 thành phố, thu hút hơn 15 triệu người đăng ký. Có khoảng 40.000 người dùng mới mỗi ngày, 3 triệu người dùng hàng tháng và chiếm 95% thị phần. Ứng dụng được Athena Eye, hãng công nghệ chuyên về thị lực máy tính và xác thực sinh trắc học, phát triển năm 2015. Năm 2019, công ty mở rộng các dịch vụ cung ứng cho người cao tuổi bằng chương trình giáo dục “Senior University”, tài chính, đầu tư, livestream.
Video đang HOT
Ngoài Laolai, một công ty khác đã phát triển hệ thống nhận diện vân tay để phòng chống lừa đảo nhưng không được ứng dụng rộng rãi do khó khăn trong xác thực dấu vân tay người già.
Gần đây, Qiu Jianhua, nhà sáng lập Laolai, nói về nhu cầu phải tích hợp dịch vụ truyền thống với các ngành truyền thống để tăng trưởng. Ban đầu, Laolai chỉ là một bộ phận của Athena Eye nhưng sau đó tự phát triển nhờ được chính phủ chọn là một trong các doanh nghiệp được quảng bá cho chương trình “Internet Plus”. Internet Plus đưa các dịch vụ truyền thống lên Internet.
Mục tiêu của Athena Eye là đưa Laolai thành cổng dịch vụ hàng đầu cho người cao tuổi. Hệ thống của họ được giới thiệu đến nhiều cộng đồng địa phương và tích hợp trong dịch vụ công, quản trị, bao gồm bảo hiểm xã hội, đăng ký hộ khẩu, chăm sóc y tế và phúc lợi.
Tại Changsha thuộc tỉnh Hunan (Hồ Nam), có hơn 200 đoàn thể đã dùng hệ thống của Laolai. Cán bộ dùng ứng dụng để truy cập nhanh thông tin quan trọng như số lượng người cao tuổi, số lượng người đã được xác minh. Họ còn dùng nó để thông tin về các sự kiện sắp diễn ra.
Theo chính sách quảng bá chăm sóc y tế tại nhà, các trung tâm dịch vụ phúc lợi cũng mọc lên khắp cả nước. Dù vậy, chưa có hệ thống nào giám sát các nhà cung cấp dịch vụ một cách hiệu quả, khiến chính phủ không có phương tiện để đánh giá chất lượng dịch vụ. Laolai giúp chính phủ theo dõi và giám sát họ.
“Senior University” và livestream là hai dịch vụ được ưu tiên trong năm nay. Chương trình đầu tiên cung cấp các khóa học trên mạng, người già có thể tận dụng chương trình này tại hơn 70.000 cơ sở giáo dục. Trong khi đó, tính năng livestream lại giúp người già giải trí.
Hiện tại, Laolai là ứng dụng có người dùng cao tuổi đứng thứ ba Trung Quốc, sau ứng dụng của Tencent và Toutiao của ByteDance. Các chuyên gia cho biết Laolai có thể vượt qua Toutiao để đứng thứ hai. Laolai có kế hoạch mở rộng và hợp tác chặt chẽ với các người chơi khác trong ngành để cung cấp nhiều dịch vụ hơn nữa cho người già.
Theo ITC News
Google cảnh báo người mua Mate 30 sẽ không dùng được dịch vụ của họ
Google vừa chính thức đưa ra thông báo sẽ không hỗ trợ các dịch vụ mở rộng của mình trên dòng sản phẩm Mate 30 series của Huawei. Đồng thời cảnh báo người dùng nên cân nhắc khi mua thiết bị này.
Google không cho cài dịch vụ của họ trên bộ đôi Huawei Mate 30 và Mate 30 Pro
Theo Forbes, hiện đã có nhiều bài viết chia sẻ việc dòng sản phẩm Mate 30 thiếu quyền truy cập vào YouTube, Gmail và Google Maps, cũng như thiếu Play Store dù Huawei không trực tiếp đề cập tới chúng trên sân khấu. Nhưng may mắn, một số người đã tìm ra cách cài đặt dịch vụ và ứng dụng Google vào các bản thiết bị thử nghiệm rò rỉ trước ngày ra mắt và họ cho rằng việc cài đặt chúng khá đơn giản.
Hiện tại, đại diện của Huawei đã xác nhận câu chuyện không đơn giản như vậy và sẽ không có cách nào để cài đặt ứng dụng cũng như dịch vụ của Google vào thiết bị, trừ khi Google và Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm. Đây được coi là một thông tin gây sốc cho những người nuôi hy vọng "lách luật" với loạt Mate 30 series của Huawei.
Tuy nhiên, thông tin mới nhất là Google xác nhận rằng họ sẽ không cấp phép cho Mate 30 dưới mọi hình thức vì phải tuân theo các điều khoản hạn chế trong danh sách cấm vận của Mỹ. Trước đó, ông Richard Yu, phụ trách mảng kinh doanh sản phẩm tiêu dùng của Huawei cho rằng bản chất của Android là nguồn mở nên họ sẽ hợp tác với các nhà phát triển bên thứ ba để giải quyết vấn đề, bởi bản thân Huawei không thể cung cấp dịch vụ của Google do lệnh cấm.
Trên sân khấu ra mắt, bài thuyết trình của Yu tập trung nhiều vào thông số kỹ thuật, hiệu suất, tốc độ 5G và tính năng camera mới cũng như màn hình tuyệt vời của Mate 30 Pro, đại diện Huawei đã lờ đi việc hệ điều hành EMUI10 trên Mate 30 series sẽ dựa trên AOSP thay vì chạy trên Android của Google. Thực tế phũ phàng, rốt cuộc Google vẫn phải tuân theo lệnh cấm và hy vọng cuối cùng của người dùng cũng gần như... đứt gánh.
Vì sao gần như không thể cài dịch vụ Google lên Mate 30 Series như các dòng nội địa trước đó?
Mate 30 sẽ không có giấy phép Android nên nó không được tích hợp Google Mobile Services (GMS) - một bộ khung (framework) cho phép cài đặt các ứng dụng chứng thực của Google. Điều này có nghĩa là người dùng sẽ không thể tải APK hoặc các dịch vụ sau khi mua hàng trên kho ứng dụng, thậm chí việc thiếu GSM và thiếu giấy phép Android còn có nghĩa là các dịch vụ cơ bản liên quan đến Play Store sẽ bị ẩn đi trên thiết bị. Kể cả khi tìm cách qua mặt để cài đặt, thì các ứng dụng của Google sau khi cài vẫn không thể hoạt động và cũng không thể truy cập các quyền hệ thống tối thiểu để chạy. Để thay thế framework, người dùng phải có quyền truy cập cao nhất (root) vào hệ thống nhưng mặc định nó sẽ bị khóa vì lý do bảo mật thiết bị và của chính người dùng.
Một phóng viên của TechTalk TV cho rằng gần như flagship mới của Huawei đã "chết" từ trứng nước khi không thể sideload (cài qua kênh thứ ba) ứng dụng Google vào máy.
Chính Yu cũng xác nhận, Huawei không thể sử dụng nhân GSM trên Mate 30 series vì lệnh cấm, nên buộc Huawei phải sử dụng HMS Core để chạy App Gallery trên Mate 30 Series. Theo các lập trình viên trên XDA Developers giải thích, một số nhà sản xuất thiết bị có thể cài sẵn các ứng dụng cần thiết, các phiên bản APK "tối thiểu" này về cơ bản không hoạt động được và chờ cập nhật mới có thể hoạt động, điều này diễn ra ở các phiên bản "nội địa" bán ra tại thị trường Trung Quốc, lúc đó người dùng chỉ cần tải APK của Google Play về cài đặt là xong.
Nhưng đó là khi mới chỉ bị phía chính phủ Trung Quốc chặn (dịch vụ của Google), còn khi sự ngăn cản này đến từ chính Google thì đó lại là câu chuyện khác. Bởi trước đó, Google không hề tìm cách chặn các điện thoại "nội địa" ở Trung Quốc cài Google Play và các ứng dụng của chúng, nhưng câu chuyện với Mate 30 Series lại khác, nói cách khác việc cài đặt dịch vụ của Google vào thiết bị (Mate 30 Series bản thương mại) sẽ không còn giống như cài ở máy nội địa như trước, nếu không muốn nói là bất khả thi.
Theo các nhà phát triển trên diễn đàn XDA Developers, có cách để cài và cấp quyền thủ công cho các ứng dụng của Google như Play Store, nhưng đòi hỏi phải root (bẻ khóa) thiết bị và đây không phải là một tùy chọn hào hứng với người dùng phổ thông. Ngay cả khi root, bạn cũng sẽ chịu nhiều rủi ro bảo mật do mất quyền bảo vệ cao nhất của thiết bị. Bên cạnh đó, việc khởi chạy các ứng dụng Google "lậu" như vậy có khả năng không suôn sẻ, dù Google có thể âm thầm hỗ trợ Huawei do mối quan hệ giữa họ vẫn còn khăng khít.
Theo Thanh Niên
Nữ Instagramer ghép mây giống nhau ở tất cả ảnh được mời hợp tác phát triển ứng dụng chỉnh sửa ảnh Khoảng nửa tháng trước, một nữ Instagramer mang tên Martina "Tupi" Saravia đã bị cư dân mạng chỉ trích vì ghép mây giống hệt nhau ở tất cả những bức hình của mình, mặc dù chúng được chụp ở các địa điểm khác nhau, ở các thời gian khác nhau. Tình thế được lật ngược? Theo như lời của Saravia, thì cô không...