Trung Quốc tố Mỹ gây khó dễ, trục xuất du học sinh không có lý do chính đáng
Bộ giáo dục Trung Quốc đã cảnh báo sinh viên nước này đến Mỹ du học về tình trạng “ quấy rối, thẩm vấn” và thậm chí trục xuất không có lý do chính đáng.
Sinh viên tại Đại học Boston, Massachusetts. Ảnh: Boston Herald
Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc), trong thông báo được đưa ra hôm 3/11, Bộ Giáo dục Trung Quốc cho biết Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ đã khởi động một chiến dịch vào tháng 8 nhằm tăng cường giám sát việc học tập của du học sinh Trung Quốc trong các lĩnh vực STEM – gồm khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học – ở quốc gia này.
Theo thông báo của Bộ Giáo dục Trung Quốc, nhiều sinh viên có thị thực học thuật F1 – loại thị thực cấp cho sinh viên quốc tế theo học các khoá đào tạo khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học ở Mỹ – đã bị quấy rối, thẩm vấn và trục xuất mà không có lý do hoặc cáo buộc chính đáng. Một số thiết bị điện tử của sinh viên bị trục xuất đã bị kiểm tra và tịch thu trước khi họ bị trục xuất khỏi Mỹ.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết giới chức thường xuyên nhận được báo cáo về các vụ quấy rối trong vài tháng qua, với gần 30 vụ việc kể từ tháng 8, nhiều trong số đó liên quan đến bạo lực.
“Chúng tôi một lần nữa nhắc nhở sinh viên đang học tập tại Mỹ chú ý an toàn và cảnh giác trước các mối đe dọa tiềm tàng ở quốc gia này, đồng thời tuân thủ quy định của các tổ chức liên quan và hồi đáp các yêu cầu trao đổi thông tin đúng hạn để ngăn nguy cơ bị gián đoạn học tập”, thông báo cho biết.
Bộ cũng khuyến khích sinh viên liên hệ với đại sứ quán hoặc lãnh sự quán của Trung Quốc tại Mỹ nếu họ cần giúp đỡ. Thông báo được đăng trên tài khoản WeChat của Trung tâm Dịch vụ Trao đổi Học thuật Trung Quốc thuộc Bộ Giáo dục nước này.
Động thái trên được đưa ra sau khi lãnh sự quán của Trung Quốc ở Los Angeles vào tháng trước phát thông báo nhiều sinh viên Trung Quốc đã bị các nhân viên biên phòng giữ tại sân bay quốc tế và tra hỏi hoạt động học tập cũng như lý do họ học tập ở Mỹ. Lãnh sự quán Trung Quốc cho biết họ đã kêu gọi Mỹ chấm dứt “những hạn chế và cản trở không chính đáng đối với sinh viên Trung Quốc”
Dưới thời Tổng thống Donald Trump, Mỹ đã đưa ra các hạn chế về thị thực đối với sinh viên Trung Quốc vì lý do an ninh. Hồi tháng 5, Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh cho biết họ đã nối lại việc xử lý đơn xin thị thực du học cho công dân Trung Quốc sau một năm gián đoạn. Tuy nhiên, những người có nguy cơ “an ninh cao” sẽ bị kiểm tra thêm.
Video đang HOT
Bất chấp mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington leo thang cẳng thẳng sau khi 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới mâu thuẫn trong các vấn đề thương mại, công nghệ, đại dịch COVID-19, Trung Quốc vẫn là quốc gia có số lượng sinh viên theo học ở Mỹ lớn nhất. Theo số liệu của Bộ Ngoại giao Mỹ, có trên 380.000 sinh viên Trung Quốc đến Mỹ du học vào năm ngoái, mang lại doanh thu đáng kể cho các trường đại học nước này, mặc dù đại dịch COVID-19 đã làm gián đoạn nghiêm trọng việc quay lại trường của nhiều học sinh.
Mỹ đã cấp 33.896 thị thực F1 cho công dân Trung Quốc vào tháng 6 năm nay, một bước nhảy vọt so với mức chỉ 8 thị thực vào cùng kỳ năm ngoái và tương đương mức ghi nhận hồi tháng 6/2019.
Khi Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman thăm Trung Quốc vào tháng 7 vừa qua, Bắc Kinh đã kêu gọi Washington dỡ bỏ các hạn chế về thị thực đối với sinh viên Trung Quốc và nối lại việc trao đổi sinh viên – một phần hành động mà nước này muốn thực hiện để xoa dịu căng thẳng giữa 2 quốc gia.
Mỹ nới lỏng quy định phòng dịch, du học sinh Trung Quốc hưởng lợi
Thị trường việc làm không mấy hứa hẹn ở quê nhà và sức hấp dẫn của nền giáo dục Mỹ khiến nhiều sinh viên Trung Quốc nhanh chóng trở lại xứ cờ hoa học tập khi dịch Covid-19 ổn định.
Cách đây 5 tuần, Daisy Liang (26 tuổi) bắt đầu đăng ký chương trình sau đại học tại các trường ở Mỹ.
Khi xứ cờ hoa nới lỏng những quy định cách ly đối với sinh viên Trung Quốc vào tháng trước, Liang, đang làm việc cho một công ty nước ngoài ở Bắc Kinh, quyết định đã đến lúc theo đuổi giấc mơ du học Mỹ, theo South China Morning Post.
"Đây là một phần trong kế hoạch nghề nghiệp của tôi: tốt nghiệp đại học, làm việc trong vài năm và sau đó đến Mỹ để lấy bằng thạc sĩ. Nhiều bạn bè của tôi cũng vậy, không dễ thay đổi điều đó".
Nới lỏng quy định
Tại Mỹ, sinh viên Trung Quốc chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số sinh viên ngoại quốc học tập tại quốc gia này, với 470.000 người vào năm 2019. Năm 2020, con số này đã giảm gần 92.000 do nhiều người trở về nước và các cơ quan đại diện của Mỹ tạm dừng các dịch vụ về thị thực vì đại dịch.
Vào tháng 5, Đại sứ quán và Lãnh sự quán Mỹ ở Trung Quốc bắt đầu tiếp nhận trở lại hồ sơ xin thị thực du học. Từ 1/8, sinh viên Trung Quốc không còn phải cách ly 2 tuần ở nơi thứ 3 trước khi vào Mỹ, chỉ cần xuất trình kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19 trong vòng 72 tiếng trước khi khởi hành, làm xét nghiệm lại 3-5 ngày sau khi đến nơi và tự cách ly tại nhà 7 ngày.
Ngoài ra, hầu hết trường đại học đều yêu cầu sinh viên phải được tiêm phòng đầy đủ.
Nhiều sinh viên Trung Quốc nhanh chóng đi xin thị thực du học ngay khi các quy định phòng dịch ở Mỹ được nới lỏng. Ảnh: AP.
Từ tháng 11, Mỹ cũng sẽ mở cửa trở lại cho khách du lịch đã tiêm phòng đầy đủ, theo đường hàng không đến từ 33 quốc gia bao gồm cả Trung Quốc, nới lỏng các hạn chế chống dịch đặt ra từ đầu năm ngoái.
Theo phát ngôn viên của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, những người đã tiêm vaccine được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cấp phép sử dụng khẩn cấp sẽ được coi là tiêm chủng đầy đủ. Hai loại vaccine của Trung Quốc nằm trong danh sách của WHO nhưng CDC Mỹ vẫn chưa ban hành hướng dẫn thực hiện chính sách mới này.
Các công dân nước ngoài phải xuất trình bằng chứng đã tiêm phòng trước khi đi du lịch và sẽ không bị yêu cầu cách ly khi đến nơi.
Du học để tăng cơ hội việc làm
Liang lo lắng về đại dịch Covid-19 khi biến thể Delta đang tiếp tục lan rộng. Cô cũng hơi buồn về nạn phân biệt chủng tộc khi căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng trên một số mặt trận. Tuy nhiên, cô không nhụt chí.
"Mọi thứ đều có rủi ro. Nếu không đi, những gì tôi mất sẽ rất lớn. Tầm nhìn quốc tế, tư duy phản biện, tự do bày tỏ quan điểm... ngoài những ưu điểm này, việc dễ dàng tìm kiếm học bổng cũng khiến Mỹ trở nên hấp dẫn hơn".
Ngoài ra, những lợi ích đem lại sau khi du học cũng không ít. Nhằm thu hút du học sinh về nước làm việc, niều nơi ở Trung Quốc đưa ra mức lương hấp dẫn, lợi ích về nhà ở và cả tài trợ nghiên cứu.
Amy Zhao, chuyên gia tư vấn cấp cao của một cơ quan giáo dục ở Bắc Kinh, cho biết trong năm nay, các đơn xin học tại Mỹ đã nhanh chóng khôi phục về mức trước đại dịch nhờ việc nới lỏng các biện pháp kiểm soát dịch ở đây.
"Chúng tôi chủ yếu xử lý đơn đăng ký vào các chuyên ngành văn học và kinh doanh. Nhu cầu cao tương đương thời kỳ trước khi dịch bùng phát. Mỹ có rất nhiều trường đại học nổi tiếng, có sức hấp dẫn lớn với sinh viên Trung Quốc", Zhao nói.
Nhiều sinh viên Trung Quốc cho rằng du học sẽ đem lại cơ hội việc làm tốt hơn khi trở về quê nhà. Ảnh: AFP.
Cô cũng cho biết nhiều sinh viên tốt nghiệp top đầu đang tìm cách học lên cao hơn vì triển vọng việc làm ở Trung Quốc không có nhiều hứa hẹn. Trong năm nay, có kỷ lục 9,09 triệu sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học, cao đẳng ở Trung Quốc.
Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, tỷ lệ thất nghiệp của những người 16-24 tuổi đã tăng lên 16,2% trong tháng 7, so với 15,4% trong tháng 6 - con số cao nhất kể từ khi quốc gia tỷ dân bắt đầu công bố dữ liệu thường xuyên về nhóm tuổi này vào tháng 2. Ở tháng tiếp theo, tỷ lệ đã cải thiện thành 15,3% song vẫn phản ánh bức tranh việc làm ảm đạm.
Tháng trước, sinh viên du học Mỹ xếp hàng dài tại quầy làm thủ tục ở Sân bay quốc tế Phố Đông Thượng Hải, tranh giành mua những chiếc vé máy bay đắt đỏ để bắt đầu học kỳ mùa thu, theo China Business News.
Miao Lu, tổng thư ký của Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa (CCG), một tổ chức tư vấn tại Bắc Kinh, cho biết các biện pháp nới lỏng và sự thuận tiện đi lại có thể khiến nhiều sinh viên Trung Quốc đổ về Mỹ trong thời gian ngắn.
"Tuy nhiên về lâu dài, khó có thể chứng kiến những con số kỷ lục khác bởi các hạn chế của Mỹ đối với một số chuyên ngành có thể làm giảm sự quan tâm của sinh viên. Nhiều người sẽ phải chọn học ở các nước khác".
Những lớp học với giáo viên Tây hết "đất sống" ở Trung Quốc? Trung Quốc đang áp dụng các chính sách khắt khe nhằm ngăn chặn "nạn xâm lăng văn hóa" thông qua việc dạy và học tiếng Anh dành cho trẻ em với giáo viên bản ngữ. Thời hoàng kim đã hết Cứ mỗi buổi sáng, cô Sam Josti, 44 tuổi, lại bắt đầu ngày mới bằng cách khởi động laptop ở nhà mình tại...