Trung Quốc tìm ra cấu trúc magma bí ẩn bên dưới Mặt Trăng
Mẫu vật thu được từ tàu Hằng Nga 6 (Chang’e-6) mang đến những hiểu biết quan trọng về hoạt động địa chất diễn ra bên trong Mặt Trăng.
Nhiệm vụ Hằng Nga 6 đánh dấu lần đầu tiên nhân loại thu thập thành công các mẫu vật ở phía xa (hay nửa tối) của Mặt Trăng (Ảnh: CNSA).
Trong một báo cáo mới đây trên Tạp chí Astrophysical Journal Letters, các nhà nghiên cứu tại Đại học Hong Kong (HKU) đã công bố nghiên cứu về hoạt động của magma tại bãi đáp tàu Hằng Nga 6 và khu vực xung quanh dựa trên dữ liệu cảm biến từ xa.
Họ phát hiện ra hoạt động magma đã thâm nhập và lan rộng trong lưu vực có tên gọi Cực Nam-Aitken (SPA), nằm tại nửa phía xa của Mặt Trăng.
Chúng xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, và chưa từng được quan sát trước đây. Tất cả những phát hiện này được thể hiện bằng dữ liệu từ cảm biến đo trọng lực và hấp thụ quang phổ trên tàu Hằng Nga 6.
Trước đó, tàu thám hiểm này nhiều khả năng cũng đã thu thập được đá plutonic trên Mặt Trăng. Đây vốn dĩ là loại đá magma đông đặc, xuất phát từ một khối nóng chảy ở độ sâu lớn, sau đó dâng lên bề mặt theo dòng phun của núi lửa.
Video đang HOT
Địa điểm hạ cánh của tàu Hằng Nga 6 nằm ở phía nam lưu vực Apollo, nơi vẫn có những hoạt động địa chất chưa được khám phá (Ảnh: CNSA).
Theo giới chuyên môn, nghiên cứu đã tiết lộ sự phân bố rộng rãi và bản chất bí ẩn của quá trình hình thành đá plutonic trên Mặt Trăng. Điều này sẽ tạo động lực cho các nhà khoa học để khám phá sâu hơn về nửa tối của Mặt Trăng.
Trước đó, mẫu vật do tàu Hằng Nga 5 mang về cũng phát hiện thấy các thủy tinh nhỏ nằm lẫn trong mẫu đất đá.
Điều này đã cung cấp bằng chứng không thể chối cãi về hoạt động núi lửa diễn ra trên Mặt Trăng.
Các nhà nghiên cứu cho biết nếu như hoạt động địa chất này vẫn còn xảy ra, các phi hành gia trong tương lai thậm chí có thể tận dụng để khai thác nguồn năng lượng từ chúng và phục vụ cho các hoạt động khám phá không gian.
Phát hiện đột phá: Các hạt thủy tinh trên bề mặt Mặt Trăng có thể chứa hàng tỷ tấn nước
Các nhà nghiên cứu cho biết các hạt thủy tinh nhỏ rải rác trên bề mặt Mặt Trăng có khả năng chứa hàng tỷ tấn nước, có thể khai thác và sử dụng trong các sứ mệnh tương lai.
Video tàu vũ trụ trong Sứ mệnh Hằng Nga-5, được phát sóng tại một sự kiện chương trình thám hiểm Mặt Trăng của Trung Quốc, tại Đài quan sát Thiên văn Quốc gia của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS), ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Theo trang The Guardian (Anh), phát hiện mới được coi là một trong những bước đột phá quan trọng nhất đối với các cơ quan vũ trụ đặt mục tiêu xây dựng căn cứ trên Mặt Trăng. Điều này có nghĩa bề mặt Mặt Trăng không chỉ chứa nước mà còn cả hydro và ôxy.
Ông Mahesh Anand, Giáo sư khoa học và khám phá hành tinh tại Đại học Mở cho biết: "Đây là một trong những khám phá thú vị nhất mà chúng tôi đã thực hiện. Với phát hiện này, tiềm năng khám phá Mặt Trăng bền vững cao hơn bao giờ hết."
Hơn nửa thế kỷ sau lần cuối cùng con người đặt chân lên Mặt Trăng, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) và các cơ quan vũ trụ khác đang chuẩn bị cho sứ mệnh đưa con người trở lại nơi này. Sứ mệnh Artemis của NASA đặt mục tiêu đưa người phụ nữ đầu tiên và người da màu đầu tiên lên Mặt Trăng. Trong khi đó, Cơ quan Vũ trụ châu Âu có kế hoạch xây dựng một ngôi làng trên Mặt Trăng. Cả hai đều hy vọng sẽ sử dụng các vật liệu trên Mặt Trăng để duy trì các căn cứ bên ngoài Trái Đất.
Ông Anand và một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã phân tích các hạt thủy tinh mịn từ các mẫu đất lấy trên Mặt Trăng do sứ mệnh Hằng Nga-5 của Trung Quốc đưa về Trái Đất vào tháng 12/2020. Các hạt này, có đường kính chưa đến 1 milimet, hình thành khi các thiên thạch đâm vào Mặt Trăng và tạo ra mưa giọt nóng chảy. Sau đó, các giọt này đông đặc lại và hòa lẫn vào bụi Mặt Trăng.
Các thử nghiệm trên các hạt thủy tinh cho thấy chúng chứa một lượng nước đáng kể, lên tới từ 300 triệu tấn đến 270 tỷ tấn trên toàn bộ bề mặt của Mặt Trăng.
"Phát hiện này mở ra những hướng đi mới mà nhiều người trong chúng ta nghĩ đến. Nếu chúng ta có thể chiết xuất nước và cô đặc nước với số lượng đáng kể, thì việc sử dụng nó như thế nào là tùy thuộc vào chúng ta", ông Anand nói.
Giả thuyết cho rằng Mặt Trăng có thể không hoàn toàn là một vùng đất hoang khô cằn đã xuất hiện từ các sứ mệnh trước đó. Vào những năm 1990, tàu quỹ đạo Clementine của NASA đã tìm thấy bằng chứng về nước đóng băng trong các miệng hố sâu, cạnh dốc gần các cực của Mặt Trăng. Vào năm 2009, tàu vũ trụ Chandrayaan-1 của Ấn Độ đã phát hiện ra một loại vật chất dường như là lớp nước mỏng trong bụi Mặt Trăng trên bề mặt.
Nghiên cứu mới nhất, được công bố trên tạp chí Nature Geoscience, chỉ ra các hạt thủy tinh mịn là nguồn gốc của nước bề mặt đó. Không giống như nước đóng băng trong các miệng núi lửa, con người hoặc robot làm việc trên Mặt Trăng có thể dễ dàng khai thác hơn rất nhiều.
"Có bằng chứng cho thấy khi nhiệt độ của vật liệu này vượt quá 100 độ C, nó sẽ bắt đầu tan chảy và có thể được khai thác," ông Anand nói.
Ông Ian Crawford, Giáo sư khoa học hành tinh và sinh vật học vũ trụ tại Birkbeck, Đại học London cho rằng phát hiện mới củng cố giả thuyết Mặt Trăng giàu nước hơn so với suy nghĩ trước đây.
"Hồ chứa nước Mặt Trăng có thể chứng minh nguồn tài nguyên hữu ích ở những khu vực cách xa các mỏ băng ở cực. Tuy nhiên, chúng ta không nên ước tính quá mức lượng nước hiện có, nhiều nhất là 130 ml/m3 đất Mặt Trăng", ông nói.
Phát hiện nước bên trong các hạt thủy tinh trên Mặt trăng Các nhà nghiên cứu cho biết các hạt thủy tinh nhỏ rải rác trên bề mặt Mặt trăng có khả năng chứa hàng tỉ tấn nước. Phát hiện này được cho là một trong những bước đột phá quan trọng nhất đối với các cơ quan vũ trụ đặt mục tiêu xây dựng căn cứ trên Mặt trăng, vì điều đó có nghĩa...