Phát hiện hố thiên thạch lớn nhất hệ Mặt Trời
Một vật thể lớn gấp 20 lần tiểu hành tinh từng khiến khủng long ở Trái Đất tuyệt chủng đã giáng xuống một thiên thể khác trong hệ Mặt Trời.
Một nghiên cứu dẫn đầu bởi TS Naoyuki Hirata từ Đại học Kobe ( Nhật Bản) đã xác định một hố thiên thạch từng có đường kính lên đến 1.400-1.600 km ở Ganymede, mặt trăng lớn nhất hệ Mặt Trời.
Ganymede là một trong các mặt trăng của Sao Mộc, được phát hiện bởi nhà bác học Galileo Galilei từ đầu thế kỷ XVII. Nó thậm chí còn lớn hơn Sao Thủy và mang nhiều đặc điểm thú vị.
Mặt Trăng Ganymede của Sao Mộc sở hữu hố va chạm lớn nhất hệ Mặt Trời – Ảnh: NASA
Nhóm nghiên cứu Nhật Bản đã phân tích chi tiết bề mặt Ganymede dựa vào dữ liệu của NASA và nhận thấy các bất thường trên một số cấu trúc giống như rãnh kiến tạo trên Trái Đất.
Các rãnh là đặc điểm bề mặt lâu đời nhất được nhận biết trên Ganymede, có thể cung cấp một cửa sổ vào lịch sử ban đầu của mặt trăng này.
Người ta cho rằng những rãnh này được tạo nên bởi các vụ va chạm cổ xưa, trong đó hệ thống rãnh lớn nhất – Galileo- Marius- có thể là tàn tích của một vụ va chạm khổng lồ cổ đại, kéo dài theo hướng đồng tâm từ một điểm duy nhất của Ganymede.
Video đang HOT
Thông tin vừa công bố trên tạp chí Scientific Reports đã xác nhận điều đó, thậm chí còn tìm ra đoạn lịch sử thú vị về vụ va chạm này.
Các mô hình cho thấy ở nơi mà các rãnh xuất phát từng tồn tại một hố thiên thạch đường kính lên tới 1.400-1.600 km.
Để có được một hố va chạm lớn đến thế, tiểu hành tinh tấ.n côn.g Ganymede phải có đường kính lên tới 300 km, tức lớn hơn 20 lần so với Chicxulub, là tiểu hành tinh đã gây ra sự tuyệt chủng của loài khủng long trên Trái Đất 66 triệu năm trước.
Vụ va chạm trên Ganymede cổ xưa hơn Chicxulub nhiều, lên tới 4 tỉ năm trước.
“Vụ va chạm lớn hẳn đã có tác động đáng kể đến quá trình tiến hóa ban đầu của Ganymede, nhưng những tác động về nhiệt và cấu trúc của vụ va chạm lên phần bên trong của Ganymede vẫn chưa được nghiên cứu” – TS Hirata diễn giải.
Vì vậy, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục đào sâu về sự kiện thảm khốc này, với hy vọng hiểu rõ hơn về nguồn gốc và sự tiến hóa của Ganymede, một trong các thế giới từng để lộ dấu vết – dù khá mong manh – về khả năng sở hữu một đại dương ngầm có sự sống.
Dấu hiệu mới về sinh vật ngoài hành tinh lộ ra gần Trái Đất
Bằng chứng về sự sống ngoài hành tinh trên "gã song sinh ác quỷ" của Trái Đất vừa được củng cố bởi một phát hiện mới.
Vài năm trước, phát hiện bất ngờ về phosphine - một loại khí liên quan mật thiết đến sự sống ở Trái Đất - trong biển mây của Sao Kim từng gây tranh cãi.
Một trong những lý do chính là dấu hiệu của phosphine rất mờ nhạt, thậm chí một số quan sát sau đó lại không thấy nó.
Nhưng giờ đây một nhóm khoa học gia không chỉ chứng minh sự tồn tại của phosphine nơi Sao Kim rõ ràng hơn bao giờ hết, mà còn tìm ra một "dấu hiệu sinh học" tiềm năng khác.
Sao Kim sở hữu biển mây đầy axit bao bọc một bề mặt cằn cỗi. Tuy vậy, nó đã bắt đầu "cuộc đời" như một người anh em song sinh của Trái Đất - Ảnh: NASA
Theo TS Dave Clements từ Imperial College London (Anh) - thành viên nhóm nghiên cứu, lần này họ đã sử dụng sức mạnh quan sát của kính viễn vọng James Clerk Maxwell đặt tại Hawaii - Mỹ.
Điều này đã giúp họ thu được lượng dữ liệu gấp 140 lần so với các nghiên cứu trước đó. Một lần nữa họ tìm thấy dấu hiệu của phosphine, nhưng rõ ràng hơn trước rất nhiều, theo đài CNN.
Không những thế, dấu hiệu của amoniac cũng lộ diện.
Sự hiện diện của phosphine và amoniac trong khí quyển của các hành tinh khí khổng lồ như Sao Thổ, Sao Mộc... không phải lạ. Bởi hành tinh khí có bầu khí quyển giàu hydro, các hợp chất chứa gốc hydro tất nhiên phổ biến.
Nhưng với các hành tinh đá như Trái Đất, Sao Kim hay Sao Hỏa, oxy đủ nhiều để "bắt lấy" gốc hydro.
Vì vậy, sự tồn tại của phosphine (PH 3) hay amoniac (NH 3) nơi các hành tinh đá chính là các dấu hiệu sinh học tiềm năng. Các loại khí này có thể được thải ra bởi sinh vật hoặc là kết quả của quá trình phâ.n hủ.y động thực vật.
GS Jane Greaves từ Đại học Cardiff (Anh), đồng tác giả, cho biết họ sẽ dùng chính phát hiện về amoniac làm cơ sở cho một bài báo khoa học riêng, sử dụng thêm dữ liệu từ Kính viễn vọng Green Bank ở Tây Virginia.
Các phát hiện trên một lần nữa ủng hộ giả thuyết rằng Sao Kim thực sự là một hành tinh mà sự sống có cơ hội tồn tại cao.
Từ lâu, hành tinh này được cho là một người anh em song sinh của Trái Đất, nhưng là một "gã song sinh ác quỷ" bởi quá trình tiến hóa hành tinh không may mắn đã khiến nó chìm vào hiệu ứng nhà kính khắc nghiệt, nhiệt độ trở nên rất nóng, quay rất chậm và bầu khí quyển đầy axit sunfuric.
Tuy vậy, một thực tế không thể chối cãi đó là Sao Kim vẫn là một hành tinh nằm trong vùng sự sống Goldilocks của hệ Mặt Trời.
Đó cũng là một trong những thế giới thuận lợi nhất để nghiên cứu, bởi Sao Kim là hành tinh gần Trái Đất nhất.
Sốc với khung cảnh giống Hawaii ở thế giới ngoài hành tinh Tàu vũ trụ Juno của NASA đã tìm thấy các cấu trúc gây kinh ngạc trên "địa ngục ngoài hành tinh" Io. Bột phân tích mới về dữ liệu từ thiết bị lập bản đồ cực quang hồng ngoại Jovian (JIRAM) trên tàu vũ trụ Juno của NASA đã tiết lộ những "vòng nhiệt" bí ẩn phủ khắp mặt trăng Io của Sao...