Trung Quốc tìm được ngôi mộ 2.200 năm tuổi được bảo tồn nguyên vẹn
Ngôi mộ được xác định có niên đại từ năm 193 trước Công nguyên, trở thành nơi chôn cất thời Tây Hán lâu đời nhất được phát hiện ở Trung Quốc cho đến hiện tại.
Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra một khu mộ cổ được bảo tồn tốt ở phía Tây Nam Trung Quốc từ đầu triều đại Tây Hán. Ảnh: Tân Hoa Xã
SCMP đưa tin, các nhà khảo cổ ở Trung Quốc gần đây đã phát hiện ra một khu chôn cất được bảo tồn rất tốt ở phía Tây Nam nước này. Khu mộ được xây từ đầu triều đại Tây Hán (202 trước Công nguyên – 25 sau Công nguyên). Nhóm nghiên cứu thậm chí đã tìm được đủ bằng chứng để xác định ngôi mộ đã được niêm phong vào năm 193 trước Công nguyên.
Địa điểm này được phát hiện trong quá trình xây dựng một dự án thủy điện ở thành phố Trùng Khánh, phía Tây Nam Trung Quốc.
Theo Tân Hoa Xã, điều được đánh giá cao ở địa điểm này chủ yếu là dù nằm dưới nước nhưng hầm mộ không bị dột thủng, có nghĩa là quan tài bằng gỗ và các đồ vật mai táng vẫn không bị xáo trộn trong nhiều thiên niên kỷ, không bị ai phát hiện ra hay xuống cấp.
Ảnh chụp từ trên không của địa điểm khảo cổ có niên đại 2.200 năm tuổi. Ảnh: Tân Hoa Xã
Video đang HOT
Quan tài bằng gỗ vẫn được bảo quản rất tốt và các nhà khoa học đã tìm thấy 600 hiện vật trong lần khai quật đầu tiên, bao gồm nhiều đồ vật khác nhau được làm từ sơn mài, gỗ, tre, đồng và đồ gốm.
Huang Wei – người đứng đầu dự án khai quật – cho biết: “Điều thú vị về phát hiện này không chỉ là số lượng lớn đồ tạo tác được khai quật mà còn là danh sách các đồ vật được chôn cất trong đó, cùng hồ sơ vị trí chôn cất chính xác, cung cấp thông tin rõ ràng về niên đại của ngôi mộ là năm 193 trước Công nguyên. Một mảnh ngọc bích được khai quật cho thấy chủ nhân ngôi mộ từng là người có địa vị cao”.
Dựa theo niên đại này, ngôi mộ trở thành nơi chôn cất thời Tây Hán lâu đời nhất được phát hiện ở Trung Quốc cho đến hiện tại.
Một khám phá quan trọng là việc tìm thấy lịch Can chi (hệ thống lịch để xác định giờ, ngày, tháng năm của người Trung Quốc cổ đại) trong khu mộ. Lịch Can chi thường được khắc lên gỗ trước khi phát minh ra giấy.
Huang Wei nói với China News Network: “Bộ thẻ gỗ này được bảo quản tốt, có đục lỗ hình tròn ở hai bên. Chúng tôi tin rằng có thể chúng đã được nối lại với nhau bằng những sợi dây, nhưng vì đây là lần đầu tiên những vật thể này được phát hiện nên chúng tôi vẫn cần xác minh mục đích sử dụng và chôn cất”.
Ngoài ra, ngôi mộ còn chứa một trong những bộ sưu tập đồ gốm lớn, các hiện vật làm từ tre, sơn mài và gỗ ở vùng thượng lưu sông Dương Tử. Các nhà khoa học sẽ sử dụng các hiện vật này để tìm hiểu về nghi lễ chôn cất trong thời Tây Hán và để phân tích so sánh với các hiện vật nổi tiếng hơn trong thời kỳ này.
Lăng mộ Tây Hán là địa điểm quan trọng nhất trong loạt các ngôi mộ được phát hiện trong khu vực từ thời nhà Hán (202 trước Công nguyên – 220 sau Công nguyên) đến thời kỳ Lục triều (222 – 589).
Ông Huang cho biết nhóm khảo cổ dự định khai quật những ngôi mộ khác và cố gắng xác định chủ nhân của ngôi mộ Tây Hán. Còn địa điểm này về sau sẽ trở thành dự án thủy điện bậc thang dọc theo sông Ô Giang ở thành phố Trùng Khánh.
Trung Quốc áp dụng biện pháp mới để siết chặt an ninh kỳ thi đại học
Nhiều tỉnh thành tại Trung Quốc đã nâng cấp kiểm tra an ninh chống gian lận cho kỳ thi đại học (gaokao) diễn ra từ 7-8/6, trong đó có việc lần đầu tiên lắp đặt hệ thống nhận diện khuôn mặt, yêu cầu thí sinh không đeo đồ trang sức kim loại vào phòng thi...
Các thí sinh tham gia kỳ thi đại học (gaokao) năm 2020 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: AP
Tờ Global Times (Trung Quốc) đưa tin nhằm loại bỏ những hành vi sai phạm có thể xảy ra trong kỳ thi đại học, Bộ Công An nước này trong những ngày gần đã phát động chiến dịch đưa ra ánh sáng những vụ việc liên quan đến gian lận thi cử có tổ chức và thiết bị chụp hình bí mật hỗ trợ gian lận. Chiến dịch được phát động vài ngày trước kỳ thi gaokao năm nay.
Một số tỉnh, bao gồm Quảng Đông và Vân Nam đã cài đặt kiểm tra an ninh thông minh lần đầu tiên trong năm nay, để phát hiện điện thoại di động, tai nghe, đồng hồ điện tử hoặc các thiết bị hỗ trợ khác có thể giúp gian lận. Thành phố Bijie ở tỉnh Quý Châu, Tây Nam Trung Quốc thậm chí còn yêu cầu thí sinh phải trải qua ba bước kiểm tra an ninh trước khi vào địa điểm thi.
Một giáo viên họ Chen tại Trùng Khánh, Vân Nam chia sẻ với Global Times rằng năm nay là năm đầu tiên thành phố lắp đặt hệ thống kiểm tra an ninh thông minh. Ông Chen cho biết, ngoài khả năng phát hiện thiết bị gian lận, hệ thống này còn tích hợp công nghệ nhận diện khuôn mặt để tránh người thi hộ. Bên cạnh đó, các hãng viễn thông cũng sẽ giảm công suất truyền tín hiệu gần địa điểm thi.
Thành phố Quảng Châu tại tỉnh Quảng Đông cũng cảnh báo các thí sinh không được mặc quần áo có thành phần kim loại hoặc đồ trang trí bằng kim loại, điều này sẽ gây ra báo động giả trong quá trình kiểm tra an ninh và có thể dẫn đến thời gian sàng lọc lâu hơn. Bộ Giáo dục Trung Quốc vào hôm 4/6 cảnh báo thí sinh tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học năm nay phải hành động một cách chính trực, tránh gian lận.
Một thí sinh đã bị kết án 3 năm tù với 5 năm quản chế và bị phạt 6.000 nhân dân tệ (845 USD) vào năm 2020 vì thông đồng với người thi hộ. Thí sinh này đã gửi hình ảnh của bài kiểm tra cho người thi hộ sau đó nhận câu trả lời. Cả thí sinh và người thi hộ đều bị bắt.
Kỳ thi gaokao năm nay tại Trung Quốc đạt kỷ lục 12,91 triệu thí sinh đăng ký, tăng 980.000 thí sinh so với năm 2022.
Một số thành phố bỏ quy định đeo khẩu trang, kiểm tra thân nhiệt đối với thí sinh nhưng vẫn nhắc nhở thí sinh theo dõi sức khỏe. Tứ Xuyên và Hồ Nam đã ban hành hướng dẫn cho biết thí sinh sẽ được làm bài kiểm tra tại địa điểm dự phòng nếu họ mắc COVID-19 trong thời gian diễn ra thi cử.
Ít nhất 3 người bị thương do động đất tại Vân Nam, Trung Quốc Theo thông tin mới nhất, một trận động đất có độ lớn 5,2 đã xảy ra rạng sáng 3/5 tại thành phố Bảo Sơn, tỉnh Vân Nam, Tây Nam Trung Quốc, khiến ít nhất 3 người bị thương. Trung tâm Mạng lưới Động đất Trung Quốc (CENC) cho biết chấn tiêu của trận động đất có độ sâu 10 km. Truyền thông địa...