Trung Quốc tiết lộ kế hoạch tham vọng phát triển nền kinh tế kỹ thuật số
Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 về “nền kinh tế kỹ thuật số” của Trung Quốc có phạm vi rộng lớn, bao gồm từ truyền thông đến thương mại điện tử.
Theo South China Morning Post, chính phủ Bắc Kinh đã công bố một kế hoạch lớn nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh toàn cầu trong nền kinh tế kỹ thuật số trước năm 2025, khi Mỹ được cho là đang tiến tới với dự luật ủy quyền tài trợ hàng tỉ USD để tăng cường năng lực trong bối cảnh chiến tranh công nghệ Mỹ – Trung.
Theo kế hoạch mới, Trung Quốc phải nắm bắt các cơ hội mà nền kinh tế kỹ thuật số mang lại
Kế hoạch về nền kinh tế kỹ thuật số sẽ là “lực lượng chủ chốt trong việc tổ chức lại các nguồn lực toàn cầu, định hình lại cấu trúc kinh tế toàn cầu và thay đổi bối cảnh cạnh tranh toàn cầu”, theo nội dung của tài liệu mới được công bố hôm 12.1. Tài liệu bao gồm 11 chương tập trung vào các lĩnh vực khác nhau và không đề cập đến bất kỳ quốc gia cụ thể nào, nhưng lưu ý rằng “tất cả các nước lớn đang tiến hành hoạch định chiến lược và đưa ra sáng kiến để tạo ra lợi thế cạnh tranh mới sẽ định hình lại cục diện quốc tế trong thời đại kỹ thuật số”.
Video đang HOT
Theo kế hoạch, Trung Quốc phải nắm bắt các cơ hội mà nền kinh tế kỹ thuật số mang lại. Trong giai đoạn 5 năm từ 2021 đến 2025, Trung Quốc sẽ cải thiện quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của chuỗi cung ứng, thu hẹp khoảng cách về dữ liệu giữa các ngành và nhóm xã hội khác nhau, sử dụng tốt hơn nguồn dữ liệu và cải thiện quản trị của nền kinh tế kỹ thuật số.
Kế hoạch mới tán thành mục tiêu đưa sản lượng của các ngành công nghiệp cốt lõi trong nền kinh tế kỹ thuật số của Trung Quốc lên 10% GDP của cả nước vào năm 2025, tăng so với mức 7,8% vào năm 2020. Các mục tiêu khác được đặt ra bao gồm tăng gấp 10 lần số hộ gia đình Trung Quốc kết nối với băng thông rộng với tốc độ ít nhất 1 gigabyte/giây, đạt 60 triệu hộ gia đình vào năm 2025, tăng từ 6,4 triệu trong năm 2020. Ngoài ra, 45% doanh nghiệp công nghiệp Trung Quốc sẽ được kết nối với “nền tảng internet công nghiệp” vào năm 2025, tăng từ 14,7% trong năm ngoái. 800 triệu cư dân sẽ đăng ký dịch vụ trực tuyến của chính phủ với danh tính thực của họ, gấp đôi so với mức 400 triệu trong năm 2020.
Trung Quốc đặt mục tiêu tăng cường khả năng nghiên cứu cơ bản trong “các lĩnh vực chiến lược” như cảm biến, thông tin lượng tử, truyền thông, mạch tích hợp, phần mềm quan trọng, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo (AI), blockchain và vật liệu mới. Nước này cũng tìm cách cải thiện khả năng tự cung tự cấp về “phần cứng và phần mềm cơ bản, linh kiện điện tử cốt lõi, vật liệu cơ bản quan trọng và thiết bị sản xuất” để tăng cường an ninh chuỗi cung ứng trong các ngành công nghiệp chủ chốt như “5G, mạch tích hợp, phương tiện năng lượng mới, AI và internet công nghiệp”.
Trong khi nhiều mục tiêu cụ thể trong kế hoạch 5 năm lần thứ 14 đã được đưa vào các tài liệu của chính phủ Trung Quốc trước đó, nhưng kế hoạch kinh tế kỹ thuật số lần này thể hiện tầm nhìn chiến lược của Bắc Kinh về một khu vực kinh tế kỹ thuật số lớn hơn, mạnh mẽ hơn. Ví dụ, Trung Quốc có mục tiêu tăng quy mô ngành dịch vụ phần mềm và công nghệ thông tin từ 8.200 tỉ nhân dân tệ (khoảng 1,3 tỉ USD) hiện tại lên 14.000 tỉ nhân dân tệ vào năm 2025, thúc đẩy thương mại kỹ thuật số từ 37.200 tỉ nhân dân tệ lên 46.000 tỉ nhân dân tệ so với cùng kỳ.
Tham vọng của Bắc Kinh đối với nền kinh tế kỹ thuật số và các công nghệ cốt lõi đã làm dấy lên lo ngại rằng Mỹ có thể mất vị trí dẫn đầu công nghệ vào tay Trung Quốc. Theo báo cáo do Trung tâm Khoa học và Các vấn đề Quốc tế Belfer tại Trường Harvard Kennedy công bố hồi tháng trước, trong vòng một thập niên tới, Trung Quốc có khả năng sẽ đuổi kịp Mỹ về công nghệ nền tảng của AI, 5G, khoa học thông tin lượng tử, chất bán dẫn, công nghệ sinh học và năng lượng xanh.
Theo Bloomberg đưa tin hôm 13.1, Hạ viện Mỹ đang chuẩn bị đưa ra dự luật về khả năng cạnh tranh của Trung Quốc. Tuy nhiên, thời gian bỏ phiếu tại Hạ viện hiện chưa rõ ràng sau khi Thượng viện thông qua dự luật hồi tháng 6.2021. Đạo luật Cạnh tranh và Đổi mới của Mỹ đã khiến Bắc Kinh tức giận, vì nó bao gồm nhiều điều khoản nhắm vào công nghệ và doanh nghiệp Trung Quốc.
Theo Xếp hạng Năng lực Cạnh tranh Kỹ thuật số của IMD năm 2021, Mỹ là quốc gia cạnh tranh kỹ thuật số mạnh nhất thế giới kể từ năm 2018. Bảng xếp hạng này đo lường cách thức 64 nền kinh tế áp dụng công nghệ kỹ thuật số để chuyển đổi kinh tế và xã hội. Trong cùng kỳ, Trung Quốc đã tăng 15 bậc lên vị trí thứ 15.
Hãng truyền thông nhà nước lớn nhất Trung Quốc bất ngờ tham gia NFT
Hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa xã của Trung Quốc sẽ phát hành hàng nghìn bức ảnh tin tức dưới dạng "bộ sưu tập kỹ thuật số".
Theo South China Morning Post, Tân Hoa xã, một trong hai cơ quan ngôn luận nhà nước lớn nhất Trung Quốc, sẽ sớm phát hành "bộ sưu tập tin tức kỹ thuật số" đầu tiên, được hỗ trợ bởi các mã thông báo không thể thay thế (NFT). Điều này cho thấy mối quan tâm ở đại lục đối với tài sản ảo tiếp tục tăng lên, bất chấp việc chính bản thân các kênh truyền thông nhà nước trước đó thường đưa ra cảnh báo về nguy cơ gian lận và khả năng đầu cơ có thể gây hại cho người dùng.
Tân Hoa xã dự kiến sẽ phát hành miễn phí tổng cộng 110.001 bản sao của các bức ảnh tin tức được chọn lọc vào đêm Giáng sinh
Tân Hoa xã dự kiến sẽ phát hành miễn phí tổng cộng 110.001 bản sao của các bức ảnh tin tức được chọn lọc vào đêm Giáng sinh 24.12. Gói NFT đó bao gồm 11 bộ sưu tập, mỗi bộ 10.000 bản và một bản sao của phiên bản đặc biệt, tất cả sẽ có trên ứng dụng di động của Tân Hoa xã lúc 20 giờ tối theo giờ địa phương. Các bộ sưu tập "ghi lại nhiều khoảnh khắc lịch sử quý giá trong năm 2021. Nó cũng là một bộ nhớ kỹ thuật số được ghi lại trong thế giới siêu vũ trụ ảo metaverse", trích tuyên bố của Tân Hoa xã.
NFT thường đề cập đến các đơn vị dữ liệu được lưu trữ trên blockchain, đảm bảo mỗi tài sản kỹ thuật số là duy nhất, bất biến và an toàn. Bởi vì được xác thực thông qua blockchain phi tập trung, NFT có thể được sở hữu giống như các vật phẩm vật lý, giúp cho các vật phẩm kỹ thuật số này có giá trị để giao dịch dưới dạng đồ sưu tầm hoặc kỷ vật. Được biết, gã khổng lồ internet Tencent Holdings là công ty hỗ trợ công nghệ blockchain đằng sau sự đột phá bất ngờ của Tân Hoa xã vào thế giới NFT.
Chính phủ Trung Quốc đã thẳng tay kiểm soát khai thác và giao dịch tiền điện tử trong nước như Bitcoin, nhưng lại cho phép NFT và metaverse hoạt động trong một khu vực xám, mặc dù không ít lần lên tiếng cảnh báo trên các phương tiện truyền thông nhà nước. Việc Tân Hoa xã chuyển sang ủng hộ NFT diễn ra khi hơn 50 khu vực pháp lý trên khắp đại lục có kế hoạch, hoặc đã thiết lập khuôn khổ quy định cho các tài sản ảo này.
Tân Hoa xã đã làm theo ví dụ trước đó của Tencent và Ant Group, chi nhánh công nghệ tài chính của Alibaba Group Holding, bằng cách xây dựng thương hiệu các dịch vụ được hỗ trợ bởi NFT dưới dạng bộ sưu tập kỹ thuật số, trong bối cảnh khó khăn về tiềm năng đưa ra quy định kiểm soát.
Đầu tháng này, một quan chức ngân hàng trung ương Trung Quốc đã cảnh báo về mối quan tâm ngày càng tăng nhanh ở đại lục đối với NFT và các hoạt động liên quan đến metaverse, nói rằng những thứ đó có thể "dễ dàng trở thành công cụ rửa tiền".
SenseTime khởi động lại đợt IPO ở Hồng Kông sau lệnh cấm của Mỹ Công ty trí tuệ nhân tạo (AI) lớn nhất Trung Quốc đã khởi động lại đợt IPO trị giá 767 triệu USD ở Hồng Kông vào ngày 20.12, một tuần sau khi hoãn niêm yết vì bị Mỹ đưa vào danh sách đen đầu tư. Theo Nikkei, SenseTime Group vẫn giữ mục tiêu bán 1,5 tỉ cổ phiếu, với giá từ 3,85 đến...