Trung Quốc tiếp tục thử nghiệm tàu sân bay Liêu Ninh
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc – Liêu Ninh hôm qua (2/3) đã rời căn cứ ở Thanh Đảo nằm ở tỉnh Sơn Đông, miền đông Trung Quốc để thực hiện nhiệm vụ huấn luyện và thử nghiệm. Đây là chuyến hành trình đầu tiên thuộc kiểu này trong năm 2014 của tàu Liêu Ninh, và là một phần trong lịch trình huấn luyện và thử nghiệm hàng năm của con tàu này.
Đó là thông báo vừa được một nguồn tin trong lực lượng Hải quân của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa đưa ra.
Tàu sân bay Liêu Ninh
Tàu sân bay này cùng thủy đoàn của nó đã thực hiện hàng loạt cuộc thử nghiệm và huấn luyện, trong đó có các cuộc cất cánh và hạ cánh của nhiều loại chiến đấu cơ khác nhau trên boong tàu.
Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh được Trung Quốc tu sửa từ tàu sân bay Varyag mua lại của Ukraine vào cuối những năm 1990. Tàu được bàn giao cho Hải quân nước này từ ngày 25/9/2012. Tàu sân bay Liêu Ninh được chính thức biên chế cho Hải quân Trung Quốc năm 2013 và đã tiến hành các thử nghiệm liên quan đến chiến đấu cơ J-15 – phiên bản copy từ máy bay Su-33 của Nga. Đây là tàu sân bay đầu tiên và duy nhất của Trung Quốc cho tới thời điểm này.
Trước đó, hôm 1/1/2014, tàu sân bay Liêu Ninh đã kết thúc 37 ngày huấn luyện chiến đấu trên Biển Đông và trở về cảng nhà ở Thanh Đảo.
Được biết, trong 37 ngày đó, con tàu này đã thực hiện hơn 100 cuộc diễn tập và khoa mục huấn luyện nhằm kiểm tra khả năng chịu sóng biển, tốc độ di chuyển ở vùng nước sâu, khả năng định hướng cũng như độ tin cậy của các loại vũ khí và trang bị. Tàu Liêu Ninh rời cảng Thanh Đảo từ hôm 26/11 và sau đó lên đường tiến xuống Biển Đông. Đây là chuyến hành trình dài ngày đầu tiên của tàu Liêu Ninh kể từ khi nó được biên chế vào hải quân Trung Quốc từ hồi năm ngoái.
Tuy nhiên, trong giai đoan đâu chay thư nghiêm, tau Liêu Ninh cua Trung Quôc suyt xay ra sư cô va cham vơi tau hai quân My, gây ra căng thăng giưa hai nươc. Bao chi Trung Quôc cho răng tau My đa tiên qua gân tau Liêu Ninh. Đây đươc xem la lân đôi đâu trên biên nghiêm trong nhât giưa hai nươc trong nhiêu năm qua. Ham đôi Thai Binh Dương cua My khăng đinh, tau USS Cowpens cua nươc nay đa tranh đươc vụ va cham vơi Liêu Ninh hôm 5/12.
Bô Quôc phong Trung Quôc xac nhân sư viêc nhưng không cung câp thêm chi tiêt, đông thơi noi răng tau sân bay Liêu Ninh thưc hiên cac hoat đông tuân tra binh thương. Khi giap măt vơi tau My, Trung Quôc đa xư ly tinh huông theo cac thông lê đung quy đinh.
Video đang HOT
Đai khanh – (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Cụm tàu sân bay Liêu Ninh nguy hiểm trên Biển Đông
Trước năm mới, tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Trung Quốc Liêu Ninh quay trở về căn cứ Thanh Đảo sau 37 ngày hoạt động trên Biển Đông. Trong thời gian hoạt động trên biển, tàu Liêu Ninh đã tiến hành hàng loạt những bài tập kiểm trả các tính năng kỹ chiến thuật của tàu.
Các nhiệm vụ bao gồm: Hiệp đồng tác chiến cùng với các máy bay chiến đấu, các chiến hạm nổi và các tàu ngầm, thực hiện duy trì trao đổi thông tin, cơ động trên biển trong tình huống hải hành và báo động chiến đấu. Trong quá trình thử nghiệm, tàu Liêu Ninh đã tiến hành hàng trăm nhiệm vụ huấn luyện với các cấp độ phức tạp khác nhau.
Tàu sân bay Liêu Ninh khởi hành thực hiện các nhiệm vụ huấn luyện trên Biển Đông vào ngày 26/11/2013, đây cũng là chuyến hải hành dài ngày đầu tiên của chiếc tàu sân bay này. Ngày 5/12/2013 đã xảy ra đụng độ giữa tàu Liêu Ninh và tàu tuần dương tên lửa Mỹ Cowpens.
Là tàu sân bay Varyag mua lại của Ukraine với giá sắt vụn, Trung Quốc đã nỗ lực phát triển nguyên mẫu trở thành một tàu sân bay chiến đấu được trang bị các máy bay Hải quân trên boong tàu J-15, làm cơ sở cho sự phát triển các tàu sân bay hạng nặng sau này.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc
Từ những thành công của Liêu Ninh, Trung Quốc tiếp tục kế hoạch phát triển các tàu sân bay do chính công nghiệp đóng tàu trong nước tiến hành thiết kế và chế tạo. Tàu sân bay các thế hệ sau của Trung Quốc phải có không dưới 2 trung đoàn không quân, bao gồm các máy bay tiêm kích, trinh sát, chống ngầm, tác chiến điện tử và trực thăng chiến đấu các loại, tàu cũng phải có lượng giãn nước và công suất lớn hơn nhiều lần so với tàu khu trục đổ bộ của Nhật Bản.
Các tàu sân bay sẽ được đóng tại Thượng Hải trong tập đoàn đóng tàu lớn nhất Trung Quốc. Giá thành của mỗi tàu sân bay sẽ khoảng 16 tỷ đô la Mỹ. Các tàu phải có lượng giãn nước từ 50 - 80 tấn. Có thể được lắp động lực trạm nguồn lò phản ứng hạt nhân. Kinh nghiệm có được từ Liêu Ninh sẽ được áp dụng cho các tàu sân bay mới.
Ví dụ như những thiết kế trên Liêu Ninh sẽ được hiện đại hóa trên tàu sân bay mới, thiết kế cuối cùng sẽ tương tự như tàu sân bay của Liên xô cũ Ulyanovsk. Trên tàu sẽ được lắp đặt các tổ hợp pháo hạm, tên lửa, hệ thống điều khiển hỏa lực tự động hóa, hệ thống tác chiến điện tử. Tàu sẽ được biên chế máy bay tiêm kích J-15, máy bay huấn luyện JL-9, các máy bay trực thăng chiến đấu.
Nếu quá trình thiết kế đã hoàn thiện từ năm 2013 thì khả năng hoàn thành được tàu sân bay có thể sẽ là 2017 - 2018. Trong giai đoạn đó, Liêu Ninh sẽ hoạt động trên vùng nước châu Á và Ấn Độ Dương, thực hiện hai nhiệm vụ song song: sự hiện diện của một cụm tàu sân bay tấn công chủ lực (CBG) trên Biển Đông và huấn luyện các thế hệ đầu tiên các phi công hải quân và sĩ quan hải quân, chỉ huy trưởng các cụm tàu sân bay tấn công chủ lực.
Quan Lăng Nguyên, Giáo sư thuộc Học viện Quốc phòng PLA cho rằng, lực lượng Hải quân Trung Quốc cần từ 6 - 7 chiếc tàu sân bay không kể Liêu Ninh, nếu tính các hạm đội của Trung Quốc như Hạm đội Nam hải, Hạm đội Bắc hải, Hạm đội Nam hải mỗi hạm đội cần có ít nhất là hai tàu sân bay.
Mỗi cụm tàu sân bay tấn công PLAN cần có 1 tàu sân bay, 2-4 tàu khu trục, từ 304 tàu hộ vệ tên lửa, từ 2-3 tàu hỗ trợ hậu cần kỹ thuật, Số lượng các chiến hạm nổi và tàu ngầm cho một cụm tàu sân bay tác chiến chủ lực đã đầy đủ, vấn đề còn lại là các tàu sân bay và các máy bay trên boong tàu, Trung Quốc đang phát triển rất thuận lợi.
Một vấn đề quan trọng đặt ra là, các tàu sân bay sẽ sử dụng nguồn động lực trạm nguồn nào? Động cơ thông thường hay năng lượng nguyên tử. Vấn đề đối với Trung Quốc hoàn toàn không phải là công nghệ mà là lợi ích khai thác sử dụng, công nghệ chế tạo các lò phản ứng hạt nhân Trung Quốc đã nắm chắc từ lâu, vấn đề vẫn là sự phát triển công nghệ.
Các đây không lâu, theo tờ China Daily, các nhà lãnh đạo quốc phòng Trung Quốc đề xuất đóng một siêu tàu sân bay có lượng giãn nước 110 ngìn tấn, sử dụng trạm nguồn năng lượng nguyên tử.
Sơ đồ tàu sân bay hạng nặng 110 000 tấn của Trung Quốc
Sự kiện tàu Liêu Ninh hoạt động 37 ngày đêm trong một nhóm hạm tàu lớn trên Biển Đông có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy lùi ảnh hưởng của Mỹ và thực hiện quyền lực "mềm" trên Biển Đông, vốn là trọng tâm của chiến lược hải dương Trung Quốc.
Trong những ngày hoạt động trên biển, Liêu Ninh giữ vai trò kỳ hạm trong một cụm tàu hỗn hợp tác chiến mạnh như 1 khu trục hạm dự án 052C Hải Khẩu, 2 tàu khu trục dự án 051C - Thẩm Dương và Thạch Gia Trang, tàu đổ bộ trực thăng dự án 071 Trường Bạch, 3 tàu khu trục hạng nhẹ 054A lớp Yên Đài và hai tàu ngầm nguyên tử dự án 093 lớp Shang.
Cụm tàu sân bay tấn công chủ lực CBG là cụm tàu tác chiến cấp chiến lược chiến dịch có cơ cấu tổ chức cấp sư đoàn - lữ đoàn hỗn hợp, hạt nhân chiến đấu là 1 - 2 tàu sân bay đa nhiệm.
Các tàu sân bay thông thường không tác chiến đơn độc mà thường dẫn đầu các cụm lực lượng hải quân có nhiệm vụ khác nhau như tấn công chủ lực, tác chiến đa nhiệm, chống ngầm mà trong đó tàu sân bay là hạt nhân chiến đấu. Nếu số lượng tàu sân bay lớn hơn một, hải quân Mỹ định danh là Hải đoàn cấp chiến dịch tương đương hạm đội thu nhỏ.
Liêu Ninh là tàu sân bay không được lắp đặt thiết bị phóng máy bay, do đó không có khả năng phóng các máy bay nặng như máy bay trinh sát và cảnh báo sớm, máy bay chỉ huy trên không, số lượng J-15 trên boong cũng chỉ giới hạn ở mức 26 chiếc.
Cụm tàu sân bay tấn công chủ lực CBG hình thành trong đại chiến thế giới lần thứ II, theo sáng kiến chiến dịch chiến thuật của Nhật Bản và đã thành công trong trận chiến Trân Châu Cảng.
Hải quân Mỹ đã sử dụng kinh nghiệm tác chiến này và phát triển thành nhiều cụm tàu sân bay tấn công trên hầu hết các chiến trường của đại chiến thế giới thứ II, các cụm tàu sân bay tấn công cũng được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam nhằm phong tỏa Vịnh Bắc bộ và yểm trợ hỏa lực cho quân đội Mỹ trên chiến trường Miền Nam.
Cụm CBG Liêu Ninh có biên chế hỗn hợp với sức mạnh đáng kể trong các hình thái chiến thuật từ tấn công đất liền, phòng không, chống ngầm, khả năng hải hành dài ngày có thể độc lập giải quyết các nhiệm vụ đặt ra như tạo áp lực quân sự mạnh mẽ trên biển, tấn công đánh chiếm các mục tiêu ven bờ, hải đảo và quần đảo, không - hải chiến trên biển lớn, phòng thủ theo dõi, kiểm soát và chống ngầm, phòng không khu vực, vùng nước nằm trong tầm kiểm soát của các trang thiết bị trên tàu sân bay, bảo vệ các khu vực kinh tế và các đường vận tải biển....
Những hoạt động huấn luyện và thử nghiệm tính năng kỹ chiến thuật của tàu Liêu Ninh trong đội hình hỗn hợp chiến dịch chiến thuật đã cho thấy. PLAN đặt trọng tâm phát triển chiến lược trên biển Đông, nỗ lực duy trì một lực lượng hải quân tác chiến mô hình CBG với mục đích gây áp lực răn đe mạnh lên những tranh chấp chủ quyền đảo, quần đảo đồng thời sử dụng Liêu Ninh như một cụm tàu huấn luyện tác chiến thực tế để phát triển lực lượng tàu sân bay của nước mình.
Năm 2013 đã đóng lại với nhiều hành động phức tạp, nóng bỏng trên biển Hoa Đông cận kề với miệng vực của xung đột vũ trang. Năm 2014, sự hiện diện của tàu sân bay Liêu Ninh trong đội hình CBG trên Biển Đông sẽ là tiền đề cho những căng thẳng tiếp theo. Và khi tàu Liêu Ninh đã được trang bị đủ theo biên chế, tình huống xung đột vũ trang cũng khó loại trừ.
Theo Báo Đất Việt
Ukraine: Tàu chiến tháo chạy, binh lính ồ ạt "đào ngũ" Chính quyền khu tự trị Crimea hôm qua (2/3) cho biết, khoảng 10 chiếc tàu chiến của Lực lượng Hải quân Ukraine đã lũ lượt rời căn cứ hải quân ở Sevastopol, rõ ràng là nhận lệnh từ Kiev. Ảnh minh họa Crimea hiện đang là trung tâm của một cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng, khi các nhóm thân Nga ở...