Trung Quốc ‘ngán’ lực lượng hải quân Mỹ và Nhật ở châu Á-Thái Bình Dương
Trung Quốc quan ngại về việc Mỹ và Nhật sẽ triển khai lực lượng hải quân ở châu Á-Thái Bình Dương trong tương lai, theo nhật báo Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc.
Tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan ở Thái Bình Dương hồi năm 2011 – Ảnh: Reuters
Nhật báo Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (gọi tắt PLA Daily) ngày 2.1 dự đoán các cường quốc quân sự sẽ đặt trọng tâm tăng cường phát triển lực lượng hải quân trong năm 2014.
PLA Daily cho hay Đô đốc Jonathan Greenert, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, gần đây đã hé lộ chiến lược của Hải quân Mỹ trong giai đoạn 2014-2018, trong đó nêu rõ việc tăng cường lực lượng Hải quân Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Hải quân Mỹ sẽ tiếp tục chiến lược tái cân bằng ở châu Á-Thái Bình Dương, triển khai thêm các tàu chiến, tàu ngầm và máy bay quân sự đến khu vực này, theo PLA Daily.
Video đang HOT
Mỹ còn có mục tiêu triển khai 60% trên tổng số lực lượng và khí tài quân sự hải quân nước này đến châu Á-Thái Bình Dươngtừ nay cho đến năm 2020, PLA Daily cho hay.
Hồi tháng 12.2013, Nhật Bản đã thông qua 3 văn kiện: Chương trình Quốc phòng trung hạn, Chiến lược An ninh quốc gia và Đường hướng Chương trình quốc phòng quốc gia, nhấn mạnh những quan ngại về an ninh của Tokyo đối với Trung Quốc và Triều Tiên.
Trong chương trình quốc phòng ngắn hạn (5 năm) của Nhật Bản, Tokyo sẽ tăng cường ngân sách quốc phòng, mua nhiều loại khí tài quân sự, chẳng hạn như: 17 máy bay quân sự MV-22 Osprey, 3 máy bay không người lái, 52 tàu đổ bộ tấn công AAV7, 99 xe tăng tấn công chủ lực, 28 chiến đấu cơ tàng hình và 3 máy bay tiếp nhiên liệu trên không, để chuẩn bị ứng phó với nguy cơ xung đột với Trung Quốc tại quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Ngoài ra, cũng trong chương trình quốc phòng ngắn hạn kể trên, Nhật Bản sẽ tăng cường triển khai lực lượng phòng vệ trên biển đến các khu vực đảo phía tây nam Nhật Bản, gần với Trung Quốc.
PLA Daily cho hay các cường quốc quân sự vẫn chuộng tàu sân bay và nỗ lực đóng thêm các tàu ngầm hạt nhân, tăng tốc việc phát triển các lớp tàu ngầm mới, đồng thời cải tiến, nâng cấp các tàu khu trục và tàu hộ tống thành những lớp tàu đa chức năng.
Cũng theo PLA Daily, Bắc Cực sẽ dần trở thành ưu tiên chiến lược hàng đầu của Mỹ, và Nga cũng đang có kế hoạch tăng cường hiện diện quân sự ở Bắc Cực sau khi Canada có ý định tuyên bố chủ quyền tại Bắc Cực và các vùng biển xung quanh.
PLA Daily nhận định rằng những động thái này sẽ khiến cho cuộc chạy đua và cạnh tranh ở Bắc Cực trở nên gay gắt hơn.
Theo TNO
Trung Quốc cải tổ quân đội để 'đối phó liên minh Nhật - Mỹ'?
Trung Quốc đang xem xét gộp từ 7 còn 5 quân khu nhằm có thể phản ứng linh hoạt hơn với khủng hoảng phát sinh, nhật báo Yomiuri Shimbun (Nhật Bản) cho biết hôm 1.1.
Binh sĩ thuộc lực lượng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) - Ảnh: Reuters
Mỗi quân khu mới sẽ thiết lập một ban chỉ huy phối hợp tác chiến để điều khiển các lực lượng như bộ binh, không quân và hải quân, cũng như một đơn vị vận hành tên lửa chiến lược, tờ báo Nhật dẫn lời các quan chức quân đội cấp cao của Trung Quốc.
Kế hoạch cải tổ này thể hiên một sự chuyển đổi từ mô hình quân sự thiên về phòng thủ hiện tại, vốn dựa chủ yếu vào bộ binh, sang một mô hình mới linh hoạt hơn, phối hợp cả bộ binh, hải quân, không quân và đơn vị tên lửa chiến lực, Yomiuri cho hay.
"Đây là một biện pháp chủ động với mục đích nhằm đối phó liên minh Nhật - Mỹ", tờ báo Nhật dẫn lời nhận định của một quan chức Trung Quốc.
Kế hoạch tái cơ cấu quân đội cho thấy Bắc Kinh đang nhắm đến việc tăng cường khả năng tấn công để đảm bảo vị trí thống lĩnh trên biển và trên không tại cả biển Đông và Hoa Đông, Yomiuri bình luận.
Được biết, hiện Tokyo và Bắc Kinh đang có tranh chấp về chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
Mặc dù luôn khẳng định không đứng về phía nào trong tranh chấp nói trên, nhưng Mỹ tuyên bố quần đảo này thuộc quyền kiểm soát của Tokyo.
Theo TNO
Trung Quốc có thể đánh bại Mỹ ở Tây Thái Bình Dương? Đến năm 2020, Trung Quốc sẽ có khả năng đánh bại Mỹ và đồng minh nếu xảy ra xung đột ở Tây Thái Bình Dương, theo nhận định của một nhà nghiên cứu người Nga. Tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan ở Thái Bình Dương hồi năm 2011 - Ảnh: Reuters Trong một bài viết trên website Đài tiếng nói nước Nga...