Những nhân vật châu Á có ảnh hưởng thế giới trong năm 2013
Những chính sách, đầu tư và phát minh của con người góp phần thay đổi diện mạo của một đất nước và có ảnh hưởng đến cả thế giới. Cùng điểm qua một số nhân vật châu Á nổi bật trong năm nay và xem họ đã làm điều đó như thế nào.
Trùm bất động sản người Trung Quốc- Wang Jianlin
Kể từ năm 1923, Hollywood đã tượng trưng cho sự hào nhoáng của Los Angeles và được gọi là kinh đô điện ảnh thế giới. Nhưng chín thập kỷ qua, nền móng kinh đô Hollywood đang bị đe dọa bởi Wang Jianlin, một ông trùm bất động sản Trung Quốc sau khi người này thông báo các kế hoạch xây dựng phim trường lớn nhất thế giới tại Thanh Đảo hồi tháng 9 vừa qua.
Dự kiến phim trường này sẽ được mở cửa vào năm 2017 trên diện tích 10.033 mét vuông, bao gồm 19 trường quay và một sân khấu dưới nước với sức chứa 3.000 chỗ ngồi. Kinh đô điện ảnh có cái tên mĩ miều là “Kinh đô điện ảnh phương đông Thanh Đảo”
Wang là người đàn ông giàu nhất Trung Quốc với khối tài sản 14,1 tỉ USD, theo bình chọn của tạp chí Forbes. Wang sở hữu tập đoàn bất động sản Dalian Wanda Group, cũng như khách sạn, trung tâm mua sắm, và các tòa nhà chung cư trên toàn Trung Quốc.
Phim ảnh là một lĩnh vực mới Wang tham gia kinh doanh gần đây. Vào tháng 5.2012, Wang thông báo mua lại công ty giải trí AMC Entertainment với giá 2,6 tỉ USD và đưa Wang trở thành nhà sở hữu hãng phim lớn nhất ở khu vực Bắc mỹ.
Trong tháng 9 vừa qua, Wang đã tổ chức một dạ tiệc hoành tráng với sự tham gia của Nicole Kidman và DiCaprio để tham gia lễ khởi công phim trường. Nếu như đúng kế hoạch của Wang, các ngôi sao điện ảnh này sẽ cộng tác với phim trường Thanh Đảo nhiều hơn ở Los Angeles.
Thủ tướng Trung Quốc – Lý Khắc Cường
Trong nhiệu thập kỷ qua, nền kinh tế của Trung Quốc phát triển nhở phần lớn vào xuất khẩu, giúp GDP luôn duy trì ở mức 2 con số, tuy nhiên trong vài năm trở lại đây, kinh tế Trung Quốc đã bắt đầu trì trệ do ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kéo theo tăng trưởng GDP xuống 7,5%. Nếu kinh tế vẫn tiếp tục diễn biến theo chiều hướng trì trệ thì mức tăng trưởng GDP không sớm thì muộn cũng xuống 4%, thậm chí thấp hơn, dĩ nhiên kèm theo hậu quả là bất ổn xã hội tăng lên.
Video đang HOT
Sau khi tiếp nhận cương vị thủ tướng vào ngày 3.2013, Lý Khắc Cường đã nhận ra sự thay đổi đến mức nguy hiểm của nền kinh tế và ông đã thực hiện một loạt các chính sách nhằm cơ cấu lại kinh tế, mà theo đó hy sinh sự tăng trưởng ngắn hạn để theo đuổi sự tăng trưởng bền vững hơn trong tương lai.
Cụ thể, Lý Khắc Cường đã thực hiện việc thắt chặt tín dụng, tức giảm bớt dòng tiền lưu thông ngoài thị trường, đồng thời tuyên bố sẽ mở thêm nhiều tổ chức tài chính dưới sự quản lý của nhà nước và thúc đẩy tự do hóa lãi suất.
Thủ tướng Lý Khắc Cường cũng là người chỉ đạo lập khu thí điểm thương mại tự do Thượng Hải hồi cuối tháng 9, cho phép thử nghiệm tự do chuyển đổi đồng nhân dân tệ (NDT) ra các đồng ngoại tệ; thả nổi tỷ giá đồng nhân tệ và lãi suất ngân hàng; cho phép các ngân hàng nước ngoài mở chi nhánh ở Trung Quốc.
Giáo sư trường Đại học Stanford – Xiaolin Zheng
Xiaolin Zheng đã phát minh ra một thứ có vẻ giống như một món đồ chơi, nhưng thực sự đó là một phát minh mang tính đột phá “miếng dán năng lượng mặt trời”. Miếng dán năng lượng mặt trời có thể thu năng lượng mặt trời trên bất kỳ bề mặt nào như dán trên mũ bảo hộ, điện thoại di động, cửa sổ, các thiết bị điện tử, các mái cong, quần, áo…
Tấm dán chỉ 1cm vuông và độ dày của nó chỉ bằng 1/10, được bọc nhựa. Mục đích của Zheng là biến mọi vật dụng mà con người sử dụng hàng ngày thành công cụ sản xuất điện. Những tấm pin mặt trời trên áo có thể giúp điện thoại di động, máy chơi nhạc nạp điện ngay trong túi áo, còn pin mặt trời trên xe hơi điện sẽ giúp xe tích thêm điện cả khi chúng dừng lẫn lúc chúng chạy. Điều đặc biệt nữa là giá thành của nó rất rẻ.
Xiaolin Zheng là Giáo sư trường Đại học Stanford, cô nói đã lấy cảm hứng từ đề xuất của cha cô làm sao có thể gắn pin năng lượng mặt trời lên tường, cũng như lấy ý tưởng từ những miếng dán stickers của đứa con gái yêu của mình. Nghe có vẻ như đơn giản, nhưng tiềm năng của những miếng dán năng lượng mặt trời này giúp chuyển đổi cảnh quan thương mại toàn cầu của công nghệ năng lượng.
Thủ tướng Nhật Bản – Shinzo Abe
Trong năm 2007, thời điểm được coi là khó khăn nhất đối với nền kinh tế Nhật Bản và cả thủ tướng Shinzo Abe.
Thời điểm đó, kinh tế Nhật vẫn chưa thể vực dậy kể từ sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán vào năm 1999, cùng với bong bóng nhà đất đã đẩy nền kinh tế của Nhật rơi vào vòng xoáy suy thoái.
Lúc đó, ông Abe, đã được bầu làm thủ tướng vào tháng 9.2006, đã rơi vào bế tắc do những bê bối và quản lý yếu kém dẫn đến việc bốn bộ trưởng phải từ chức và một bộ trưởng khác phải tự tử chỉ trong vòng 9 tháng. Một năm sau, ông đã phải xin từ chức với lý do sức khỏe mà nhiều người coi đó như một cái cớ chính đáng để ông được ra đi. Tuy nhiên sự ra đi của ông Abe đã khiến cả nước Nhật rơi vào tình trạng hỗn loạn.
Trong lần trở lại chính trường vào tháng 12.2012 với sự hứa hẹn chỉnh sửa nền kinh tế ảm đạm sau nhiều năm giảm phát. Sự trở loại của ông cuối cùng cũng được đánh giá rất cao vì đã đưa Nhật trở về đúng quỹ đạo của nó và trở thành trọng tâm của thế giới.
Một trong những chính sách quan trọng nhất của ông Abe là kế hoạch hồi sinh nền kinh tế của Nhật mà nhiều người gọi đó là “Abenomics”. Trong đó bao gồm bơm gói kích thích 210 tỉ USD vào việc xây dựng các công trình công, hỗ trợ tài chính cho các công ty nhỏ và khuyến khích đầu tư của các công ty; tự do hóa chính sách tiền tệ; cải cách để kích thích đầu tư tư nhân.
Bên cạnh đó, thủ tướng Abe đã tìm cách để buộc các thành viên của bộ máy quan liêu Nhật Bản làm việc cùng nhau theo kế hoạch của ông. Tất nhiên là những kế hoạch trên đều thành công, chỉ duy nhất kế hoạch thứ ba là thúc đẩy tăng trưởng GDP cho tới thời điểm này vẫn chưa đạt được như mong muốn.
Tất nhiên chính sách kinh tế Abenomics vẫn đang phát huy. Trong tháng 9 vừa qua, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản- JoB- đã báo cáo nền kinh tế Nhật đang phục hồi tương đối. Thậm chí nhà kinh tế học đoạt giải Nobel là Joseph Stiglitz cũng nhận định chính sách Abenomics có quá nhiều điều để Mỹ học hỏi trong quá trình vực dậy nền kinh tế của nước này. Đó là một sự đáng khen cho một nhà lãnh đạo đã có sự thay đổi nhanh nhạy để đưa nền kinh tế thoát khỏi vủng lầy suy thoái và phát triển trở lại.
Theo Motthegioi
Báo Trung Quốc vạch 5 điểm yếu của tàu sân bay Liêu Ninh
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc có 5 điểm yếu lớn, vốn khiến nó không thể sánh được với các tàu sân bay của Mỹ, một tờ báo của nhà nước Trung Quốc nhận định.
Tàu sân bay Liêu Ninh cập cảng trên đảo Hải Nam, miền nam Trung Quốc.
Tàu sân bay Liêu Ninh, hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc, hôm 26/11 đã rời cảng nhà Thanh Đảo tại tỉnh Sơn Đông để tới căn cứ hải quân Tam Á trên đảo Hải Nam nhằm tiến hành các hoạt động diễn tập. Đây là lần đầu tiên Liêu Ninh thực hiện các hoạt động diễn tập tại Biển Đông kể từ khi được đưa vào sử dụng trong hải quân Trung Quốc hồi tháng 9/2012.
Tờ Nhật báo thanh niên Trung Quốc (CYD), tờ báo chính thức của Đoàn thanh niên Cộng sản Trung Quốc, cho rằng việc huấn luyện tại Biển Đông sẽ cho phép Liêu Ninh và các tàu khác làm quen với môi trường biển dự kiến sẽ trở thành khu vực hoạt động chính trong tương lai. Bằng việc điều tàu sân bay duy nhất tới Biển Đông, Bắc Kinh nuôi tham vọng quản lý hiệu quả hơn các quần đảo tranh chấp trong khu vực.
Nhưng CYD cho rằng phải có thời gian trước khi Liêu Ninh đi vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu do con tàu này có 5 điểm yếu lớn.
Trước tiên là, Liêu Ninh phụ thuộc vào công nghệ của Nga, làm hạn chế tầm hoạt động và sự hiệu quả của nó trong vùng biển xa.
Thứ 2, Liêu Ninh không sánh được với các tàu sân bay Mỹ, vốn có thể phóng máy bay không người lái với tầm hoạt động lên tới 200 hải lý.
Thứ 3 là hệ thống điện tử, vũ khí của Liêu Ninh và các máy bay chiến đấu J-15 được trang bị cho tàu này kém xa các tàu sân bay Mỹ và máy bay chiến đấu F/A-18 E/F Super Hornets của chúng.
Thứ 4, các tàu sân bay Mỹ cũng được trang bị máy bay cảnh báo sớm E-2 Hawkeye với tầm bay và tầm hoạt động vượt xa so với trực thăng Kamov KA-31 của Liêu Ninh.
Cuối cùng, Trung Quốc không có nhóm tàu tấn công cỡ lớn hỗ trợ Liêu Ninh và khả năng tham gia tác chiến phối hợp của các tàu này là chưa thuần thục.
Theo Dantri
Thủ tướng Anh "nhún nhường" Trung Quốc vì lợi ích kinh tế? Là đồng minh thân thiết của Mỹ, cùng lên tiếng chỉ trích vùng phòng không do Trung Quốc đơn phương thiết lập, nhưng mới đây Thủ tướng David Cameron trong chuyến thăm Trung Quốc đã khẳng định sẽ là nước ủng hộ Bắc Kinh tích cực nhất ở phương Tây! Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc từng "khinh thường" Anh ra mặt...