Trung Quốc tiếp tục tăng cường đàn áp tiền số
Trong tuyên bố mới nhất, Trung Quốc khẳng định mục tiêu loại bỏ các giao dịch bất hợp pháp và hoạt động khai thác tiền số trên lãnh thổ nước này.
Ngày 24/9, chính quyền Trung Quốc tục tăng cường đàn áp lên các đồng tiền mã hóa. Theo tuyên bố mới nhất, nước này kiên quyết loại bỏ tận gốc những giao dịch bất hợp pháp và hoạt động khai thác tiền số trên toàn quốc.
Động thái của Trung Quốc ảnh hưởng trực tiếp đến Bitcoin và các đồng tiền số khác. Đồng thời, việc làm này gây áp lực lên các cổ phiếu của ngành tiền mã hóa và blockchain.
Nhiều cơ quan hợp tác để đàn áp tiền số
Cụ thể, 10 cơ quan của chính quyền Trung Quốc, bao gồm cả Ngân hàng Trung ương nước này và các đơn vị quản lý tài chính, chứng khoán, ngoại hối đã cùng đưa ra một tuyên bố chung. Thông báo cho biết những cơ quan này sẽ hợp tác chặt chẽ với nhau để gây áp lực lên các giao dịch tiền mã hóa tại Trung Quốc.
Trung Quốc tiếp tục đàn áp hoạt động giao dịch và khai thác tiền số.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho biết tiền số không được xem là một loại tiền tệ chính thức tại nước này. Do đó, các loại tiền kỹ thuật số sẽ không được lưu thông trên thị trường cũng như các sàn giao dịch nước ngoài bị cấm hoạt động ở đại lục.
Ngoài ra, PBOC cấm các tổ chức tài chính, dịch vụ thanh toán và công ty Internet tạo điều kiện, hỗ trợ những giao dịch tiền số.
Video đang HOT
Hồi tháng 5, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc từng tuyên bố sẽ trấn áp hoạt động khai thác và giao dịch Bitcoin. Việc này đã gây ra một đợt bán tháo lớn của các nhà đầu tư tiền số.
“Chính phủ Trung Quốc cho biết sẽ kiên quyết ngăn chặn việc đầu cơ tiền số, các hoạt động tài chính liên quan và hành vi sai phạm. Việc làm này nhằm bảo vệ tài sản của người dân và duy trì trật tự kinh tế, tài chính, xã hội”, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc thông báo trên website chính thức.
Thị trường tiền số sụt giảm
Trước áp lực của chính phủ Trung Quốc, Bitcoin, đồng tiền số lớn nhất thế giới đã giảm giá hơn 6%, xuống mức 42.217 USD. Bên cạnh đó, Bitcoin giảm giá kéo theo sự sụt giảm giá trị của nhiều đồng tiền số khác.
Bitcoin tiếp tục rớt giá sau quyết định của Trung Quốc.
“Đang có sự bất an trong giới đầu tư. Tiền số tiếp tục tồn tại trong khu vực không được xác định rõ ràng về tính hợp pháp tại Trung Quốc”, Joseph Edwards, Trưởng nhóm nghiên cứu tại công ty môi giới tiền kỹ thuật số Enigma Securities cho biết.
Bên cạnh đó, cổ phiếu của các doanh nghiệp tiền điện tử và blockchain cũng bị ảnh hưởng. Trong đó, cổ phiếu những công ty khai thác tiền số như Riot Blockchain, Marathon Digital, Bit Digital giảm từ 6,3-7,5%. Cổ phiếu sàn giao dịch Coinbase cũng mất 3,4% giá trị.
Các mỏ đào tiền số là mục tiêu của cuộc đàn áp
Ngoài ra, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc (NDRC) cho biết đang phát động một đợt tấn công triệt để vào tiền mã hóa. “Các hoạt động khai thác tiền số chỉ đóng góp một phần nhỏ vào nền kinh tế Trung Quốc nhưng tiêu tốn một lượng lớn điện năng và cản trở mục tiêu giảm thiểu khí thải carbon”, Reuters dẫn lời NDRC.
Theo một thông báo được NDRC gửi tới chính quyền các địa phương, nhiệm vụ cấp bách hiện tại là phải xóa sổ hoạt động khai thác tiền mã hóa. Đây được cho là mục tiêu then chốt để nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng bền vững.
Trước khi bắt đầu bị đàn áp vào giữa năm nay, khai thác tiền số là một ngành kinh doanh lớn tại Trung Quốc. Các “mỏ đào” đặt tại nước này từng tạo ra hơn một nửa nguồn cung của Bitcoin trên thế giới.
NDRC cho biết họ sẽ hợp tác chặt chẽ với các cơ quan khác để ngăn chặn nguồn tiền và điện năng cho hoạt động khai thác. Cơ quan này cũng yêu cầu chính quyền địa phương đưa ra thời gian và lộ trình để xóa bỏ những mỏ đào tiền kỹ thuật số.
Sau những lệnh đàn áp từ chính quyền, nền công nghiệp khai thác tiền số tại Trung Quốc gần như tê liệt. Nhiều trang trại đào Bitcoin ở Trung Quốc phải bán tháo “trâu cày” và ngừng hoạt động. Số còn lại vận chuyển máy đào sang nước khác để tiếp tục khai thác. Phần lớn trang trại “di cư khai thác” sang Mỹ và chờ việc đào Bitcoin dần ổn định trở lại.
Cuba có thể công nhận Bitcoin
Theo nghị quyết 215 của Cuba, ngân hàng trung ương sẽ đặt ra quy định mới cho các loại tiền ảo. Các nhà cung cấp dịch vụ liên quan đến tiền ảo sẽ cần xin giấy phép từ ngân hàng trung ương nếu muốn tiếp tục hoạt động.
Cuba sắp ra quy định với tiền ảo
Theo CNBC, lệnh cấm vận của Mỹ đã khiến Cuba trở thành "kẻ ngoài lề" trong nền kinh tế toàn cầu. Việc Cuba công nhận tiền ảo cùng với El Salvador có thể giúp đất nước này vượt qua lệnh trừng phạt của Mỹ đã có từ thời ông Donald Trump và được gia hạn dưới thời Tổng thống Joe Biden.
Từng có 10 năm nghiên cứu về Cuba, tiến sĩ Mrinalini Tankha - giáo sư nhân chủng học tại Đại học bang Portland (Mỹ) cho biết việc gửi và nhận tiền ở Cuba trở nên cực kỳ khó khăn dưới thời chính quyền ông Trump.
Năm 2020, Western Union - kênh chuyển tiền hoạt động ở Cuba hơn 20 năm đã đóng cửa tất cả 400 chi nhánh, trong bối cảnh các lệnh trừng phạt từ chính quyền ông Trump ngày càng gay gắt. Quá trình chuyển tiền vào và ra khỏi Cuba còn phức tạp hơn trong đại dịch Covid-19.
Các chuyên gia cho rằng Cuba xem xét việc áp dụng tiền mã hóa do cần tiền mặt trong bối cảnh đại dịch và không thể tiếp cận nền kinh tế thế giới.
Tiến sĩ Tankha nhận định cộng đồng tiền ảo ở Cuba phát triển nhờ internet dần phủ sóng khắp nơi, người dân sở hữu smartphone nhiều hơn và có thể kết nối 3G. Nội tệ Cuba đang suy yếu, khiến Bitcoin càng có sức hấp dẫn hơn. Vài người dùng tiền ảo để chuyển tiền xuyên biên giới, số khác lại đầu tư tiền ảo để tăng thêm thu nhập.
Tankha cho biết: "Nếu bạn là lập trình viên phần mềm hay nghệ sĩ NFT, bạn có thể nhận trả lương bằng tiền mã hóa. Tôi nghĩ đó chính là tiềm năng. Nó mở ra một nền kinh tế hoàn toàn mới cho người dân Cuba tham gia".
Nhiếp ảnh gia Gabriel Guerra Bianchini đang là một trong những nghệ sĩ đầu tiên ở Cuba tiến vào thế giới NFT. Bianchini cho biết: "Tác phẩm đầu tiên của tôi được bán trong vòng 6 ngày với giá 1,6 Ether. Điều này còn hơn cả việc kiếm tiền. Đây thực sự là tự do".
Tuy nhiên, việc nhận tiền thông qua các kênh tiền mã hóa cần nhiều thủ thuật, vì các sàn giao dịch phải đáp ứng quy trình Know Your Customer (KYC). Nhiều sàn giao dịch tuy không đặt trụ sở ở Mỹ nhưng vẫn chặn người Cuba. Tankha giải thích: "Khi người Cuba tham gia hệ sinh thái này, họ phải đối mặt với nhiều rủi ro, dù họ có dùng VPN để ẩn vị trí đi chăng nữa". Do đó, vẫn còn một chặng đường dài phía trước để áp dụng tiền mã hóa hàng loạt ở Cuba.
Nghị quyết 215 như một dấu hiệu đầy hứa hẹn cho những người Cuba muốn gia nhập nền kinh tế thế giới thông qua con đường Bitcoin, nhưng nghị quyết vẫn cảnh báo người dân về rủi ro của tài sản ảo và các nhà cung cấp dịch vụ không minh bạch.
Boaz Sobrado - nhà phân tích dữ liệu fintech có 4 năm làm việc trong lĩnh vực tiền ảo ở Cuba cho rằng bất kỳ hình thức quản lý nào cũng là điều tốt với thị trường này. Sobrado nói: "Các cơ quan quản lý trên khắp thế giới, từ ngân hàng trung ương Cuba cho đến Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ (SEC) đang cố gắng nắm bắt ngành công nghiệp tiền mã hóa. Điều này ngụ ý rằng tiền mã hóa là một hiện tượng toàn cầu và các nhà quản lý đã quyết định rằng nó xứng đáng được cân nhắc".
Trung Quốc bắt một lãnh đạo cấp cao của Weibo Vụ việc xảy ra trong bối cảnh mạng xã hội lớn nhất nước này bị chỉ trích thổi phồng quá mức những nhân vật nổi tiếng nhằm mục đích thu hút người dùng. Hôm 10/8, Reuters đưa tin chính quyền Trung Quốc đã bắt giữ Mao Taotao, Giám đốc quan hệ công chúng của Weibo. Đồng thời, phía công ty cũng thông báo...