Trung Quốc theo Nga, “bùng” tiền mua tàu đổ bộ lớp Zubr của Ukraine
Sau khi Nga sáp nhập nhập thêm bán đảo Crimea, Trung Quốc đã quyết định trả 14 triệu USD còn lại của hộp đồng mua tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr cho xưởng đóng tàu Feodosia của Crimea và nhà máy Fiolent thay vì chính phủ Ukraine, theo thông tin từ tạp chí Kanwa Defense Review.
Hợp đồng trị giá 315 triệu USD, đã được thống nhất bởi Trung Quốc và Ukraine từ năm 2009, qua đó, Kiev sẽ cung cấp 4 tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr cho Bắc Kinh. Trong hợp đồng này, xưởng đóng tàu Feodosia và nhà máy Fiolent sẽ có trách nhiệm đóng 2 tàu đổ bộ trên trong khi 2 chiếc còn lại sẽ được đóng tại Trung Quốc dưới sự chỉ đạo kĩ thuật từ Ukraine. Sau khi bàn giao chiếc tàu đầu tiên vào tháng 4-2013, Trung Quốc vẫn đang nợ Kiev 14 triệu USD cho chiếc tàu thứ 2, hiện đang được đóng tại Crimea.
Tàu đổ bộ lớp Zubr
Một năm sau khi Trung Quốc nhận được chiếc tàu đầu tiên từ Ukraine, Crimea được sáp nhập vào Nga và Moscow yêu cầu Bắc Kinh trả 14 triệu USD còn lại cho 2 xưởng đóng tàu ở Crimea thay vì Kiev. Do Kiev không có điều kiện để tiếp tục đóng tàu, Trung Quốc đã quyết định về phe của Nga và lập lại một hợp đồng mới, theo Kanwa Defense Review.
“Trung Quốc đã sẵn sàng trả nợ cho 2 xưởng đóng tàu của Crimea cho chiếc tàu đổ bộ thứ 2″, Bộ trưởng Công nghiệp Crimea, Andrei Skrynnik nói trong một cuộc phỏng vấn với Washington Post. Nga và Trung Quốc đã quyết định bỏ đi kế hoạch ban đầu về việc đóng 2 tàu đổ bộ lớp Zubr còn lại ở Trung Quốc. Thay vào đó, Trung Quốc sẽ đặt hàng các tàu chiến hiện đại hơn được xây dựng tại Crimea và với một mức giá cao hơn.
Việc Nga kiểm soát Crimea cho thấy Trung Quốc không cần thêm hỗ trợ từ Ukraine, mặc dù nước này vẫn đang sản xuất khoảng 120 linh kiện cho chiếc tàu đổ bộ. Tuy nhiên, nếu muốn sở hữu các tàu đổ bộ hiện đại để phục vụ cho chiến lược của mình, Bắc Kinh sẽ phải thương lượng lại với Moscow trong các dự án trên.
Theo An Ninh Thủ Đô
Video đang HOT
Tuần dương hạm mạnh nhất của Nga
Tuần dương hạm nguyên tử Kirov là tàu chiến mang nhiều tên lửa nhất, sở hữu tên lửa chống hạm có tầm bắn xa nhất thế giới.
Tuần dương hạm lớp Kirov thuộc Đề án 1144 Orlan (Đại bàng biển) phục vụ trong Hải quân Liên Xô từ những năm 1980. Nó là loại tuần dương hạm lớn nhất thế giới được đóng mới sau khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 kết thúc.
Kirov là chiến hạm vũ trang mạnh nhất thế giới hiện nay. Hệ thống vũ khí trên tàu gồm có: 20 tên lửa chống hạm P-700 Granit (SS-N-19 Shipwreck), 96 tên lửa phòng không tầm xa S-300F hoặc S-300FM, 128 tên lửa phòng không tầm thấp 9K95 Tor, 40 tên lửa phòng không Osa-MA. Hệ thống phòng thủ trên Kirov cực mạnh với 6 hệ thống phòng không tích hợp pháo - tên lửa Kashtan, hai cụm phóng ngư lôi chống ngầm 533 mm, một hệ thống phóng rocket chống ngầm RBU-6000.
Tên lửa chống hạm P-700 Granit được giới quân sự thế giới gọi là "sát thủ diệt tàu sân bay". P-700 có tầm bắn tới 625 km mang theo đầu đạn nặng 750 kg hoặc đầu đạn hạt nhân chiến thuật 500 kt. Granit cùng với P-1000 Vulkan là hai tên lửa chống hạm có tầm bắn xa nhất thế giới.
Tên lửa phòng không S-300F (SA-N-6 Grumble) là biến thể sử dụng trên tàu chiến của hệ thống phòng không S-300. Hệ thống này có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 5-150 km, tầm cao 10-27.000 mét. 96 tên lửa S-300F cho phép Kirov thiết lập chiếc ô phòng không tầm xa hoàn hảo.
Kirov không trang bị pháo hạm ở mũi tàu như các tàu chiến khác. Người ta chỉ trang bị một pháo hạm AK-130 130 mm nòng kép ở đuôi tàu phía trên sàn đáp cho trực thăng. Pháo hạm AK-130 có tầm bắn hiệu quả khoảng 22 km, tốc độ bắn 35 viên/phút.
Hệ thống cảm biến trên tuần dương hạm lớp Kirov rất mạnh và đa dạng gồm có: Radar tìm kiếm mục tiêu trên không Voskhod MR-800 (Top Pair) và radar giám sát Fregat MR-710 (Top Plate) gắn trên đỉnh cột buồm. Radar điều khiển hỏa lực 30N6E3 Tomb Stone và Top Dome cho hệ thống phòng không tầm xa S-300F, hai radar điều hướng hàng hải Palm Frond, 4 radar điều khiển hỏa lực Bass Tilt cho hệ thống Kashtan, hai radar điều khiển hỏa lực Bowl Eye cho tên lửa SA-N-4.
Theo Military-today, Hải quân Liên Xô đã đóng mới 4 tuần dương hạm lớp Kirov nhưng chỉ chiếc Đô đốc Nakhimov (hoạt động năm 1988) và Pyotr Velikhiy (hoạt động năm 1995) còn phục vụ trong Hải quân Nga. Hai chiếc Đô đốc Ushakov và Đô đốc Lazarev đã ngưng hoạt động sau khi Liên Xô tan rã.
Tuần dương hạm lớp Kirov có chiều dài 252 mét, rộng 28,5 mét, mớn nước 9,1 mét, lượng giãn nước toàn tải 28.000 tấn. Theo Nava-technololy, Kirov thuộc loại "battlecruiser" (tức là loại tàu chiến có lượng giãn nước tương đương thiết giáp hạm nhưng không được bọc thép dày như thiết giáp hạm).
Kirov là tuần dương hạm duy nhất trên thế giới sử dụng hệ thống động lực hạt nhân. Người ta trang bị cho Kirov hai lò phản ứng hạt nhân KN-3 cung cấp năng lượng cho hai tuabin hơi nước GT3A-688 với tổng công suất 140.000 mã lực, tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ. Phạm vi hoạt động của Kirov chỉ giới hạn ở nhu yếu phẩm cho thủy thủ đoàn.
Pyotr Velikiy số hiệu 099, soái hạm của hạm đội biển Bắc một trong 3 hạm đội mạnh nhất của Hải quân Nga. Theo Global Security, việc Hải quân Nga đưa vào sử dụng tuần dương hạm Kirov đã buộc Hải quân Mỹ phải hiện đại hóa và tái trang bị thiết giáp hạm lớp Iowa để cân bằng sức mạnh.
Tuần dương hạm lớp Kirov là cỗ máy chiến tranh đầy uy lực của Hải quân Nga. Nó sở hữu khả năng tấn công và phòng thủ cực mạnh. Người ta ví von Kirov như một biểu tượng còn lại của "kỷ nguyên của những chiến hạm cỡ lớn". Ngoại trừ tàu sân bay và tàu đổ bộ tấn công, không một tàu chiến nào có thể so sánh với Kirov về lượng giãn nước và sức mạnh hỏa lực.
Theo Tri Thức
Mỹ: Trung Quốc dùng "quái vật" tơ hơn tàu Ticonderoga tranh biển đảo ở Biển Đông Tàu cảnh sát biển TQ thậm chí có lượng giãn nước tới 15.000 tấn, to hơn 50% tàu tuần dương tên lửa lớp Ticonderoga Mỹ, dùng để tranh đoạt biển đảo. Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 8 tháng 1 dẫn trang mạng quân sự hàng không Mỹ "Foxtrotalpha" ngày 6 tháng 1 đăng bài viết "Trung Quốc có ý đồ gì khi...