Trung Quốc tăng kiểm soát hàng nhập khẩu đông lạnh, doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần chuẩn bị gì?
Giá cá tra bật tăng những ngày cuối năm 2020 khiến những người nuôi cá tra vui mừng sau chuỗi ngày ảm đạm. Nhiều ý kiến cho rằng, chu kỳ giảm giá cá tra sắp kết thúc khi bước vào năm 2021.
Tuy nhiên, những khó khăn mới trong khâu kiểm dịch khi xuất khẩu sang Trung Quốc cũng khiến các doanh nghiệp thêm khó khăn.
Giá cá tra “ấm” trở lại
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, xuất khẩu sụt giảm, những tháng đầu năm 2020, giá cá tra liên tục biến động theo chiều hướng giảm khiến người nuôi thua lỗ nặng. Tại một số địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều người nuôi cá đành “treo” ao.
Theo thống kê của Sở NNPTNT tỉnh Vĩnh Long, tính đến tháng 11/2020, toàn tỉnh có 17,39ha diện tích nuôi cá tra bị “treo”. Nguyên nhân là do giá cá tra quá thấp trong một thời gian dài, chỉ từ 17.000 – 19.000 đồng/kg khiến người nuôi lỗ nặng.
Chế biến cá tra tại một doanh nghiệp ở TP.Cần Thơ. Ảnh: I.T
Theo Tổng cục Thủy sản, kim ngạch xuất khẩu cá tra tính đến 15/10 ước đạt 1,12 tỷ USD, giảm 27,5% so với cùng kỳ năm 2019. Diện tích thả nuôi cá tra lũy kế tháng 11 là 5.485ha, bằng 73,8% so với cùng kỳ năm 2019. Diện tích thu hoạch đạt 2.813ha, bằng 52% so với cùng kỳ năm 2019.
Video đang HOT
Tuy nhiên, từ đầu tháng 12/2020 đến nay, nhờ nhu cầu hồi phục tại một số thị trường và sự chủ động đưa sản phẩm vào nội địa, giá cá tra nguyên liệu loại 700 – 800 gram/con tại ĐBSCL đã chạm mốc 22.000 đồng/kg, tăng 3.500 đồng/kg so với tháng trước đó.
Giá cá tra loại to hơn cũng tăng lên 23.500 đồng/kg. Ngày 10/12/2020, tại tỉnh An Giang, giá cá tra nguyên liệu trọng lượng 0,7 – 0,9 kg/con tăng 500 đồng/kg so với ngày 3/12/2020.
Đại diện Công ty Thủy sản Trường Giang cho biết, sau thời gian dịch bệnh và giá xuống nhiều quá, người dân và một số doanh nghiệp bỏ nuôi, treo ao. Bây giờ có hiện tượng thiếu cá, các công ty nước ngoài thấy được điều đó nên họ mua lại.
Tính đến hết tháng 10, tổng giá trị xuất khẩu cá tra đạt hơn 1,2 tỷ USD. Trong top 10 thị trường nhập khẩu lớn nhất, Trung Quốc chiếm hơn 34% với trị giá gần 390 triệu USD.
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là, hiện nay, Trung Quốc đang siết chặt các hoạt động kiểm soát hàng thực phẩm nhập khẩu đông lạnh với lý do phòng ngừa Covid-19, gây nên tình trạng hàng ùn tắc, quá tải tại các kho kiểm dịch và tại cảng.
Tất cả sản phẩm đông lạnh khi vào Trung Quốc phải có 4 loại giấy tờ: Tờ khai hải quan, chứng nhận kiểm nghiệm kiểm dịch xuất khẩu, chứng nhận cách ly và sát trùng, báo cáo đạt yêu cầu về xét nghiệm Nucleic Acid Coronavirus.
Điều này khiến thời gian hàng từ khi thông quan đến khi ra khỏi kho mất 20 – 30 ngày, chi phí tăng thêm 2.000 – 3.000 USD/container, tạo áp lực cho doanh nghiệp.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, với quy định mới này, sẽ mất nhiều thời gian giao hàng hơn. Trong khi đó, nhu cầu thủy sản Trung Quốc nói chung và Thượng Hải nói riêng đang rất cao bởi thời điểm cuối năm, các doanh nghiệp nhập khẩu tăng cường nhập hàng để chuẩn bị cho dịp tết. Hiện, cá tra cũng là mặt hàng đang có sự phục hồi đáng kể tại thị trường Trung Quốc.
Để đáp ứng nhu cầu thông tin từ phía Hải quan Trung Quốc, Bộ NNPTNT cho rằng, các doanh nghiệp nên chuẩn bị đầy đủ thông tin về phòng chống Covid-19 tại đơn vị để chủ động cung cấp cho đối tác.
Giá cá tra sẽ tăng trong năm 2021?
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, thời gian gần đây, giá cá nguyên liệu tăng do giá cả đầu ra xuất khẩu khởi sắc, đáp ứng nhu cầu gia tăng chủ yếu từ thị trường Trung Quốc.
Nhiều doanh nghiệp cũng tăng cường mua cá tra nguyên liệu để chế biến, chuẩn bị phục vụ nhu cầu thị trường được dự báo tăng cao dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2021.
Ngoài ra, nguồn cung cá tra nguyên liệu tại nhiều địa phương có phần hạn chế vì thời gian qua giá ở mức quá thấp, nhiều hộ nuôi đã giảm diện tích nuôi hoặc nuôi với mật độ thấp.
Ông Dương Nghĩa Quốc-Chủ tịch Hiệp hội Cá tra cho rằng chu kỳ giảm cá giá cá tra kết thúc vào năm 2021. Nguyên nhân là do diện tích nuôi đang có xu hướng thu hẹp kéo theo sản lượng giảm, đẩy giá cá tra tăng trở lại.
Tuy nhiên, đại diện Hiệp hội Cá tra Việt Nam cho rằng để phát triển ngành cá tra bền vững cần sản xuất có quy hoạch và nâng cao chất lượng theo chuẩn quốc tế, tránh xảy ra hiện tượng sản xuất ào ạt để rồi dư cung như thời gian qua.
Bắn pháo hiệu cảnh báo nguy cơ áp thấp nhiệt đới sắp mạnh lên thành bão
Trước diễn biến áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) có khả năng mạnh lên thành bão, ngày 20/12, Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng, chống thiên tai đã tổ chức cuộc họp triển khai các giải pháp ứng phó.
Phó Trưởng Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng, chống thiên tai Trần Quang Hoài phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp
Thông tin tại cuộc họp, đại diện Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, ATNĐ hiện di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km. Dự kiến, chiều nay (20/12), ATNĐ mạnh lên thành bão. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 10.
Chủ động ứng phó ATNĐ sau mạnh dần lên thành bão, Bộ đội Biên phòng các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 46.682phương tiện với 255.393 ngườibiết diễn biến, hướng di chuyển của ATNĐ để chủ động phòng tránh, không đi vào hoặc thoát khỏi khu vực nguy hiểm.
Dù vậy, theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), quan sát trên Hệ thống giám sát tàu cá, tính đến trưa ngày 20/12, vẫn còn khoảng 138 tàu thuyền đang hoạt động ở trong khu vực ảnh hưởng của ATNĐ trong vòng 24h giờ tới. Cụ thể, Bình Định 63; Khánh Hòa 21; Phú Yên 41; Quảng Nam 1; Quảng Ngãi 12 (tàu thuyền).
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng, chống thiên tai Trần Quang Hoài đánh giá, diễn biến ATNĐ còn phức tạp, kéo dài. Chính vì vậy, đề nghị các bộ ngành, tỉnh, TP tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc nội dung Công điện số 41/CĐ-TW của Ban Chỉ đạo về triển khai công tác ứng phó với ATNĐ.
Nhiệm vụ trọng tâm những giờ tới là theo dõi chặt chẽ diễn biến của ATNĐ, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của ATNĐ để chủ động phòng tránh.
Ông Trần Quang Hoài cũng đề nghị Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức bắn pháo hiệu để thông báo cho ngư dân chủ động phòng tránh. Bộ Thông tin và Truyền thông sẵn sàng kích hoạt hệ thống nhắn tin. Tổng cục Thủy sản cung cấp thông tin cho người dân để có phương án bảo vệ lồng bè và nuôi trồng thủy sản.
Các địa phương chủ động phát thông tin về ATNĐ trên các hệ thống giám sát thiên tai của tỉnh, TP. Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo. Đồng thời, sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.
Hội nghị thúc đẩy phục hồi sản xuất nông nghiệp khu vực miền Trung sau thiên tai Ngày 27/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức hội nghị "Thúc đẩy phục hồi sản xuất nông nghiệp khu vực miền Trung sau thiên tai". Chủ trì hội nghị, Ông Nguyễn Xuân Cường - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT và các lãnh đạo Bộ đã nêu ra nhiều vấn đề để cùng tìm ra các giải pháp giúp...