Trung Quốc tăng cường giám sát NFT
Cơ quan quản lý của Trung Quốc mới đây cam kết sẽ trấn áp các hành vi phạm tội liên quan đến mã thông báo không thể thay thế ( NFT) về nghệ thuật, âm nhạc, trò chơi điện tử và chương trình truyền hình.
Theo South China Morning Post, cơ quan bản quyền của Trung Quốc hôm 9.9 cho biết sẽ tăng cường giám sát các vấn đề vi phạm liên quan đến NFT, vì một số nhà đầu tư trong nước vẫn cố gắng kiếm tiền theo xu hướng này, dù đã có quy định được đưa ra và sự quan tâm của công chúng suy yếu.
Cơ quan quản lý bản quyền quốc gia Trung Quốc (NCA) sẽ nghiêm khắc xử lý những hành vi vi phạm liên quan đến NFT
Cơ quan quản lý bản quyền quốc gia Trung Quốc (NCA) sẽ nghiêm khắc xử lý hành vi vi phạm, ví dụ như đúc NFT dựa trên tác phẩm của người khác mà không được phép. Những tác phẩm NFT này có thể liên quan đến nghệ thuật, phim hoạt hình, âm nhạc, trò chơi điện tử, phim và chương trình truyền hình.
Động thái trên là một phần của chiến dịch kéo dài 2 tháng nhằm kiểm soát vi phạm bản quyền do NCA, Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin, Cục Công an và Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc cùng phát động. Sáng kiến cũng nhắm vào vấn đề bản quyền trong các lĩnh vực khác như video ngắn và tài liệu trực tuyến.
Sau khi bùng nổ trên toàn cầu vào năm ngoái, NFT đã thu hút sự chú ý rộng rãi ở Trung Quốc. NFT thường được gọi là bộ sưu tập kỹ thuật số để tránh bất kỳ mối liên hệ nào liên quan đến tiền điện tử, vốn đã chính thức bị cấm giao dịch sau một cuộc kiểm soát kéo dài từ phía chính phủ. Để xoa dịu nhà chức trách, hầu hết các nền tảng ở Trung Quốc định giá bộ sưu tập kỹ thuật số bằng nhân dân tệ thay vì tiền điện tử. Giao dịch thứ cấp cũng bị cấm rộng rãi.
Video đang HOT
Tuy nhiên, một số người mua ở Trung Quốc đã tìm cách giao dịch bộ sưu tập kỹ thuật số bên ngoài các nền tảng chính thức. Hiện những vấn đề gây ảnh hưởng đến thị trường NFT toàn cầu, như lừa đảo, trộm cắp và vi phạm bản quyền, phần lớn không được kiểm soát và cũng khá phổ biến tại đại lục.
Được biết, nhiều công ty Trung Quốc đã thu hẹp quy mô hoạt động NFT, khi bất ổn về quy định gia tăng và mối quan tâm của công chúng giảm xuống sau sự phấn khích ban đầu vào năm ngoái. Tháng trước, Tencent Holdings cho biết nền tảng NFT Huanhe của họ sẽ ngừng phát hành các bộ sưu tập kỹ thuật số cho công chúng để “tập trung vào chiến lược cốt lõi”.
Dù vậy, những người đam mê NFT vẫn khá tích cực hoạt động trong không gian này.
Hệ thống giám sát người lái 'vất vả' vì khuôn mặt của người châu Á
Hệ thống giám sát người lái mất tập trung hay ngủ gật khi xe chạy đã trở thành một phần quan trọng trên ôtô hiện đại. Nhưng các tài xế Trung Quốc đã phát hiện ra rằng hệ thống khó nhận diện khuôn mặt của người châu Á.
Trong khi các hệ thống giám sát người lái trước đó dựa vào các cảm biến trên vô lăng, các phiên bản mới hơn sử dụng dữ liệu từ camera hướng vào người lái để kiểm tra xem họ có tỉnh táo và tập trung hay không.
Nhưng chủ xe XPeng phàn nàn hệ thống này đã nhầm lẫn giữa mắt híp tự nhiên, đặc trưng nhiều người châu Á, với người ngủ gà gật với mắt sụp xuống.
Theo Car News China, blogger Weibo @DerekTLM đã phàn nàn với 300.000 người theo dõi rằng anh đã bị trừ "điểm lái xe thông minh" nhiều lần vì chiếc XPeng đánh giá anh ấy là người mất tập trung.
Để khuyến khích thói quen lái xe tốt và ngăn người lái xe lạm dụng công nghệ "tự lái" có điều hướng, XPeng tặng cho chủ sở hữu 100 điểm khi đăng ký tài khoản, sau đó trừ dần khi mắc lỗi.
Tính năng này hoạt động giống như giấy phép lái xe, ngoại trừ việc không tính vào phạt giao thông. Cứ sau 12 tháng, XPeng lại reset điểm trở lại 100. Nhưng nếu điểm xuống đến 0, tài xế phải thực hiện bài kiểm tra an toàn để khôi phục 100 điểm.
Xe Xpeng có hệ thống cho điểm người lái - Ảnh: Car News China
@DerekTLM đã đăng một ảnh chụp màn hình cho thấy bảng điểm của mình, gắn thẻ chủ tịch hãng XPeng Hà Tiểu Bằng và nhấn mạnh: "Mắt tôi nhỏ, chứ tôi không ngủ gật khi lái xe!".
"Xin nhắc lại lần nữa, mắt tôi bé chứ tôi không ngủ gật sau tay lái. Chẳng lẽ người mắt nhỏ không xứng đáng được sử dụng NGP [hệ thống tự lái trên XPeng]?", anh viết.
Blogger @DerekTLM chụp ảnh selfie chứng minh mình sở hữu đôi mắt híp - Ảnh: @DerekTLM
Đáp lại, ông Hà Tiểu Bằng đã đăng trên Weibo rằng đã gắn thẻ người phụ trách tính năng lái tự động, yêu cầu ông theo dõi vấn đề này. Ngay sau đó, XPeng Motors đã trả lời trên tài khoản Weibo chính thức rằng đã nhận được khiếu nại.
Trong một diễn biến có liên quan, ChangYanCY, blogger ôtô nổi tiếng ở Trung Quốc với 1,2 triệu người theo dõi, khẳng định anh cũng gặp vấn đề tương tự. Anh còn dẫn tài khoản Weibo chính thức của XPeng thừa nhận hãng đã nói chuyện với blogger và nhận thức được vấn đề.
Rất nhanh chóng, đối thủ NIO, công ty sản xuất chiếc ET7 chạy điện, hiện cho biết đang nghiên cứu cách cải tiến công nghệ.
Không chỉ xe Trung Quốc. Theo CNEV Post, Chang Yan cũng từng thử nghiệm hệ thống tự lái Super Cruise của GM tại Mỹ vào năm 2018, và thấy rằng công nghệ này rất vất vả mới có thể đọc được khuôn mặt anh ta.
Thêm 25 công ty Trung Quốc vào danh sách đen của Mỹ Mỹ vừa công bố danh sách cấm vận thương mại mới, bao gồm 25 công ty của Trung Quốc. Trong số này, có một số hãng công nghệ được cho là liên quan đến cuộc chiến Nga - Ukraine. Ngày 28/6, Cục Công nghiệp và An ninh (BIS) thuộc Bộ Thương mại Mỹ thông báo bổ sung 36 pháp nhân vào danh sách...