Trung Quốc tạm cấm ngư dân đánh bắt mực tại Thái Bình Dương, Đại Tây Dương
Trung Quốc đã ban bố lệnh cấm tạm thời ngư dân nước này đến đánh bắt mực tại Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
Trung Quốc là một trong những nước tiêu thụ mực lớn nhất thế giới. Ảnh: AFP
Hãng thông tấn AFP (Pháp) dẫn thông báo của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc ngày 28/6 cho biết các tàu cá của nước này sẽ ngừng đánh bắt mực tại khu vực Tây Nam Đại Tây Dương gần Argentina từ 1/7 cho đến 30/9, và tại Thái Bình Dương từ tháng 9 đến tháng 11.
Những khu vực nêu trên vốn nổi tiếng là nơi có lượng lớn hai loài cá mực nổi tiếng là cá mực vây ngắn Argentina và cá mực Humboldt. Lượng cá mực vây ngắn Argentina đã giảm trong những năm gần đây.
Theo AFP, Trung Quốc chiếm tới 70% số mực đánh bắt toàn cầu bởi các tàu cá của nước này đã di chuyển đến tận những khu vực như Tây Phi và Mỹ Latinh để hoạt động.
Video đang HOT
Theo Hiệp hội Đánh bắt mực Trung Quốc, các tàu cá nước này đánh bắt khoảng 50 tấn mực tại Tây Nam Đại Tây Dương trong năm 2019, còn năm trước đó là 2.000 tấn.
Ông Zhou Wei tại tổ chức Greenpeace (Hoà bình Xanh) chia sẻ: “Trung Quốc là một trong những nước tiêu thụ mực lớn nhất thế giới. Việc đảm bảo nguồn cung hải sản ổn định đóng vai trò quan trọng trong an ninh lương thực”.
Số tàu cá đánh bắt xa bờ của Trung Quốc là trên 2.600 tàu, gấp 10 lần Mỹ. Có tới gần 1/3 số tàu này tham gia đánh bắt cá mực.
Ông Zhang Jihong tại Viện nghiên cứu nghề cá Hoàng Hải đánh giá: “Lệnh đánh bắt cá mực của Trung Quốc dù là tạm thời nhưng cũng cho thấy nước này đang hướng tới sức khỏe của biển cả trước quy mô đánh bắt lớn”.
Ngành đánh bắt cá của Trung Quốc có trên 14 triệu nhân sự và hơn 30 triệu người phụ thuộc vào số hải sản này để mưu sinh.
Khi lượng hải sản ngày càng thuyên giảm, ngư dân Trung Quốc đã di chuyển xa hơn để đánh bắt. Nhưng điều này đã gây tranh cãi.
Năm 2017, Hải quân Ecuador từng bắt tàu đánh cá Trung Quốc Fu Yuan Yu Leng 999 chở theo 300 tấn động vật biển, hầu hết trong đó là cá mập.
Trung Quốc cấm đánh bắt mực xa bờ
Trung Quốc tạm cấm ngư dân đánh bắt mực tại nhiều ngư trường ở Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, sau khi bị chỉ trích vì khai thác quá mức.
Theo thông báo của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc hôm 28/6, các đội tàu nước này sẽ ngừng hoạt động tại những khu vực sinh sản lớn của loài mực phía tây nam Đại Tây Dương, gần Argentina, từ ngày 1/7 đến 30/9, cùng một số vùng ở Thái Bình Dương từ tháng 9 đến tháng 11.
Các khu vực bị tạm cấm là nơi sinh sản của mực vây ngắn Argentina và mực Humboldt, hai trong số những giống mực phổ biến nhất. Quần thể mực vây ngắn Argentina giảm mạnh trong những năm gần đây, với sản lượng đánh bắt trung bình của các tàu Trung Quốc ở tây nam Đại Tây Dương sụt giảm từ 2.000 tấn xuống 50 tấn vào năm 2019, theo hiệp hội đánh bắt mực Trung Quốc.
Tàu tuần tra và xuồng cao tốc của hải quân Ecuador tiếp cận một tàu đánh cá Trung Quốc gần vùng lãnh hải của quần đảo Galapagos hồi tháng 8/2020. Ảnh: Reuters .
"Trung Quốc là nước tiêu thụ mực lớn nhất thế giới. Tình trạng đánh bắt đến mức cạn kiệt khiến giới chức lo ngại. Việc đảm bảo nguồn hải sản ổn định rất quan trọng đối với mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực", Zhou Wei, nhà bảo tồn hệ sinh thái biển tại tổ chức Hòa bình Xanh ở Trung Quốc, cho biết.
Đội tàu đánh bắt xa bờ của Trung Quốc gồm hơn 2.600 tàu, gấp hơn 10 lần so với Mỹ và gần 1/3 trong số đó đánh bắt mực. Trung Quốc chiếm tới 70% sản lượng đánh bắt mực toàn cầu, với những con tàu hoạt động ở tận Tây Phi và Mỹ Latinh, nhằm đáp ứng nhu cầu hải sản ngày càng tăng trong nước.
"Lệnh cấm đánh bắt mực dù chỉ là tạm thời của Trung Quốc cũng vô cùng quan trọng đối với sự bền vững của đại dương, do quy mô đánh bắt cực kỳ lớn", Zhang Jihong, nhà sinh học đại dương tại Viện Nghiên cứu Thủy sản biển Hoàng Hải Trung Quốc, đánh giá.
Quyết định được Trung Quốc đưa ra sau những chỉ trích dữ dội từ cộng đồng quốc tế với đội tàu ở nước ngoài của nước này, rằng họ đang đánh bắt quá mức và gây tổn hại những hệ sinh thái biển mong manh. Sau khi nguồn thủy sản trong nước cạn kiệt, ngư dân Trung Quốc đã đánh bắt xa bờ hơn và vướng vào ngày càng nhiều tranh chấp trên biển.
Năm ngoái, hàng trăm tàu đánh bắt Trung Quốc xuất hiện xung quanh các khu bảo tồn ngoài khơi Ecuador và quần đảo Galapagos của nước này. Một nghiên cứu năm ngoái cũng cho rằng ngư dân Trung Quốc đang hoạt động bất hợp pháp trong vùng biển Triều Tiên, đánh bắt số lượng mực trị giá hàng trăm triệu USD
EU, Mỹ nỗ lực khai thông đi lại Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu mở cửa đón lại khách Mỹ từ 18-6. Và dù Washington còn ngần ngại thì ngày 22-6, các quan chức Mỹ và EU cũng đã họp bàn để tìm giải pháp khai thông đi lại giữa hai bờ Đại Tây Dương. Các du khách ngồi tại quảng trường St. Mark ở thành phố Venice (Ý) vào...