Trung Quốc “tác oai”, “Trục châu Á” của Mỹ phải làm gì?
Trung Quốc đang ra sức &’tác oai’ ở cả Biển Đông và Hoa Đông bằng một loạt những hành động hung hăng ngang ngược. Vậy chiến lược &’xoay trục’ sang châu Á của Mỹ sẽ ra sao?
Hôm 9/6, Tạp chí The National Interest (TNI) của Mỹ đã đăng tải nhận định Nghị Sĩ J. Randy Forbes về vấn đề này. Ông Randy là Chủ tịch Tiểu ban Lực lượng và Sức mạnh trên biển thuộc Ủy ban Quân lực Hạ viện Mỹ.
Theo TNI, căng thẳng ở Biển Đông ngày càng gia tăng khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Khi được hỏi chính sách tái cân bằng của Mỹ ở Châu Á sẽ ra sao khi phải đối mặt với những căng thẳng leo thang giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, ông Randy đã khẳng định quyết tâm của Mỹ.
Nghị Sĩ Mỹ J. Randy Forbes.
Ông cho rằng &’tái cân bằng’ không phải là một chính sách, cũng không phải là một chiến lược. Thực tế là một từ mà chính quyền dùng để miêu tả một &’Đại chiến lược’, mà theo đó, Mỹ sẽ chuyển trọng tâm và ưu tiên sang châu Á- Thái Bình Dương. Điều này có nghĩa là Mỹ sẽ dành thời gian, chuyển nhiều năng lượng và nguồn lực, trước đó vốn được dành cho những nơi khác, sang châu Á.
Tuy nhiên, ông nói: “Tôi không quan tâm tới những khẩu hiệu và các số liệu khi Mỹ thực hiện tái cân bằng. Cái tôi quân tâm là cán cân quân sự thực tế giữa Mỹ và Trung Quốc. Hàng thập kỉ qua, Mỹ có thể tự gọi mình là một cường quốc đơn cực ở châu Á, có khả năng duy trì một trật tự dựa trên các quy định và can ngăn các hành vi gây rối và gây gia tăng căng thẳng” của một quốc gia nào đó.
Theo ông, trật tự này đang bị thách thức bởi việc Trung Quốc đang hiện đại hóa quân sự và có hành vi ngày càng hung hăng.
Ông nói: “Tôi sẽ tránh bình luận về các tình huống cụ thể. Tuy nhiên, tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng cuộc khủng hoảng và thậm chí xung đột trong khu vực sẽ xảy ra khi Trung Quốc có thể thay đổi cán cân quân sự, ép buộc bằng cách sử dụng các công cụ quân sự và phi quân sự, và dần dần tạo ra sự hoài nghi về vai trò của Mỹ trong khu vực”.
Video đang HOT
Theo ông Randy, Trung Quốc đang dần dần tạo ra sự hoài nghi về vai trò của Mỹ trong khu vực.
Nhiều người cho rằng hành động gần đây của Trung Quốc là nhằm phản ứng đối với chiến lược &’Trục châu Á’ của Mỹ, đặc biệt là những mối quan hệ đồng minh giữa Mỹ với Nhật Bản và Philippines. Nhưng theo ông Randy, chính động thái hung hăng của Trung Quốc đã khiến cho các nước láng giềng của Trung Quốc muốn Mỹ có một tín hiệu rõ ràng hơn về việc quyết tâm duy trì hiện trạng khu vực, nơi tự do hàng hải được tôn trọng, tranh chấp được giải quyết một cách hòa bình, và cán cân quân sự tiếp tục nghiêng về phía Mỹ và đồng minh.
Ông nói: “Vì lợi ích an ninh của chúng tôi trong khu vực, tôi tin rằng, việc ổn định cán cân quân sự nhằm duy trì lợi thế của Mỹ và đồng minh là nhiệm vụ trung tâm mà chúng ta có thể thực hiện được”.
Ông Randy cho hay các cuộc tranh luận về uy tín của Mỹ ở phía châu Á – Thái Bình Dương tập trung hoàn toàn vào khả năng quân sự của Mỹ và Trung Quốc, những khí tài sẵn có và đang chuẩn bị mua sắm của hai nước.
Theo ông Randy, trong hàng loạt các phiên điều trần của Ủy ban Quân vụ Quốc hội hồi năm ngoái, thách thức từ phía Trung Quốc rất phức tạp. Ông nói: “Chúng tôi nhận thấy đang trong một cuộc cạnh tranh trong thời bình khi sức mạnh quân sự chỉ là một công cụ được sử dụng cùng với các chiến lược ngoại giao, pháp lý, kinh tế và nhiều sức mạnh khác, nhằm thay đổi hiện trạng khu vực”.
Ông cho rằng, để đối phó với cuộc cạnh tranh này, Mỹ sẽ cần một chiến lược huy động tất cả các yếu tố sức mạnh của Mỹ.
Theo TNI, một số ý kiến cho rằng, học thuyết Không – Hải chiến (Air -sea Battle, ASB) không đủ mạnh để ngăn cản Trung Quốc thay đổi hiện trạng trong khu vực.
Về mặt lý thuyết, ông Randy đồng ý với những lập luận rằng học thuyết Không – Hải chiến vẫn chưa phát huy đủ tác dụng kiềm chế Trung Quốc. Nhưng ông cho hay, học thuyết này vẫn đang ở giai đoạn đầu và đang trong quá trình hoàn thiện.
Ông nói: “Tôi tiếp tục chứng kiến một Trung Quốc đang sẵn sàng và đang trực tiếp gây hấn các nước láng giềng và Mỹ. Chúng ta cần một chiến lược có thể cho Trung Quốc và các đồng minh trong khu vực của Mỹ thấy rõ rằng Mỹ quyết tâm ngăn cản chiến lược ép buộc của Trung Quốc”.
Ông Randy cũng cho hay, ông rất hài lòng với tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tại Đối thoại Shangri-La năm nay rằng Mỹ sẽ “giám sát việc tăng cường liên tục sự hiện diện quân sự của Mỹ” ở châu Á-Thái Bình Dương.
Bên cạnh những bình luận về tình hình hiện nay ở Biển Đông, ông Randy cũng có một số nhận xét về tình hình ở Hoa Đông. Ông cho rằng vụ chiến đấu cơ Trung Quốc áp sát máy bay Nhật bản trong thời gian gần đây chỉ là một trong rất nhiều hành động hung hăng của quân đội Trung Quốc ở khu vực này.
Theo ông Randy, việc Mỹ tuyên bố sẽ bảo vệ Nhật Bản không chỉ nhằm bảo vệ không phận và quyền tự do hàng hải mà còn bảo vệ cả các nguyên tắc mà Mỹ đã nuôi dưỡng và duy trì ở châu Á trong nhiều năm qua.
Liên minh Mỹ – Nhật Bản vẫn mạnh mẽ trong gần 70 năm qua vì lợi ích chung trong một châu Á hòa bình, thịnh vượng. Theo ông quan hệ đối tác Mỹ – Nhật là biện pháp chắc chắn nhất để bảo vệ sự ổn định và thịnh vượng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong những thập kỷ tới.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo Tạp chí National Interest. National Interest được thành lập vào năm 1985. Tạp chí thường tập trung vào vấn đề chính sách đối ngoại và những lợi ích quốc gia của Mỹ.
Theo Infonet
TQ phải điều tàu chiến đến Philippines?
Báo Hoàn Cầu cho rằng Trung Quốc phải cử tàu chiến đến Philippines để chống lại ảnh hưởng của Mỹ và Nhật trong khu vực.
Ngày 15/11, báo Hoàn Cầu của Trung Quốc đã lên tiếng cho rằng Trung Quốc nên điều tàu chiến tới Philippines để tham gia chiến dịch cứu trợ thiên tai sau siêu bão Haiyan nhằm chống lại ảnh hưởng của Mỹ và Nhật Bản trong khu vực.
Quan hệ giữa Bắc Kinh và Manila đang rất căng thẳng vì những tranh cãi xung quanh chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông, tuy nhiên Hoàn Cầu cho rằng nếu Philippines từ chối đề xuất điều tàu chiến này của Trung Quốc, điều đó chỉ "thể hiện đầu óc hẹp hòi của họ và Trung Quốc sẽ không mất gì".
Một hạm đội hùng hậu của Mỹ do tàu sân bay USS George Washington dẫn đầu đã tới Philippines hôm thứ Năm, mang theo lương thực, thuốc men và các đồ cứu trợ cần thiết để giúp đỡ hàng ngàn người vô nhà cửa và đói khát sau cơn bão mạnh nhất trong lịch sử.
Tàu sân bay USS George Washington đã tới Philippines tham gia chiến dịch cứu trợ
Hiện Nhật Bản đang tăng gấp 3 lần gói cứu trợ dành cho Philippines với số tiền viện trợ lên tới hơn 30 triệu USD, đồng thời chuẩn bị kế hoạch cử 1000 binh sĩ tới khu vực thảm họa, trở thành lực lượng cứu trợ thiên tai hùng hậu nhất của Nhật Bản được cử ra nước ngoài.
Trước những động thái đó, tờ Hoàn Cầu giục giã: "Chúng tôi cho rằng Trung Quốc cũng phải điều tàu chiến đến Philippines", đồng thời khẳng định rằng động thái này là "với ý đồ tốt".
Trước đó, Trung Quốc cũng đã từng điều tàu chiến xuống vùng biển sát Philippines nhưng không phải để cứu trợ mà là để tập trận. Manila cũng đã từng tố cáo tàu Trung Quốc chiếm cứ bãi cạn Scarborough hồi năm ngoái, khiến người ta phải đặt câu hỏi liệu Philippines có chấp nhận cho tàu chiến Trung Quốc hiện diện trên vùng biển của mình hay không.
Hoàn Cầu cho rằng sự tham gia tích cực của Mỹ và Nhật Bản trong chiến dịch cứu trợ này là một phần trong chiến lược chuyển hướng sang châu Á của Mỹ và có thể "ẩn chứa nhiều ý đồ đằng sau mục đích hỗ trợ nhân đạo".
Theo Hoàn Cầu, Trung Quốc không nên cử tàu sân bay Liêu Ninh tới Philippines vì động thái này sẽ rất "nhạy cảm và chưa đúng lúc", thay vào đó họ nên điều tàu bệnh viện Peace Ark và tàu chiến hộ tống tới tham gia chiến dịch cứu trợ này.
Trung Quốc cần phải điều tàu chiến đến Philippines?
Bài báo này được Hoàn Cầu đăng tải trong bối cảnh Trung Quốc vừa tuyên bố sẽ viện trợ thêm 1,6 triệu USD cho Philippines, chủ yếu là lều bạt và chăn màn sau khi nước này hứng chịu làn sóng chỉ trích nặng nề về khoản tiền cứu trợ nhỏ giọt 100.000 USD ban đầu.
Hoàn Cầu cho hay trong quá khứ Trung Quốc rất thận trọng trong việc điều quân ra nước ngoài vì "thiếu năng lực, kinh nghiệm và nhiều vấn đề liên quan khác", tuy nhiên hiện nay "quân đội Trung Quốc phải dần dần tạo ảnh hưởng lớn hơn trong chính sách đối ngoại của quốc gia".
Hoàn Cầu kết luận: "Trung Quốc sẽ không phải lo lắng về việc phải làm gì nếu đề nghị này bị Philippines bác bỏ hay bị dư luận thế giới chỉ trích rằng Trung Quốc không làm gì để giúp Philippines."
Theo GlobalTimes
Báo Trung Quốc "hoan hỉ" vì Obama vắng mặt ở APEC Có vẻ như Trung Quốc đang tranh thủ PR bản thân được càng nhiều càng tốt sau khi Tổng thống Barack Obama hủy các kế hoạch công du châu Á với lí do chính phủ Mỹ đóng cửa. Với việc Obama quyết định vắng mặt tại Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, truyền thông nhà nước Trung...