Trung Quốc sẽ mở cửa thêm 7 loại củ quả: Đàng hoàng đi chính ngạch
Thông tin Tổng cục Hải quan Trung Quốc (TQ) đã đồng ý xem xét mở cửa thêm với 7 loại trái cây và nông sản Việt Nam đang được nhiều bà con nông dân quan tâm. Câu hỏi đặt ra là chúng ta cần làm thế nào để trái cây và nông sản của Việt Nam có thể đàng hoàng đi chính ngạch sang thị trường tỷ dân này.
Thị trường chính của nông sản Việt
Tại tọa đàm Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam – TQ diễn ra mới đây, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam thông báo một tin mừng, đó là Tổng cục Hải quan TQ đã đồng ý xem xét mở cửa nhập khẩu thêm một số loại trái cây Việt Nam sau 8 loại quả đã được cấp phép xuất khẩu chính ngạch (gồm thanh long, dưa hấu, xoài, nhãn, vải, mít, chuối, chôm chôm).
Cụ thể, thứ tự ưu tiên các loại củ quả sắp được phía TQ mở cửa nhập khẩu chính ngạch là sầu riêng, bưởi, chanh dây, khoai lang, dừa, mãng cầu, măng cụt. Trong đó, sầu riêng là loại quả được người tiêu dùng TQ ưa chuộng nên sẽ ưu tiên mở cửa trước.
Nhiều người mừng rỡ trước thông tin Trung Quốc sắp mở cửa với sầu riêng bởi trước đó có nhiều lo ngại về tình trạng “vỡ” quy hoạch khi diện tích trồng loại cây này tăng lên chóng mặt. Ảnh: I.T
Đặc biệt là phía TQ cũng chấp thuận cho 13 doanh nghiệp (DN) Việt Nam được phép xuất khẩu thủy sản sang nước này và bổ sung cá ngừ, cá rô phi vào danh mục nhập khẩu từ Việt Nam. Ngoài ra, để tạo điều kiện cho DN giảm chi phí, tránh ùn tắc, TQ đã đồng ý mở thêm chức năng xuất khẩu thủy sản ở các cửa khẩu do 2 nước chỉ định.
Theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam, TQ đang là thị trường xuất khẩu chính của nhiều loại nông sản Việt Nam. Thông qua các thỏa thuận hợp tác giữa lãnh đạo Chính phủ hai bên, TQ và Việt Nam sẽ tiếp tục thúc đẩy hoạt động xuất khẩu các loại nông sản có thế mạnh của Việt Nam mà TQ có nhu cầu cao như trái cây, thủy sản, gạo, bột mì, cao su…
Nếu trước đây TQ được xem là thị trường xuất khẩu khá dễ tính thì hiện nay, nước này đang yêu cầu ngày càng yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc, bao bì nhãn mác rõ ràng và ưu tiên nhập khẩu qua đường chính ngạch.
Đến tháng 6.2019 toàn bộ nông sản Việt Nam xuất khẩu chính ngạch vào TQ phải đảm bảo các điều kiện trên, do đó, các DN Việt Nam muốn đẩy mạnh xuất khẩu vào TQ cần nhanh chóng chuyển hướng sản xuất, đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, nắm rõ nhu cầu thị trường để định hướng sản xuất phù hợp.
Video đang HOT
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Quốc Mạnh – Trưởng phòng Cây công nghiệp – Cây ăn quả (Cục Trồng trọt, Bộ NNPTNT) cho biết, tính đến hết năm 2017, tổng diện tích cây sầu riêng trên cả nước là 36.145ha, diện tích cho thu hoạch khoảng 27.390ha, năng suất bình quân 14,6 tấn/ha, sản lượng 402.000 tấn. Trong khi năm 2016, tổng diện tích cây sầu riêng là 33.400ha, năng suất bình quân 15 tấn/ha, sản lượng 399.000 tấn.
Mấy năm gần đây, đặc biệt là trong 2 năm qua, giá sầu riêng cao hơn nhiều so với trung bình các năm trước, dẫn tới việc tăng diện tích trồng sầu riêng trong dân đang khá lớn, trong khi đây là cây trồng lâu năm.
“Nếu so với nhu cầu hiện nay, cơ bản tổng diện tích sầu riêng chưa phải là quá lớn, tuy nhiên việc tiêu thụ loại quả này đang phụ thuộc rất nhiều vào thị trường TQ; thị trường nội địa thì tăng trưởng không nhiều (chỉ khoảng 30%). Trong khi đó, chúng ta chưa nắm bắt được nhu cầu từ thị trường TQ, không biết họ sẽ thu mua bao nhiêu, giá cả thế nào… Không riêng gì sầu riêng mà đối với bất kỳ một loại trái cây nào, nếu phát triển quá nóng, khi thị trường có vấn đề thì việc tiêu thụ sẽ ngay lập tức gặp khó” – ông Mạnh nói.
Đơn cử như tại Tiền Giang, năm vừa qua nông dân tỉnh này sản xuất được hơn 200.000 tấn sầu riêng nhưng có tới 70% được xuất tươi theo đường tiểu ngạch qua TQ. Đây chính là lý do dẫn đến việc giá cả loại trái cây này luôn trồi sụt thất thường, giá trị sản phẩm chưa cao, nông dân chưa chủ động được sản xuất, chưa an tâm với loại cây mình trồng.
Chớp lấy cơ hội “vàng”
Cũng trong buổi tọa đàm, ông Lý Kiến Lương, đại diện Lãnh sự quán Trung Quốc tại TP.Hồ Chí Minh nhận định, do sự tương đồng về văn hóa, nhu cầu tiêu dùng mà hầu hết sản phẩm sản xuất tại Việt Nam đều có thể xuất khẩu sang TQ. Tiềm năng hợp tác thương mại giữa Việt Nam – TQ đối với các sản phẩm nông sản vẫn còn rất lớn. Mặc dù là thị trường có nhu cầu tiêu dùng lớn nhưng xu hướng tiêu dùng của người dân TQ đang có sự thay đổi nhanh chóng.
Điển hình với mặt hàng gạo, năm 2017, TQ nhập từ Việt Nam tới 2,2 triệu tấn nhưng năm 2018 con số này mới dừng lại ở 1,3 triệu tấn. Nguyên nhân là do nhu cầu gạo của người dân TQ thay đổi theo hướng tăng sử dụng các sản phẩm gạo chất lượng cao.
Vì vậy, thay vì chỉ nhắm tới số lượng, các DN Việt Nam nên đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm có chất lượng và giá trị cao, đáp ứng được nhu cầu thị trường một cách lâu dài.
Trong khi đó, ông Huỳnh Quân – Tổng Giám đốc Tập đoàn phân phối và tiêu thụ nông sản tỉnh Liêu Ninh (TQ) thông tin, TQ là thị trường có quy mô lớn với hơn 1,4 tỷ dân. Trung bình mỗi năm TQ nhập khẩu 6 triệu tấn gạo, 13 triệu tấn tinh bột mì cùng rất nhiều loại nông sản, trái cây khác.
Khí hậu Việt Nam và TQ khác nhau, trong khi phần lớn lãnh thổ Việt Nam có khí hậu nóng ẩm thì nhiều vùng của TQ có mùa đông lạnh giá vì vậy sản phẩm nông sản Việt Nam và TQ có thể sung cho nhau rất tốt.
Đặc biệt là người tiêu dùng TQ đánh giá nông sản, trái cây Việt Nam phong phú, thơm ngon và giá cả khá cạnh tranh. Đây chính là lợi thế và cơ hội để các DN Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này.
Về phía Việt Nam cần đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu cho các các sản phẩm nông sản vì hiện nay ưu tiên hàng đầu của DN nhập khẩu TQ không phải là giá cả mà là chất lượng sản phẩm và bao bì đầy đủ thông tin.
Theo Danviet
Làm OCOP không thể theo mệnh lệnh hành chính, không "đóng khuôn"
Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam, trong bối cảnh ứng dụng khoa học công nghệ là đòi hỏi tất yếu, chúng ta sẽ triển khai tổ chức sản xuất sản phẩm OCOP theo mô hình nông nghiệp 4.0 với 3 trụ cột quan trọng là Nông trại thông minh - Nông dân thông minh - Công chức thông minh.
1.500 sản phẩm có thể gắn sao
Theo báo cáo của Văn phòng Điều phối nông thôn mới T.Ư, hiện cả nước có 6.270 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất (có đăng ký kinh doanh), trong đó có 3.126 doanh nghiệp, chiếm 76,6% số doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp trong cả nước, tổ chức sản xuất 4.823 sản phẩm lợi thế thuộc 6 nhóm: Thực phẩm đồ uống; thảo dược; vải may mặc; đồ lưu niệm, nội thất, trang trí; và dịch vụ du lịch.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thăm gian hàng OCOP của tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: K.N
Trên cơ sở những tiềm năng sẵn có tại các địa phương, ngày 7.5.2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 490/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018-2020.
Trọng tâm của OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị do các thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể.
Theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam, mặc dù hiện nay mới chỉ có 18/63 tỉnh, thành phố phê duyệt đề án OCOP nhưng sản phẩm có khả năng được gắn sao đã lên đến con số 1.579.
"Nếu được chú trọng đầu tư, chỉ đạo tổ chức thực hiện một cách cụ thể, bài bản, đồng bộ thì việc triển khai OCOP sẽ rất thuận lợi, tạo chuyển biến căn bản trong phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân" - ông Nam nói.
Đơn cử như tỉnh Quảng Ninh - địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai chương trình OCOP, đến nay, sau hơn 5 năm, tỉnh đã có 130 tổ chức kinh tế tham gia chương trình; phát triển được 322 sản phẩm, trong đó, số sản phẩm đạt sao là 131; doanh số bán hàng của các tổ chức kinh tế tham gia chương trình năm 2017 đạt gần 700 tỷ đồng nhờ gia tăng giá trị sản phẩm trên 30% và tăng về quy mô sản xuất trên 18%. Thu nhập bình quân của người dân khu vực nông thôn được cải thiện đáng kể, từ 10 triệu đồng/người (năm 2010) lên 36 triệu đồng/người (năm 2017).
Nhà nước đóng vai trò kiến tạo
Từ thực tế triển khai tại địa phương, ông Lý Anh Dũng - Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ, Ban Xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh cho rằng, để thực hiện thành công OCOP, Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để hỗ trợ các khâu đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm và định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ.
Ngoài ra, các chính sách không nên áp đặt ý chí chủ quan, mệnh lệnh hành chính cho các sản phẩm OCOP, mà cần khuyến khích, hỗ trợ cho các tổ chức kinh tế phát triển sản xuất sản phẩm hướng theo chuỗi giá trị hoàn chỉnh.
"Sở dĩ OCOP ở Quảng Ninh đạt được thành công nhờ chúng tôi coi đó là một chương trình phát triển kinh tế quan trọng của cộng đồng, do đó cần nhận thức đúng về nó, ứng xử với nó đúng các quy luật kinh tế và gắn với lợi ích của đối tượng cần hướng tới; thường xuyên tổ chức truyền thông, nâng cao nhận thức; tổ chức quản lý chương trình khoa học theo hệ thống, từng khâu, từng bước thực hiện; đồng thời, tập trung chỉ đạo điểm tạo bước đột phá ngay từ nhóm sản phẩm OCOP đầu tiên" - ông Dũng nói.
Tại hội thảo quốc tế về chương trình OCOP do Bộ NNPTNT vừa tổ chức, nhiều địa phương kiến nghị, để thúc đẩy chương trình OCOP, Nhà nước cần sớm ban hành các chính sách nhằm nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ đối với sản phẩm OCOP, đặc biệt là các sản phẩm chủ lực của các tỉnh, thành.
Ngoài ra, cần ban hành chu trình OCOP thường niên phù hợp với từng vùng miền địa phương. Hỗ trợ công tác tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông, có hướng dẫn cụ thể đối với cộng đồng dân cư, các tổ chức đăng ký sản phẩm mới tham gia chương trình. Hướng dẫn triển khai lập quy hoạch mạng lưới các trung tâm, điểm bán hàng OCOP trên địa bàn cả nước; xây dựng quy định thống nhất chung trong quản lý đối với các điểm bán hàng.
Theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam, OCOP là một chương trình mở, không đóng khuôn và chưa có tiền lệ. Điểm quan trọng trong chương trình là phát triển nhóm sản phẩm dịch vụ du lịch nông nghiệp, là một lợi thế rất lớn của các địa phương, nơi có sự đa dạng đặc biệt lớn về địa lý, bản sắc văn hóa dân tộc, các sản vật vùng miền.
Theo Danviet
Hà Nội giấu dịch, Bộ NNPTNT yêu cầu chấn chỉnh ngay Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch lở mồm long móng (LMLM) tại nhiều địa phương trên địa bàn TP. Hà Nội, ngày 26.12.2018, Bộ NNPTNT đã có Công văn số 10127/BNN-TY yêu cầu UBND TP.Hà Nội cần vào cuộc tích cực để khống chế dứt điểm dịch bệnh. 1.000 con lợn buộc phải tiêu hủy Theo kết quả kiểm tra...