Trung Quốc sẽ ép Việt Nam, Philippines đến mức Mỹ không thể giúp
Áp lực hiện nay với Trung Quốc dường như không có tác dụng răn đe khi những hành vi bắt nạt của Trung Quốc cho đến hiện nay vẫn không bị trả giá.
VOA ngày 14/8 bình luận, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói rằng Washington muốn tránh “một cái bẫy đối đầu chiến lược với Trung Quốc”, nhưng Bắc Kinh cuối tuần qua đã cắt xén những nỗ lực của Mỹ nhằm đóng băng các hành động khiêu khích ở Biển Đông, tiếp tục làm xói mòn các nguồn lực ngoại giao và quân sự của Mỹ trong trục chiến lược châu Á – Thái Bình Dương.
Theo học giả Michael Auslin từ Viện Doanh nghiệp Mỹ, nhìn vào cách mà các vùng biển ở châu Á đã thay đổi, nhìn vào những hành vi cưỡng ép ngày càng tăng của Trung Quốc đang “xâm lược biên giới” ngay hiện tại, Mỹ đã không làm bất cứ điều gì. Mỗi một lần Trung Quốc hành động lại là dịp Mỹ nhắc nhở về tầm quan trọng của trục chiến lược châu Á – Thái Bình Dương trong khi mọi người không biết phải làm gì với nó.
Giáo sư Hillary mann Leverett cho rằng, trong lúc Philippines và Việt Nam tìm kiếm sự giúp đỡ từ Washington thì Trung Quốc đang tìm mọi cách để ép 2 nước tới ngưỡng mà Bắc Kinh tin là sẽ làm bộc lộ sự yếu kém trong chiến lược châu Á của Mỹ, nơi Washington sẽ cho thấy rằng họ không thể giúp đỡ đồng minh và đối tác của mình.
Chính sách bành trường Biển Đông của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khiến khu vực càng trở nên bất ổn
Đó là một quyết định chiến lược thực sự của Trung Nam Hải dựa trên giả định rằng Hoa Kỳ không thực sự sẽ đặt đủ khả năng quân sự của mình vào Biển Đông để chống lại Trung Quốc trong vấn đề mà Mỹ không thực sự quan tâm, Leverett bình luận.
Tờ Turkish Weekly ngày 14/8 cho biết, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khi tham dự ARF tại Naypyidaw, Myanmar hôm 8/8 đã tập trung vào vấn đề Biển Đông và kêu gọi: Mỹ và ASEAN phải có trách nhiệm chung để đảm bảo an toàn hàng hải cho các tuyến đường biển quan trọng toàn cầu.
“Chúng tôi phải làm việc với nhau để quản lý căng thẳng ở Biển Đông và quản lý chúng một cách hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế”, ông John Kerry tuyên bố. Tuy nhiên kêu gọi của ông đã bị Trung Quốc và một số nước thành viên ASEAN thân Bắc Kinh từ chối. Vương Nghị, Ngoại trưởng Trung Quốc thậm chí còn mỉa mai Mỹ rằng đang phóng đại căng thẳng Biển Đông?! Bắc Kinh cho rằng Biển Đông “về cơ bản vẫn hòa bình, ổn định”?!
Video đang HOT
Bất chấp những căng thẳng leo thang trong vụ Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, Vương Nghị cho rằng Biển Đông vẫn “ổn định” và không nghe nói có tàu thuyền nào bị cản trở khi đi qua đây. Tân Hoa Xã thậm chí còn vu cáo Mỹ “chống lưng” cho Việt Nam và Philippines chống Trung Quốc làm tăng nghi ngờ về ý định thực sự của Hoa Kỳ cho một giải pháp thân thiện khó khăn hơn để đạt được.
Sau cuộc họp tại ARF, ông John Kerry tiếp tục tới thăm Úc và tại đây ông tuyên bố, Mỹ sẽ tăng cường giám sát các hoạt động thực tế tại các đảo, bãi đá, rặng san hô và bãi cát ngầm trên Biển Đông. Trong khi đó Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf khẳng định, tất cả mọi thứ Washington đang làm là để giảm căng thẳng, giải quyết sự khác biệt thông qua ngoại giao chứ không phải các biện pháp cưỡng chế, gây mất ổn định giống như những gì Trung Quốc đã làm vài tháng qua.
Tàu hải cảnh Trung Quốc ngang nhiên và bất chấp luật pháp quốc tế
Tờ The Economist ngày 15/8 bình luận, Trung Quốc đã không kiềm chế các hoạt động khiêu khích trong “vùng biển tranh chấp” khi tiến hành nạo vét trong quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam), thậm chí còn công bố kế hoạch xây dựng (bất hợp pháp) 5 ngọn hải đăng ở Hoàng Sa. Tại diễn đàn ARF, Bắc Kinh tiếp tục bác bỏ kêu gọi đóng băng các hành động khiêu khích, làm thay đổi hiện trạng ở Biển Đông.
Trên thực tế ngay từ năm 2002 khi Trung Quốc và ASEAN ký kết tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) cũng đã quy định về sự cần thiết của việc đàm phám, ký kết bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) để giảm thiểu nguy cơ xung đột trên biển. 9 năm sau COC vẫn chưa đạt được trong khi Trung Quốc khẳng định rằng họ có thể xây dựng bất cứ thứ gì mình muốn ở Biển Đông nơi Bắc Kinh coi là “lãnh thổ” của mình. Kết quả đã dẫn đến sự bùng nổ các hoạt động xây dựng, cải tạo ở Biển Đông, biến các bãi đá và đảo nhỏ không người ở thành những nơi đồn trú.
COC vẫn đang được thảo luận và chẳng có gì cho thấy Bắc Kinh sẵn sàng chấp nhận một sự ràng buộc về mặt pháp lý khi Trung Quốc đặc biệt tìm cách thay đổi hiện trạng trên thực địa.
Diễn đàn an ninh khu vực ARF là một cơ chế trao đổi về an ninh lâu đời và toàn diện nhất, tuy nhiên nó không bao giờ phát triển thành một tập hợp mà vẫn nhạt nhẽo. 2 cơ chế khác của ASEAN là hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng với 8 cường quốc khác gồm Mỹ và Trung Quốc, Hội nghị thượng đỉnh Đông Á với 18 quốc gia hoặc thậm chí như Đối thoại Shangri-la hàng năm tại Singapore cũng chỉ là nơi tranh cãi giữa Trung Quốc với các nhà phê bình họ.
Đối với Mỹ, áp lực hiện nay với Trung Quốc dường như không có tác dụng răn đe khi những hành vi bắt nạt của Trung Quốc cho đến hiện nay vẫn không bị trả giá. Những kháng nghị ngoại giao với Bắc Kinh đến nay dường như đều không có hiệu lực.
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Trung Quốc kéo giàn khoan 981 xuống Trường Sa?
Đề phòng khả năng này, Philippines đã chuẩn bị cho nhiều tình huống khác nhau, tag gồm cả khả năng xung đột với Trung Quốc.
Tàu Hải cảnh Trung Quốc hung hãn ngăn cản tàu thực thi pháp luật Việt Nam kêu gọi Trung Quốc rút giàn khoan 981 khỏi vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
Tờ Inquirer ngày 21/7 đăng bài phân tích của Chito Sta. Romana viết sau khi quyết định đương đầu với Trung Quốc và bảo vệ lợi ích quốc gia, Tổng thống Philippines Aquino và chính phủ của ông đang phải đối mặt với thách thức ngày một khó khăn hơn, làm thế nào để đối phó với thủ đoạn phản ứng ngược từ phía Trung Quốc.
Sau khi Bắc Kinh chiếm quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough của Philippines năm 2012 và đàm phán song phương không thể giải quyết vấn đề, Manila cuối cùng đã không còn lựa chọn nào khác ngoài việc khởi kiện "đường lưỡi bò" và các hành vi hung hăng, vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc trên Biển Đông.
Tuy nhiên Trung Quốc đã hiểu sai động thái này như một hành động không thân thiện, một thách thức đối với yêu sách chủ quyền (phi lý) của họ ở Biển Đông. Với ảnh hưởng sâu rộng của Nho giáo, dường như Trung Quốc cảm nhận thấy dó là một sự xúc phạm hoặc chí ít là làm mất mặt Bắc Kinh.
Cộng đồng quốc tế đã chứng kiến những chiêu phản đòn của Trung Quốc trong năm qua, đầu tiên Trung Quốc đang tìm cách phong tỏa, chặn đường tiếp viện của Philippines cho 1 tiểu đội thủy quân lục chiến đang chốt giữ ngoài bãi Cỏ Mây (trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam).
Thậm chí càng về sau mọi thứ càng trở nên tồi tệ hơn khi người Trung Quốc bắt đầu công việc khai hoang bất hợp pháp để biến đổi một số bãi đá, rặng san hô trong quần đảo Trường Sa thành đảo nhân tạo, một thủ đoạn để khẳng định yêu sách chủ quyền lãnh thổ và lợi ích hàng hải (phi pháp), làm suy yếu quá trình tố tụng.
Trong trường hợp này có thể hiểu rằng Trung Quốc hoàn toàn có thể mở rộng công việc cải tạo bất hợp pháp trên bãi cạn Scarborough, thậm chí là kéo giàn khoan 981 ra khu vực bãi Cỏ Rong khi họ đã từng làm điều này trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
Chính quyền Tổng thống Aquino đã chuẩn bị cho những khả năng khác nhau, bao gồm cả khả năng xung đột với Trung Quốc. Nhưng nếu xem xét cẩn thận chính sách đối ngoại của Trung Quốc có thể thấy Manila và Bắc Kinh không chỉ đang phải đối mặt với một cuộc xung đột vũ trang, mà thậm chí còn là một cuộc chiến tranh lớn hơn.
Giàn khoan Hải Dương-981 là một phương tiện và thủ đoạn nguy hiểm để Trung Quốc hiện thực hóa "đường lưỡi bò".
Lãnh đạo Trung Quốc ông Tập Cận Bình đang hình dung ra một "giấc mơ Trung Hoa". Để đạt được mục tiêu này Trung Quốc cần có môi trường quốc tế hòa bình và ổn định và một cuộc chiến tranh sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động phát triển kinh tế của họ.
Nhưng ngay sau đó, Trung Quốc lại hành xử theo cách gây ra bao nghi ngờ và sợ hãi trong khu vực về ý định lâu dài của họ. Hành vi của Trung Quốc bị thúc đẩy bởi quan điểm "lợi ích cốt lõi và chủ quyền quốc gia Trung Quốc ở Biển Đông đang bị thách thức". Nó kích thích sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc đang tìm cách vượt qua "một thế kỷ bị sỉ nhục".
Trong ngắn hạn, các hành vi của Trung Quốc đang được thực hiện bởi nhu cầu chính trị và kinh tế của họ. Ông Tập Cận Bình đang củng cố vị trí của mình và không thể đủ khả năng được xem như một nhà lãnh đạo có thể quản lý tốt các vấn đề đối nội.
Nhưng sự thay đổi cán cân quyền lực đang diễn ra ở Châu Á giữa Trung Quốc và Mỹ là những gì có thể làm phức tạp thêm tình hình, kết quả là một cuộc cạnh tranh chiến lược tăng cường giữa một cường quốc đang lên và một quyền lực thống trị.
Lo sợ trước hành vi hung hăng của Trung Quốc, Philippines đã tăng cường quan hệ với Mỹ và Nhật Bản. Philippines cần được chuẩn bị cho một giai đoạn khó khăn trong quan hệ với Trung Quốc trong khi chờ đợi phán quyết của Tòa án Quốc tế về Luật Biển và phải đối phó với những đòn phản ứng Trung Quốc.
Ngay cả khi một chiến thắng pháp lý thuộc về Philippines, Manila cũng phải được chuẩn bị đương đầu với một giai đoạn khó khăn hơn. Cuối cùng, thách thức đối với Tổng thống Aquino là việc giữ gìn lợi ích quốc gia lâu dài và đảm bảo rằng "giấc mơ Trung Hoa" của Tập Cận Bình sẽ không trở thành một "cơn ác mộng" của Philippines.
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Hai tàu Trung Quốc phun vòi rồng vào nhau gần giàn khoan Ngày 29/5, tàu Trung Quốc phun nước gây hư hỏng một số thiết bị trên 1 tàu Kiểm ngư Việt Nam... Trong một diễn tiến khác, hai tàu Trung Quốc chạy song song gần giàn khoan và phun nước vào nhau, chưa rõ mục đích cụ thể. Theo thông tin mới nhất từ Cục Kiểm ngư (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông...