Trung Quốc sẵn sàng cung cấp vaccine cho công dân ở nước ngoài
Ngày 7/3, Trung Quốc thông báo nước này có kế hoạch thành lập các địa điểm tiêm vaccine phòng COVID-19 để tiêm vaccine cho công dân Trung Quốc ở nước ngoài, và cũng sẵn sàng làm việc với Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) để giúp cung cấp vaccine cho các vận động viên tham dự.
Vaccine phòng COVID-19 được phát triển bởi công ty công nghệ sinh học Sinovac ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp báo thường niên, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nêu rõ: “Chúng tôi đang chuẩn bị thiết lập các địa chỉ tiêm chủng trong khu vực với vaccine do Trung Quốc sản xuất, tại những nước khi điều kiện cho phép, nhằm tiêm chủng cho đồng bào cần tiêm chủng ở những nước láng giềng”.
Ông Vương Nghị cũng cho biết Trung Quốc cũng sẽ cung cấp vaccine cho các vận động viên tham gia Olympic. Theo kế hoạch, Trung Quốc sẽ tổ chức Olympic mùa đông 2022 trong khi Olympic mùa hè dự kiến diễn ra từ ngày 23/7 – 8/8 tại Nhật Bản.
Trung Quốc đã sản xuất một vài loại vaccine ngừa COVID-19 và tiến hành tiêm chủng với kế hoạch tiêm chủng cho 40% dân số nước này vào tháng 7 tới. Nước này cho biết có kế hoạch cung cấp 10 triệu liều vaccine cho Cơ chế cung cấp vaccine toàn cầu (COVAX) do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đứng đầu. Vaccine do các hãng dược phẩm Trung Quốc sản xuất, đã được cung cấp tới một vài nước, trong đó có Brazil, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).
'Chen hàng' tiêm vaccine Covid-19
Một tuần sau khi triển khai tiêm vaccine Covid-19, nhiều y bác sĩ phàn nàn các trợ lý và nhân viên của chính trị gia chen hàng tiêm trước.
Bộ trưởng Khoa học Khairy Jamaluddin, người đứng đầu kế hoạch y tế trị giá 985 triệu USD, cho biết ông sẽ điều tra vụ việc, kêu gọi những người tố cáo liên hệ trực tiếp, cam kết giấu tên và bảo mật thông tin.
Video đang HOT
"Nhóm điều tra đã xem xét bình luận trên mạng xã hội của những người bị ảnh hưởng bởi tình trạng chen ngang khi tiêm vaccine. Tôi lập tức chia sẻ thông tin đến Chong Chee Kheong, phó giám đốc cơ quan y tế Malaysia, người đang cùng thực hiện chiến dịch tiêm chủng. Chúng tôi coi trọng tất cả khiếu nại liên quan. Phân phối vaccine công bằng là yếu tố tiên quyết", ông viết trên Twitter.
Bộ trưởng Khairy đã tích cực giải quyết các lo ngại về chương trình tiêm chủng, đảm bảo với người dân về độ an toàn của vaccine cũng như ghi nhận ý kiến trái chiều của công chúng.
Kế hoạch tiêm phòng của Malaysia dự kiến hoàn thành trong năm 2021. Chương trình gồm ba giai đoạn. Từ tháng 2 đến tháng 4, 300.000 nhân viên y tế tuyến đầu và 200.000 lao động thiết yếu không thuộc lĩnh vực y tế (trong đó có chính trị gia và nhân viên an ninh) sẽ được tiêm chủng. Nhóm tiêm vaccine tiếp theo là người già, có bệnh nền. Cuối cùng, người trưởng thành tại Malaysia được tiêm phòng.
Nhân viên y tế Malaysia cầm một lọ vaccine Pfizer tại Bệnh viện Sungai Buloh. Ảnh: AP
Người dân ban đầu phản đối việc ưu tiên tiêm phòng cho chính trị gia thay vì người lao động trong lĩnh vực giáo dục. Giới chức cho biết quyết định này được đưa ra vì các nhà lập pháp có tầm ảnh hưởng, việc tiêm chủng cho họ sẽ thúc đẩy niềm tin vaccine của người dân.
Chuyên gia y tế công cộng Khor Swee Kheng cho biết chính phủ có thể giải quyết vấn đề theo hai cách.
"Thứ nhất, cần công khai khuôn khổ và cách thức đưa ra quyết định, chứ không chỉ ban bố danh sách ưu tiên theo kiểu từ trên xuống. Thứ hai, phải cho biết lý do nhóm dân số A được tiêm phòng sớm hơn nhóm dân số B, chứ không chỉ công bố trình tự", ông nói.
Song nhiều chuyên gia khác cho rằng chương trình đã diễn ra suôn sẻ ở tuần đầu tiên, không gặp bất cập trong công tác hậu cần, việc bảo quản vaccine, tiếp cận những cộng đồng xa xôi hoặc lãng phí liều tiêm.
Theo nhà phân tích sức khỏe Nazihah Noor của Viện nghiên cứu Khazanah, củng cố lòng tin của công chúng rất quan trọng.
"Độ tín nhiệm của người dân thực sự cần thiết để đảm bảo mọi nỗ lực ngăn chặn và vượt qua đại dịch đều hiệu quả. Cách chính nhằm xây dựng và thúc đẩy lòng tin là làm việc minh bạch, công khai. Ví dụ, danh sách nhóm đủ điều kiện tiêm phòng giai đoạn 1 phải được công bố trước khi đợt hai bắt đầu, chứ không phải sau đó", bà nói.
Nazihah cho rằng vấn nạn "chen hàng" tiêm vaccine rất đáng lo ngại. Nó có thể làm suy yếu nỗ lực giải quyết đại dịch, dẫn đến giảm động lực làm việc của nhân viên y tế trong một hệ thống vốn đã quá tải, khi các ca nhiễm tiếp tục tăng lên. Đến nay, Malaysia ghi nhận hơn 300.000 trường hợp dương tính nCoV.
Dù Bộ trưởng Khoa học Khairy đã có động thái nhằm hạn chế tình trạng này, bà Nazihah cho rằng như vậy chưa đủ.
"Những người tố cáo có thể sợ bị trả thù nếu khiếu nại, đặc biệt nếu người bị chen hàng có chức vụ, quyền lực", bà nói. "Như vậy, chỉ dựa vào người tố cáo không phải cách bền vững để giải quyết vấn đề, đặc biệt khi chương trình tiêm chủng đang diễn ra. Thay vào đó, chính phủ phải chủ động đảm bảo chỉ người đáp ứng tiêu chí của các giai đoạn cụ thể mới được tiêm vaccine".
Nhân viên y tế xếp hàng tiêm vaccine tại một bệnh viện ở Kuala Lumpur. Ảnh: Reuters
Theo ông Khairy, đến nay, khoảng 1,47 triệu người đã đăng ký tiêm chủng, chiếm 6,1% dân số cả nước, thấp hơn nhiều so với mục tiêu 80% vào quý đầu năm tới.
Khác với các đồng nghiệp, một số y bác sĩ cho biết công tác tiêm phòng không có nhiều bất cập. Bác sĩ chuyên khoa phổi Helmy Haja Mydin, vừa tiêm vaccine hôm 3/3, nhận định quá trình diễn ra "suôn sẻ".
"Đã có một số lời phàn nàn về tình trạng ít người tiêm vaccine, nhưng thật lòng tôi chưa từng hy vọng con số trong tuần đầu tiên sẽ quá lớn. Theo lý thuyết 'đường cong chấp nhận sản phẩm', sẽ có một lượng người dùng sớm. Đối với những người bảo thủ, họ sẽ chờ và xem hiệu quả vaccine ra sao", ông nói.
Malaysia là thành viên của sáng kiến phân phối vaccine công bằng Covax của Tổ chức Y tế Thế giới. Nước này dự kiến nhận được 41,1 triệu liều tiêm từ hãng dược AstraZeneca, Viện Gamaleya của Nga và Công ty Công nghệ sinh học Sinovac, Cansino của Trung Quốc, bên cạnh 6,4 triệu liều vaccine Covax.
Hong Kong (Trung Quốc): Một người tử vong sau khi tiêm vaccine Covid-19 của Sinovac Một người đàn ông 63 tuổi ở Hong Kong (Trung Quốc) vừa tử vong cách đây không lâu sau khi tiêm vaccine ngừa Covid-19 của hãng Sinovac. Một cuộc điều tra đang được tiến hành dưới sự phối hợp của công ty này với chính quyền Hong Kong. Chính quyền Hong Kong ngày 2/3 đã ra thông cáo báo chí về việc đang...