Trung Quốc phát triển tên lửa có khả năng tấn công khắp thế giới
Tờ Want Daily ngày 15/8 đưa tin quân đội Trung Quốc đang phát triển tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng DF-5B có khả năng bắn tới bất cứ vị trí nào trên thế giới.
Một vụ thử tên lửa của Trung Quốc (Ảnh: Want Daily)
Hiện quân đội Trung Quốc đang sở hữu những tên lửa đạn đạo như DF-31A, DF-41 và JL-2. Tên lửa DF-31A có tầm bắn 10.000km, có thể bắn tờ Bờ Tây của Mỹ, trong khi mẫu DF-41 có tầm bắn từ 12.000-15.000km và có thể mang theo ba đầu đạn hạt nhân. Tuy nhiên, tên lửa DF-41 đang trong quá trình thử nghiệm. Ngoài ra, tên lửa JL-2 có tầm bắn khoảng 8.000km có thể bắn được từ một tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Thời gian qua, truyền thông Mỹ và Nhật Bản đưa tin Trung Quốc có thể đang thử nghiệm thêm mẫu DF-5A.
Chuyên gia về quân sự Trung Quốc, ông Gao Feng cho rằng vụ thử DF-41 mới đây là một cuộc thử nghiệm thường kỳ, trong khi vụ phóng thử DF-5A dường như để thử khả năng của nhiên liệu dưới dạng lỏng mới.
Theo ông Gao, dù cho mẫu DF-31A hay DF-41 đang được sử dụng hoặc sắp hoàn tất quá trình thử nghiệm, quân đội Trung Quốc vẫn nên đầu tư phát triển tên lửa sử dụng nhiên liệu dạng lỏng vì loại nhiên liệu này cho tên lửa khả năng bay xa và có sức công phá mạnh mẽ hơn.
Video đang HOT
Thông tin mà ông Gao đưa ra càng có thêm cơ sở khi thời gian qua, Nga cũng thông báo đang phát triển tên lửa đạn đạo sử dụng nhiên liệu dạng lỏng loại mới trên mẫu SS-18.
Cách đây không lâu, truyền thông Trung Quốc cũng công bố những bức hình cho thấy quân đội nước này đang phát triển thêm cả mẫu tên lửa DF-5B. So sánh với mẫu 5A, mẫu tên lửa DF-5B có động cơ được cải tiến và có độ chính xác cao.
Một số tờ báo của Trung Quốc khẳng định tên lửa DF-5B có tầm bắn lên tới 15.000km, cho phép tên lửa này bắn tới mọi vị trí trên toàn thế giới và mang theo từ 4-6 đầu đạn hạt nhân.
Ngọc Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Mỹ công bố kế hoạch phát triển tên lửa nhằm "răn đe" Trung Quốc
Tuần qua, Hải quân Mỹ đã giới thiệu kế hoạch nhằm tận dụng lợi thế trước Trung Quốc trong lĩnh vực tên lửa chống hạm.
Tên lửa Tomahawk Block IV (Ảnh Raytheon)
Bắt đầu từ năm tài khóa 2017, Hải quân Mỹ sẽ bắt đầu chương trình Offensive Anti-Surface Warfare (OASuW) Increment II nhằm triển khai quá trình sử dụng tên lửa chống hạm tiên tiến nhất, thay thế cho tên lửa Boeing RGM-84 Harpoon hiện nay.
Phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) ở thủ đô Washington, Phó Đô đốc Joseph Aucoin, người hiện đang giữ chức Phó Tư lệnh Hải quân Mỹ, cho biết tên lửa hàng chính tầm xa chống hạm (LRASM) sẽ được hoàn tất với mẫu Tomahawk Block IV cho chương trình OASuW.
"Điều tôi muốn công bố ở đây là năng lực của Hải quân Mỹ sẽ được cải thiện đáng kể khi chúng ta bắt đầu sử dụng Block IV và với những gì đang có với chương trình LRASM, chúng ta đã có được hai mẫu tên lửa hoàn thiện cho thế hệ vũ khí tấn công tiếp theo", Phó Đô đốc Aucoin chia sẻ.
Truyền thông Mỹ trước đó cho biết chương trình LRASM là một chương trình hợp tác chung giữa Hải quân, Không quân và Cơ quan Quản lý các Dự án nghiên cứu quốc phòng hiện đại (DARPA) nhằm hạn chế khoảng cách trước khi chương trình OASuW II được triển khai. Các tên lửa thuộc chương trình LRASM được sản xuất bởi tập đoàn Lockheed Martin và được cho là có tầm bắn lên tới 500 hải lý với sức công phá lớn.
Ban đầu, chương trình LRASM được xây dựng với mục tiêu sản xuất cho Không quân và Hải quân Mỹ một loại tên lửa tầm xa được trang bị thiết bị dẫn đường và có khả năng công phá mục tiêu với độ chính xác cao, đặc biệt trong môi trường tác chiến điện tử mạnh như hiện nay. Để làm được điều này, các bên liên quan đã sử dụng các bộ cảm biến được sử dụng trên tàu chiến cùng với hệ thống dẫn bán tự động nhằm giảm sự phụ thuộc vào các nền tảng cung cấp thông tin tình báo, theo dõi hay giám sát của tên lửa, cũng như tăng cường khả năng liên kết giữa các hệ thống mạng và hệ thống định vị của tên lửa. Ngoài ra, tên lửa thuộc chương trình LRASM cũng sử dụng công nghệ để tránh những biện pháp đối phó của đối phương trong khi vẫn bắn được tới mục tiêu đã dự địn
Trong khi đó, tờ USNI News chỉ ra rằng chương trình LRASM hiện chỉ mới có tên lửa cho Không quân Mỹ, còn chương trình OASuW II sẽ tập trung phát triển tên lửa để sử dụng trên các Hệ thống Phóng tên lửa thẳng đứng Mk 41 (VLS) cho các tàu khu trục và tuần dương hạm của Hải quân Mỹ trong thời gian tới.
Về tên lửa Tomahawk Block IV, đây là mẫu tên lửa từng được Hải quân Mỹ sử dụng trong hàng chục năm với nhiều phiên bản. Mẫu Tomahawk Block IV được phát triển bởi tập đoàn Raytheon và có tầm bắn lên tới 1.600 km và có thể hoạt động trong nhiều điều kiện môi trường. Trên trang chủ, tập đoàn Raytheon khẳng định: "Cải tiến mới nhất của tên lửa Tomahawk Block IV bao gồm hệ thống kết nối dữ liệu vệ tinh hai chiều, cho phép tên lửa có thể tránh bị can thiệp trong môi trường tác chiến điện tử".
Ông Bryan Clark, chuyên gia phân tích tại Trung tâm Đánh giá Chiến lược và Ngân sách (CSBA), nhận định việc kết hợp tên lửa của chương trình LRASM và Tomahawk Block IV là một ý tưởng hay của quân đội Mỹ.
Ngoài ra, ông Clark cũng đánh giá cao sức mạnh của thế hệ tên lửa mới của quân đội Mỹ khi cho rằng nó sẽ giúp cho các thuyền trưởng không phải lên kế hoạch quá cụ thể cho những chiến dịch trên bộ hay nhằm vào tàu đối phương.
Với chương trình OASuW II và LRASM, Hải quân Mỹ được cho là đang tạo ra khoảng cách đáng kể với các quốc gia khác, trong đó có Trung Quốc. Một khi được triển khai, các tên lửa tầm xa thế hệ mới sẽ giúp các tàu chiến Mỹ trở nên nguy hiểm hơn trong trường hợp cần phải tấn công đối phương từ khoảng cách mà tên lửa của họ chưa thể bắn tới.
Ngọc Anh
Theo Dantri/National Interest
Tên lửa siêu thanh Trung Quốc đang thách thức Mỹ? Chỉ trong vòng 18 tháng qua, Trung Quốc đã tiến hành tới 4 cuộc thử nghiệm vũ khí siêu thanh, một dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang đẩy mạnh nỗ lực chế tạo các loại vũ khí tiên tiến và có thể sẽ thách thức vai trò thống lĩnh của Mỹ trong tương lai. Một trong các vụ thử nghiệm vũ khí...