Trung Quốc phát triển siêu camera 500 MP để giám sát người dân
Công nghệ nhận diện khuôn mặt tại quốc gia tỷ dân tiếp tục được nâng lên tầm cao mới với camera độ phân giải 500 MP. Trung Quốc đã ứng dụng nhận diện khuôn mặt vào nhiều lĩnh vực như truy tìm tội phạm, theo dõi quá trình học tập của sinh viên, thậm chí thay thế vé lên tàu hỏa.
Chưa dừng lại ở đó, họ vừa phát triển “ siêu camera” có khả năng chụp chi tiết hàng nghìn khuôn mặt cùng lúc, theo The Next Web.
Đây là hệ thống camera sử dụng thuật toán AI do Đại học Fudan (Thượng Hải) và Viện Quang học, Cơ học và Vật lý của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc cùng hợp tác nghiên cứu.
Hệ thống nhận dạng khuôn mặt tại Trung Quốc sắp có thêm camera 500 MP.
“Siêu camera” có khả năng chụp ảnh toàn cảnh rõ nét đến từng khuôn mặt, thích hợp cho việc sử dụng tại những nơi đông đúc, không gian rộng lớn như sân vận động, ga tàu điện ngầm.
Phần lớn các chuyên gia Trung Quốc tán đồng việc sử dụng hệ thống này vào quân sự, an ninh công cộng, tuy nhiên một số ít cũng bày tỏ lo ngại về bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư.
Video đang HOT
Hệ thống cung cấp hình ảnh độ phân giải 500 MP, gấp năm lần khả năng nhìn thấy của mắt người. Khi được kết hợp với AI, nhận diện khuôn mặt và giám sát theo thời gian thực, camera có thể phát hiện ra mặt người, đối chiếu với cơ sở dữ liệu để tìm được mục tiêu cần theo dõi ngay lập tức.
Ngoài ra, camera 500 MP cũng có khả năng quay phim tương tự chụp ảnh. Hình ảnh và video được tải lên một trung tâm dữ liệu đám mây, cho phép nhiều bên sử dụng vào những mục đích khác nhau.
Giáo sư Li Daguang của Đại học Quốc phòng Trung Quốc cho rằng hệ thống camera này có thể dùng để giám sát tại căn cứ quân sự, bãi phóng vệ tinh và biên giới nhằm ngăn chặn các đối tượng khả nghi xâm nhập hoặc người từ bên trong đào thoát ra ngoài.
Theo The Next Web, Trung Quốc đang phát triển hệ thống “tín dụng xã hội” để đánh giá 1,4 tỷ dân, trong đó camera giám sát là một khâu quan trọng.
Ước tính có đến 200 triệu camera đang triển khai trên các đường phố của nước này. Con số đó sẽ tăng lên thành 626 triệu vào năm 2020. Camera 500 MP có thể được sử dụng vào hệ thống giám sát khổng lồ hiện tại.
Không riêng Trung Quốc, một số quốc gia khác trên thế giới cũng bắt đầu sử dụng camera giám sát. Đầu tháng 9, Tòa án Tối cao Anh ra phán quyết cho phép cảnh sát sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt để tìm đối tượng tại những nơi công cộng.
Ấn Độ lên kế hoạch xây dựng trung tâm dữ liệu khuôn mặt khổng lồ thông qua các camera giám sát trên cả nước. Thông tin được dùng để đối chiếu với dữ liệu tội phạm quốc gia.
Theo Zing
Nhà sản xuất camera gắn thân cho cảnh sát Mỹ dừng cung cấp công nghệ nhận dạng khuôn mặt vì lo cảnh sát sẽ bắt nhầm
Đang có một làn sóng phản ứng dữ dội và ngày càng tăng trong nước Mỹ về việc sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt để thực thi pháp luật của cảnh sát.
Axon, nhà cung cấp camera gắn thân cho cảnh sát và phần mềm nhận diện khuôn mặt lớn nhất nước Mỹ vừa chính thức tạm dừng việc sử dụng các hệ thống nhận dạng khuôn mặt, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trên các thiết bị camera gắn thân của hãng.
Đại diện Axon khẳng định: "Công nghệ nhận diện khuôn mặt hiện tại chưa đủ tin cậy để sử dụng cho mục đích thực thi pháp luật".
Trước đây Axon từng cung cấp cho các cơ quan cảnh sát Mỹ những bộ camera gắn thân, vũ khí không sát thương và cả drone để phục vụ cho mục đích thực thi pháp luật. Quyết định trên của Axon một lần nữa cho thấy, công nghệ nhận dạng khuôn mặt vẫn chưa thể ứng dụng trong các ngành nghề đòi hỏi sự chính xác và nhạy cảm như cảnh sát.
Ban lãnh đạo công ty nhấn mạnh: "Công nghệ nhận dạng khuôn mặt không nên được triển khai cho đến khi công nghệ này hoạt động được với độ chính xác cao, bất kể sự khác biệt giữa các chủng tộc, sắc tộc, giới tính và các nhóm nhận dạng khác".
Thông tin trên xuất hiện không lâu sau khi San Francisco trở thành thành phố đầu tiên tại Mỹ cấm cảnh sát và các cơ quan hành chính công sử dụng phần mềm nhận dạng khuôn mặt vào tháng 5/2019.
Thậm chí Microsoft mới đây cũng từ chối yêu cầu bán công nghệ nhận dạng khuôn mặt cho các cơ quan thực thi pháp luật. Họ cho rằng, công nghệ nhận dạng hiện tại chưa đủ độ chính xác và đủ khả năng phân tích các khuôn mặt nếu chúng di chuyển quá nhanh. Nếu đưa ra các phỏng đoán không chính xác, chúng có thể gây tổn hại thanh danh của người bị bắt oan.
Đó là ở Mỹ nhưng còn ở Trung Quốc, mọi thứ dường như đang ngược lại. Hồi năm ngoái xuất hiện hình ảnh các cảnh sát ở Trịnh Châu, Trung Quốc trang bị kính râm, tích hợp công nghệ nhận dạng khuôn mặt để phát hiện tội phạm.
Sở dĩ còn nhiều vấn đề tranh cãi xung quanh việc sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt trong công tác thực thi pháp luật, đó là trong quá khứ đã từng xảy ra nhiều vụ rắc rối, lùm xùm liên quan đến phân biệt chủng tộc, giới tính mà thủ phạm chính là do hệ thống nhận dạng này.
Axon cho biết, công nghệ nhận dạng hiện chưa thể hiểu khái niệm phân biệt chủng tộc và giới tính. Đơn cử như hệ thống nhận dạng khuôn mặt của Rekognition của Amazon từng được Cơ quan thực thi di trú và Hải quan Mỹ sử dụng. Theo các nhà nghiên cứu đến từ MIT, Rekognition gặp khó trong việc xác định giới tính của một người, đặc biệt khi họ có màu da ngăm đem.
Hãng Axon khẳng định sẽ không thương mại hóa bất kỳ phần mềm nhận dạng khuôn mặt trên camera gắn thân tại thời điểm hiện nay. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa Axon sẽ từ bỏ công nghệ đầy tiềm năng này.
Axon đang hợp tác cùng các nhà nghiên cứu độc lập trong lĩnh vực thuật toán và dữ liệu chống phân biệt. Cho tới khi Axon cảm nhận mọi thứ đã hoàn thiện 100%, hãng sẽ sớm đưa công nghệ này quay trở lại trên camera của cảnh sát, nhằm phục vụ công tác giữ gìn an ninh tốt hơn.
Theo GenK
Trường học đầu tiên ở Mỹ triển khai hệ thống camera nhận diện khuôn mặt Lockport City School District, trường học tại New York (Mỹ) sẽ bắt đầu thử nghiệm hệ thống camera nhận diện khuôn mặt mang tên "Aegis" từ ngày 3/6 sắp tới. Theo Engadget, đây sẽ là nơi đầu tiên tại Mỹ triển khai hệ thống camera nhận diện khuôn mặt cho học sinh và giáo viên. Toàn bộ camera và phần mềm điều khiển...