Trung Quốc phát triển robot giúp các bác sĩ chiến đấu với Covid-19
Mỗi robot có giá 72.000 USD, sử dụng cơ chế tay điều khiển như công nghệ đang dùng trên tàu thăm dò mặt trăng và được vận hành bởi chính đội ngũ bác sĩ.
Robot có thể nghe tim phổi, lấy các bài kiểm tra dịch vòm miệng bệnh nhân
Do tính chất dễ lây lan của virus Corona chủng mới, các bác sĩ sẽ khó giữ an toàn khi tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân mà không có trang phục bảo hộ chuyên dụng. Chính vì lý do này, các nhà nghiên cứu tại Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) đã tạo ra loại robot nhằm giúp đội ngũ bác sĩ trong việc chống dịch Covid-19.
Cỗ máy gồm một cánh tay robot động có thể thực hiện chuỗi nhiều nhiệm vụ như lấy các bài kiểm tra siêu âm và tăm bông thấm dịch họng, nghe tiếng âm thanh tim phổi… Nhiều trong số các nhiệm vụ đòi hỏi sự giám sát và công sức của con người, nhưng ưu điểm là robot có thể được điều khiển từ xa, giúp bác sĩ có được khoảng cách an toàn trong quá trình làm việc với người bệnh.
Video đang HOT
Việc vận hành diễn ra bán tự động với sự giám sát và điều chỉnh của các bác sĩ
Ý tưởng đến từ Giáo sư Zheng Gangtie (Đại học Thanh Hoa) vào thời điểm dịch bắt đầu bùng phát tại Vũ Hán (Trung Quốc) cuối tháng 1.2020. Robot sử dụng cơ chế tay giống với công nghệ được sử dụng trên các trạm không gian và robot thám hiểm mặt trăng ngày nay. Ban đầu, nhóm nghiên cứu định để robot tự vận hành hoàn toàn, nhưng các bác sĩ cho rằng sự can thiệp của họ có thể đóng góp đến quá trình phục hồi của bệnh nhân.
Theo Neowin, tính tới nay nhóm của Giáo sư Zheng đã đưa vào vận hành 2 robot. Một trong hai đang hoạt động ở Bệnh viện Liên hiệp Vũ Hán (Trung Quốc) để cho các bác sĩ tập huấn sử dụng. Máy còn lại vẫn trong phòng thí nghiệm. Nếu mọi thứ diễn ra theo kế hoạch, ông Zheng cho biết robot có thể phối hợp với các y bác sĩ để thăm khám, điều trị bệnh nhân từ cuối tuần này.
Giá hoàn thiện mỗi con robot là 72.000 USD. Giáo sư Zheng không có ý định thương mại hóa thiết kế nhưng vẫn đang tìm kiếm các công ty muốn đầu tư.
Ca cấp cứu chưa từng có trên Trạm Vũ trụ Quốc tế
Không có phòng cấp cứu, đây là cách một thành viên phi hành đoàn được bác sĩ chữa bệnh trong không gian.
Một thành viên phi hành đoàn thuộc Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch cổ lúc làm nhiệm vụ trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).
NASA đã liên lạc với bác sĩ Stephan Moll thuộc Đại học Bắc Carolina, một chuyên gia trong lĩnh vực để lên kế hoạch điều trị trường hợp này.
Danh tính thành viên bị cục máu đông không được NASA tiết lộ. Theo CNET, nhiệm vụ của thành viên này kéo dài 6 tháng nhưng phát hiện máu đông vào tháng thứ 2, trong lúc siêu âm cổ phục vụ nghiên cứu.
Bác sĩ Stephan Moll thuộc Đại học Bắc Carolina, chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu máu đông.
Như thường lệ, bác sĩ sẽ xem qua hồ sơ bệnh án để tìm cách điều trị, song chưa từng có trường hợp điều trị cục máu đông ngoài không gian. Do không thể đưa ông lên vụ trụ, Moll đành nghiên cứu rồi đưa ra giải pháp từ Trái Đất.
Theo bác sĩ Moll, các phương án được cân nhắc rất cẩn thận vì không có phòng cấp cứu ngoài không gian. Cuối cùng, Moll và các thành viên phi hành đoàn thống nhất phương án điều trị bằng cách tiêm chất làm loãng máu có sẵn trên tàu với liều lượng hợp lý trước khi chất mới được đưa từ Trái Đất.
Chất loãng máu được tiêm cho thành viên trong 40 ngày trước khi chuyển sang dùng thuốc từ tàu tiếp tế. Người này đã ngừng sử dụng thuốc trước khi trở về Trái Đất và không cần theo dõi thêm.
Trường hợp điều trị cục máu đông ngoài không gian được bác sĩ Moll đưa vào bài báo đăng trên Tạp chí Y học New England ngày 2/1. Trước đó vào tháng 11/2019, 6 trên 11 thành viên phi hành đoàn khỏe mạnh của NASA bị phát hiện những vấn đề liên quan đến máu.
Nghiên cứu tập trung vào các triệu chứng về máu của phi hành gia trong các nhiệm vụ dài hạn. Bài báo ghi rằng cục máu đông hình thành trong cơ thể phi hành gia khỏe mạnh là "vấn đề mới liên quan đến các nhiệm vụ không gian".
Moll và các nhà khoa học NASA yêu cầu có thêm nhiều nghiên cứu về các triệu chứng hình thành máu đông trong không gian, bao gồm phương pháp điều trị và cách đề phòng.
Theo Zing
Vì sao trí tuệ nhân tạo của Google có thể chẩn đoán ung thư vú chính xác hơn nhiều so với các bác sĩ giỏi nhất? Trí tuệ nhân tạo DeepMind AI của Google sẽ mang đến một bước tiến lớn trong việc phát hiện sớm ung thư vú, với độ chính xác cao hơn nhiều so với các bác sĩ, theo các tác giả của công trình nghiên cứu. Hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) do Google phát triển có thể chẩn đoán và phát hiện mầm...