Trung Quốc phát triển máy bay ném bom H-10 để tấn công tàu sân bay Mỹ?
Trong bối cảnh mới, Nga-Mỹ-Trung chạy đua phát triển máy bay ném bom chiến lược, trong đó, H-10 của TQ sẽ sử dụng bom hạt nhân.
Máy bay ném bom chiến lược siêu âm Tu-160 của Nga.
Ngày 27/6, tuần san “Người đưa tin công nghiệp quốc phòng” Nga cho biết, kế tiếp Mỹ và Trung Quốc, Nga cũng sẽ nghiên cứu chế tạo máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới, là hệ thống hàng không triển vọng mới của lực lượng hàng không tầm xa, tăng cường lực lượng răn đe hạt nhân trên không.
Gần đây, khi thị sát căn cứ không quân Nga, Tổng thống Nga Putin xác nhận, Nga sẽ thiết kế và nghiên cứu chế tạo máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới, mặc dù hoạt động này đầu tư tương đối lớn, khó khăn tương đối nhiều, nhiệm vụ khắc phục khó khăn về công nghệ tương đối nặng nề, nhưng công việc này phải được triển khai.
Trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc đấu đá lẫn nhau, tích cực thực hiện chương trình tương tự, mặc dù chuyên gia Quân đội Nga đến nay còn chưa có kết luận về vấn đề nghiên cứu chế tạo máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới trong 5-10 năm tới liệu có phù hợp hay không, nhưng bản thân quyết định đẩy nhanh tiến trình nghiên cứu chế tạo liên quan của giới lãnh đạo Nga là hợp lý.
Hiện nay, Không quân Mỹ có số lượng máy bay ném bom chiến lược nhiều nhất thế giới, chủ yếu là B-2A, B-1B, B-52, có thể đảm đương rộng rãi các nhiệm vụ chiến đấu, là một hòn đá tảng của sức mạnh quân Mỹ.
Là một yếu tố ngăn chặn chiến lược quan trọng, vừa có thể tiến hành tấn công hạt nhân khi chiến tranh quy mô lớn nổ ra, vừa có thể sử dụng bom đạn hàng không chính xác cao trong các cuộc xung đột cục bộ, đánh đòn phủ đầu, tiêu diệt tiềm lực kinh tế, quân sự của đối phương, phá hoại hệ thống chỉ huy quân sự và quốc gia, hóa giải mối đe dọa của các “chính quyền không thiện chí”.
Máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2A của Mỹ.
Video đang HOT
Máy bay ném bom chiến lược B-1B của Mỹ.
Hiện nay, Mỹ đang nghiên cứu chế tạo máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới, phía quân đội yêu cầu nó có khả năng chiến đấu tương đối mạnh, nhiều chức năng, khả năng đánh chớp nhoáng tầm xa, vừa có thể thích hợp với chiến tranh quy mô lớn, vừa có thể tham gia các cuộc chiến tranh cục bộ, sử dụng vũ khí sát thương chính xác cao trang bị đạn thường, tiêu diệt mục tiêu chiều sâu trong lòng địch.
Đồng thời, Không quân của Trung Quốc cũng đang tích cực triển khai công tác nghiên cứu phát triển máy bay ném bom chiến lược. Tháng 9/2011, diễn đàn quân sự Trung Quốc tiết lộ, công nghiệp hàng không Trung Quốc đang nghiên cứu chế tạo 2 loại máy bay ném bom chiến lược, trong đó có H-8 áp dụng bố cục cánh bay, H-9 (hay H-10) sẽ là một loại máy bay ném bom siêu âm.
Là phương án đầu tiên, các nhà thiết kế Trung Quốc có thể muốn phát triển tính sáng tạo của máy bay ném bom chiến lược B-2A của Mỹ. Mặc dù các chuyên gia quân sự Trung Quốc nhấn mạnh, Trung Quốc sẽ tự chủ nghiên cứu phát triển máy bay kiểu mới về nguyên tăc, sẽ không sao chép các sản phẩm của Mỹ, Nga. Nhưng, một khi lựa chọn máy bố cục cánh bay, thì so với B-2A, sẽ không có sáng tạo gì mới mang tính nguyên tăc. Mặc cũng cũng có một số khác biệt, nhưng đều không phải là mang tính nguyên tăc.
Những hình ảnh này được cho là máy bay ném bom H-8, H-10 của Trung Quốc (Đài truyền hình Phượng Hoàng Hồng Kông và dân mạng đăng tải).
Còn phương án hai lại là một chuyện khác. Các nhà thiết kế Trung Quốc chuẩn bị áp dụng bố cục kiểu con vịt cánh ngắn, bố trí thiết bị động lực tổ hợp, sử dụng 4 động cơ phản lực (turbojet) hai đường ống phiên bản cải tiến và 2 động cơ phản lực xung áp siêu âm, giúp cho máy bay có thể bay tốc độ tối đa 8 Mach ở tầng cao nhất của bầu khí quyển, thậm chí nghe nói sẽ có thể bay ở tầng bình lưu (tầng tĩnh khí).
Trên thực tế, Trung Quốc đang cố gắng nghiên cứu chế tạo sản phẩm kết hợp giữa máy bay siêu âm và thiết bị bay siêu âm có thể mang theo tên lửa hành trình tầm xa. Vấn đề ở chỗ, đứng trước thách thức to lớn như vậy, hệ thống công nghiệp quốc phòng Trung Quốc phải chăng đã được chuẩn bị đầy đủ?
Trên thực tế, đến động cơ máy bay thông thường hiện vẫn làm cho các chuyên gia Trung Quốc đau đầu, buộc phải mua của Nga. Huống hồ còn có tin cho biết, Trung Quốc thiết kế phương án máy bay ném bom thế hệ mới để bay ở tiểu quỹ đạo (sub-orbital), trong khi điều này cần có thiết bị động lực phức tạp hơn.
Mọi người đều biết, khác với quân Mỹ, yêu cầu nhiệm vụ ưu tiên được các tướng lĩnh Trung Quốc đưa ra đối với máy bay ném bom chiến lược kiểu mới là tiến hành tấn công hạt nhân đối với các mục tiêu mặt đất của đối phương, tiêu diệt tàu sân bay trên biển của quân đội đối phương. Điều này chỉ có thể là lực lượng tàu sân bay của Hải quân Mỹ.
Máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc.
Trên phương diện này, các chuyên gia Trung Quốc từ chối cho biết máy bay ném bom chiến lược của Trung Quốc sẽ sử dụng vũ khí nào, là bom đạn thông thường hay bom đạn hạt nhân, vấn đề tấn công tàu sân bay của quân đội đối phương.
Nếu sử dụng tên lửa thông thường tấn công cụm chiến đấu tàu sân bay Mỹ, hiệu quả tác chiến của nó sẽ bị nghi ngờ, cho dù chỉ muốn làm tê liệt tàu sân bay hạt nhân đa năng lớp Nimitz, làm cho nó mất khả năng cất/hạ cánh máy bay trong thời gian tương đối dài, ít nhất cũng cần không chỉ một quả tên lửa có uy lực khá mạnh bắn trúng được mục tiêu.
Nhưng, để đột phá mạng lưới hỏa lực phòng không mạnh của biên đội tàu sân bay Mỹ, ít nhất cần phóng hơn 10 quả thậm chí hàng chục quả tên lửa. Vì vậy, khi tấn công tàu sân bay Mỹ trong tương lai, máy bay ném bom chiến lược kiểu mới của Trung Quốc rất có khả năng vẫn sử dụng đạn hạt nhân.
Cùng với việc Trung Quốc tăng cường xây dựng quân sự, Mỹ cũng không “ngủ quên”. Ngay từ tháng 11/2004, Không quân Mỹ đã từng tiến hành thử nghiệm chuyên môn, mục đích chính là trong tình hình giả thiết Trung Quốc một khi sử dụng vũ lực thu hồi Đài Loan, đánh giá khả năng quân Mỹ sử dụng máy bay ném bom chiến lược B-52 tiêu diệt hạm đội Hải quân Trung Quốc.
Máy bay ném bom chiến lược B-52H của Mỹ.
Hai máy bay B-52 của quân Mỹ cất cánh từ căn cứ không quân ở bang Louisiana, sau khi đến Hawaii, trong tình hình không có chỉ thị mục tiêu bên ngoài, nó tự tìm kiếm mục tiêu, ném bom thông minh 4 tấn, đánh chìm tàu đổ bộ xe tăng Schenectad lớp New Port.
Lầu Năm Góc kết luận rằng, một khi chiến tranh eo biển Đài Loan nổ ra, nhóm máy bay ném bom chiến lược của quân Mỹ có khả năng ngăn chặn hạm đội khổng lồ của Trung Quốc. Nhưng, gần 8 năm về sau, Quân đội Trung Quốc đã trang bị máy bay chiến đấu hiện đại và hệ thống tên lửa phòng không tầm xa, sức mạnh quân sự được cải thiện rõ rệt, vì vậy quân Mỹ cần nghiên cứu chế tạo máy bay ném bom chiến lược kiểu mới, kế hoạch này đã được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta ủng hộ rõ ràng.
Khi giải thích lý do phải tiếp tục chi tiền nghiên cứu chế tạo máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới vào tháng 2/2012, ông cho rằng, quân Mỹ điều chỉnh kế hoạch đóng quân ở nước ngoài, trọng điểm chuyển tới châu Á-Thái Bình Dương và khu vực Trung Đông, vì vậy đòi hỏi Không quân Mỹ có khả năng đột phá phòng thủ mạnh của đối phương, tiến hành tấn công tầm xa.
Điều này có nghĩa là, một nhiệm vụ của máy bay ném bom chiến lược tương lai của Mỹ sẽ là tấn công tầm xa đối với các mục tiêu của Trung Quốc hoặc Iran, tiêu diệt tiềm lực quân sự, kinh tế của Trung Quốc và Iran.
Ý tưởng máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới của Mỹ của dân mạng.
Theo GDVN
Ấn Độ thử nghiệm xe tăng Arjun vừa được nâng cấp
Phiên bản nâng cấp chính bao gồm khả năng phóng tên lửa chống lại các mục tiêu tầm xa, hệ thống dẫn đường tiên tiến...
Thời báo Ấn Độ (The Times of India) cho biết, nước này đã bắt đầu thử nghiệm phiên bản xe tăng chiến đấu Arjun do Ấn Độ tự phát triển vừa được hiện đại hóa.
Các thử nghiệm của xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) Mark Arjun II được bắt đầu ở trường bắn Pokhran, Tây Bắc Ấn Độ vào ngày 22/6 và sẽ tiếp tục cho đến cuối tháng Bảy này.
Phiên bản Mark Arjun II đang được thử nghiệm (Ảnh: Ria)
"Đợt thử nghiệm, kiểm tra lần này tập trung vào 19 thay đổi lớn để cải thiện các tính năng đã bị chỉ trích nặng nề trong phiên bản trước đó của nó - Mark Arjun I", Thời báo Ấn Độ trích dẫn lời Người phát ngôn của Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) Ravi Gupta nói.Phiên bản nâng cấp chính bao gồm khả năng phóng tên lửa chống lại các mục tiêu tầm xa; cải thiện tầm nhìn toàn cảnh với thiết bị quan sát ban đêm; trang bị thêm các loại đạn dược; áo giáp phản ứng nổ, hệ thống súng phòng không tiên tiến để tiêu diệt máy bay trực thăng; hệ thống dẫn đường mặt đất tiên tiến, cũng như cải thiện tốc độ của xe tăng.
Các phiên bản mới, nếu được chấp thuận sẽ được bổ sung cho 124 xe tăng Arjun Mark I đang được sử dụng. Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã ra lệnh, tất cả 124 xe tăng này sẽ được nâng cấp tại Nhà máy sản xuất xe hạng nặng của DRDO ở Avadi, gần Chennay.
Theo các chuyên gia quân sự Ấn Độ, chiếc xe tăng Arjun nặng 66 tấn này "di chuyển giống như một chiếc Ferrari trong sa mạc", ngay cả so với xe tăng MBT hạng nhẹ 40 tấn T-90S của Nga, hiện đang phục vụ trong quân đội Ấn Độ./.
Theo VOV
Tên lửa phòng không HQ-9 Trung Quốc tranh thầu ở Thổ Nhĩ Kỳ Mặc dù bị NATO cảnh báo, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đưa hệ thống phòng không tầm xa của Nga và Trung Quốc vào danh sách chọn mua. Tên lửa phòng không tầm xa HQ-9 của Trung Quốc. Mạng sina.com.cn vừa dẫn các nguồn tin cho biết, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bất chấp sự cảnh báo của NATO, đưa hệ thống...