Tên lửa phòng không HQ-9 Trung Quốc tranh thầu ở Thổ Nhĩ Kỳ
Mặc dù bị NATO cảnh báo, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đưa hệ thống phòng không tầm xa của Nga và Trung Quốc vào danh sách chọn mua.
Tên lửa phòng không tầm xa HQ-9 của Trung Quốc.
Mạng sina.com.cn vừa dẫn các nguồn tin cho biết, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bất chấp sự cảnh báo của NATO, đưa hệ thống tên lửa phòng không do Trung Quốc và Nga sản xuất vào danh sách chuẩn bị chọn mua cuối cùng.
Tân Hoa xã dẫn thông tin ngày 13/6 từ tờ “Thời đại” của Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ có kế hoạch bỏ ra 4 tỷ USD mua một hệ thống tên lửa phòng không tầm xa hoàn toàn mới nhằm ứng phó với sự thay đổi của tình hình khu vực.
Bài báo cho biết, sản phẩm trong danh sách chọn mua của Thổ Nhĩ Kỳ có 4 loại: hệ thống tên lửa Patriot PAC-3 của Mỹ, hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga, hệ thống tên lửa SAMP-T do Pháp và Italia hợp tác nghiên cứu chế tạo, và hệ thống HQ-9 do Trung Quốc sản xuất.
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan dự kiến chủ trì hội nghị Ủy ban Công nghiệp Quốc phòng vào ngày 4/7 tới để quyết định chọn đối tác cuối cùng cho đơn đặt hàng này.
Video đang HOT
Tờ “Thời đại” cho biết, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ quyết định mua hệ thống tên lửa phòng không tầm xa là do khu vực quanh Thổ Nhĩ Kỳ triển khai dày đặc hệ thống tầm xa tương tự, Thổ Nhĩ Kỳ buộc phải đổi mới trang bị.
Trước đó, có quan chức phương Tây hiểu rõ hoạt động của NATO cho biết, NATO sẽ mạnh mẽ phản đối Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống của Nga và Trung Quốc, nếu Thổ Nhĩ Kỳ mua thì họ sẽ không cho phép liên kết với hệ thống thông tin của NATO.
Trận địa tên lửa phòng không tầm xa S-400 của Quân đội Nga.
Rất nhiều quan chức và chuyên gia phương Tây cho rằng, hệ thống của Nga và Trung Quốc và hệ thống của NATO không thể tích hợp. Nhưng, mặc dù vậy, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn không đưa hai nước này ra khỏi danh sách chọn mua.
Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên của NATO, nhưng những năm gần đây đã cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Tháng 4/2012, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã có chuyến thăm tới Trung Quốc.
Trong khi đó, những năm gần đây, Nga và NATO đã tranh cãi không dứt về hệ thống phòng thủ tên lửa, Tổng thống Nga Putin ngày 14/6 cho biết, Nga dự định tiếp tục tích cực tăng cường khả năng phòng thủ.
Ông nói, mặc dù Nga muốn Mỹ thay đổi kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu, nhưng Nga vẫn có đủ cơ hội áp dụng các biện pháp đáp trả tương xứng với kế hoạch này.
Trước đó, NATO đã quyết định xây dựng hệ thống phòng thủ chống tên lửa ở Thổ Nhĩ Kỳ và triển khai radar cảnh báo phóng tên lửa sóng ngắn X tại miền đông nước này.
Mặc dù NATO còn chưa chính thức nói rõ mối đe dọa tên lửa trong tương lai chủ yếu đến từ đâu, nhưng các chuyên gia phổ biến cho rằng, mục đích triển khai radar cảnh báo ở Thổ Nhĩ Kỳ chủ yếu là để chống lại Iran.
Cùng với việc xây dựng hệ thống phòng không thống nhất với NATO, hiện nay Thổ Nhĩ Kỳ còn tìm cách xây dựng hệ thống phòng không quốc gia của mình để phòng bị các mối đe dọa trên không, trong đó có máy bay và tên lửa đạn đạo.
Hệ thống tên lửa phòng không SAMP-T do Pháp và Italia hợp tác nghiên cứu chế tạo.
Hệ thống tên lửa Patriot PAC-3 do Mỹ sản xuất.
Theo GDVN
Thổ Nhĩ Kỳ chi 4 tỷ USD mua các tên lửa tầm xa
Nhật báo Zaman thân Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ ngày 13/6 đưa tin nước này đang có kế hoạch chi 4 tỷ USD để mua hệ thống tên lửa phòng thủ tầm xa mới nhằm ứng phó với những căng thẳng đang gia tăng trong khu vực.
Tên lửa Patriot
Theo thông tin trên, Thổ Nhĩ Kỳ đang cân nhắc bốn hệ thống gồm tên lửa Patriot PAC-3 của Mỹ, S-400 của Nga, FD-2000 của Trung Quốc và tên lửa SAMP-T do liên doanh Erosam của Pháp-Italy sản xuất.Việc chọn mua hệ thống tên lửa nào sẽ được quyết định tại một cuộc họp của Ủy ban Công nghiệp Quốc phòng do Thủ tướng Tayyip Erdogan chủ trì vào ngày 4/7 tới.
Quyết định mua hệ thống tên lửa tầm xa của Ancara được đưa ra trong bối cảnh nhiều nước trong khu vực tăng cường triển khai các hệ thống tên lửa tầm xa tương tự.
Thổ Nhĩ Kỳ đã tuyên bố ngừng mọi quan hệ công nghiệp quốc phòng với Israel, sau khi quan hệ ngoại giao giữa hai nước bị hạ cấp.
Quyết định trên được xem như một phần trong một loạt biện pháp trừng phạt chống Israel do Tel Aviv từ chối xin lỗi về việc giết hại 9 công dân Thổ Nhĩ Kỳ trong một vụ tấn công đội tàu viện trợ đang trên đường tới Dải Gada hồi năm 2010./.
Theo TTXVN
Tranh chấp lãnh hải: Trung Quốc làm căng, nhưng sẽ không dùng vũ lực? Trang web Chính sách đối ngoại của Mỹ mới đây có bài bình luận, châu Á hiện đang diễn ra một cuộc chạy đua vũ trang chưa từng có. Cuộc chạy đua vũ trang này không chỉ làm tình hình khu vực thêm căng thẳng, mà còn đang khiến cho khoảng cách về kinh tế giữa các nước ngày càng gia tăng. Năm...