Trung Quốc phát hiện 4 ngôi mộ cổ có niên đại hơn 2.000 năm
Lăng mộ lớn nhất dài 7,9 mét, rộng 1,8 mét và sâu 1,6 mét. Khi đào lên, bên trong có hơn 70 mảnh đồ đồng, ngọc bích, đồ gồm và các cổ vật chôn cất khác.
Ảnh minh họa. (Nguồn: bssnews.net)
Theo Viện Nghiên cứu Di sản Văn hóa và Khảo cổ học tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc), các nhà khảo cổ học nước này vừa phát hiện 4 ngôi mộ có niên đại hơn 2.000 năm tại tỉnh Tứ Xuyên, phía Tây Nam Trung Quốc.
Những mộ cổ này có niên đại từ thời Chiến Quốc (475-221 Trước Công nguyên), được khai quật tại thị xã Cừ của tỉnh.
Lăng mộ lớn nhất dài 7,9 mét, rộng 1,8 mét và sâu 1,6 mét. Khi đào lên, bên trong có hơn 70 mảnh đồ đồng, ngọc bích, đồ gồm và các cổ vật chôn cất khác.
Video đang HOT
Trưởng nhóm khảo cổ Chen Weidong cho biết các cổ vật chôn cất cho thấy đây là ngôi mộ của một người quyền quý có giá trị lịch sử.
Phát hiện này đã cung cấp thêm những tài liệu mới cho ngành nghiên cứu về văn hóa Ba, nền văn hóa cổ của tỉnh Tứ Xuyên và thành phố Trùng Khánh ở Tây Nam Trung Quốc hiện tại/.
Lan Hương
Theo vietnamplus.vn
Ai Cập mở cửa 2 kim tự tháp cổ, hé lộ nhiều bí ẩn 'khủng khiếp'
Chính quyền Ai Cập hôm 13/7 đã mở cửa 2 kim tự tháp cổ ở phía nam thủ đô Cairo, công bố phát hiện về nhiều cỗ quách với các xác ướp được bảo quản tốt.
Kim tự tháp Bent của vua Sneferu, pharaoh đầu tiên thuộc vương triều thứ tư của Ai Cập cổ đại, và một kim tự tháp khác gần đó sẽ được mở cửa trở lại cho công chúng lần đầu tiên kể từ năm 1965.
Ông Al-Anani cũng cho biết một nhóm các nhà khảo cổ đã phát hiện những cỗ quan tài chưa được mở và một bức tường có niên đại từ thời kỳ Trung Vương quốc cách đây 4.000 năm.
Chúng được phát hiện trong quá trình khai quật tại nghĩa địa hoàng gia Dahshur ở bờ tây sông Nile, nơi có những kim tự tháp cổ xưa nhất Ai Cập.
Người dân tụ tập xung quanh kim tự tháp Bent của vua Sneferu trong ngày chính quyền Ai Cập mở cửa di tích này. Ảnh: AFP.
"Một số cỗ quách bằng đá, đất nung và gỗ đã được tìm thấy, và trong số này có những xác ướp trong tình trạng tốt", ông Al-Anani cho biết trong một thông báo.
Trong khi đó, bức tường cổ xưa dài 60 mét và nằm ở phía nam kim tự tháp của vua Amenemhat II, pharaoh của vương triều thứ 12.
Các phát hiện cũng bao gồm mặt nạ để thực hiện tang lễ, cũng như các công cụ có từ thời kỳ Hậu nguyên - giai đoạn kéo dài 300 năm cho đến khi Alexander Đại đế chinh phục Ai Cập năm 332 trước Công nguyên - được sử dụng để cắt xẻ đá, theo Bộ Cổ vật Ai Cập.
Trong những năm gần đây, Ai Cập đang nỗ lực thúc đẩy các dự án khai quật và khám phá trên cả nước để hồi sinh ngành du lịch, vốn bị ảnh hưởng nặng nề sau cuộc nổi dậy năm 2011 trong phong trào Mùa xuân Arab, khiến chính quyền Tổng thống Hosni Mubarak bị lật đổ.
Theo Hương Hảo/Zing
Bí ẩn truyền thuyết "tượng đá biết hát" 3.400 năm tuổi ở Ai Cập Hai pho tượng khổng lồ tồn tại bên dòng sông Nile khoảng 3.400 năm qua đến nay vẫn chứa đựng nhiều bí ẩn. Hai pho tượng đá khổng lồ ở Ai Cập. Colossi of Memnon là hai bức tượng đá nổi tiếng nằm ở phía Tây sông Nile, Ai Cập cao khoảng 18 mét, đại diện cho Pharaoh Amenhotep III, người đã trị...