Trung Quốc phản ứng báo cáo của Mỹ về rào cản thương mại
Ngày 2/4, Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố phản đối báo cáo của Mỹ về những rào cản thương mại nước ngoài, trong đó Washington nêu rõ “đã liệt Trung Quốc vào danh sách các quốc gia cần quan tâm hàng đầu”.
Cảng container ở Nhật Chiếu, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Trong tuyên bố, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc nhấn mạnh Báo cáo ước tính thương mại quốc gia của Mỹ về rào cản ngoại thương công bố ngày 29/3 “không cung cấp bất kỳ bằng chứng nào chứng minh rằng các chính sách và hoạt động thực tiễn liên quan của Trung Quốc đã vi phạm các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)”, trong khi lại cáo buộc Trung Quốc áp dụng chính sách và hoạt động thực tiễn “phi thị trường” cùng những rào cản trong các chính sách về dữ liệu và nông sản.
Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc kêu gọi Mỹ nên ngừng đưa ra “những cáo buộc sai trái” đối với các nước khác và tuân thủ các quy định của WTO.
Video đang HOT
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc tăng ở mức thấp nhất trong 33 năm
Đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp nước ngoài vào Trung Quốc trong năm 2023 tăng trưởng ở mức thấp nhất kể từ đầu những năm 1990.
Luồng FDI vào Trung Quốc đã giảm lần đầu tiên kể từ năm 1998. Ảnh minh họa: Reuters
Tình trạng này đã nhấn mạnh thêm những thách thức trong quá trình thu hút đầu tư nước ngoài để hỗ trợ nền kinh tế mà Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực triển khai.
Theo dữ liệu từ Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước Trung Quốc (SAFE) công bố ngày 18/2, tài khoản nợ đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bảng cán cân thanh toán quốc gia đã tăng thêm 33 tỷ USD trong năm ngoái, nhưng vẫn thấp hơn 82% so với năm 2022.
Thước đo vốn đầu tư nước ngoài mới chảy vào nước này - thể hiện dòng tiền kết nối với các thực thể thuộc sở hữu nước ngoài ở Trung Quốc - đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1993.
Dữ liệu chỉ ra rằng tác động của lệnh phong tỏa nghiêm ngặt để chống lại đại dịch COVID-19 và khả năng phục hồi kinh tế yếu trong năm ngoái đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới luồng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chảy vào Trung Quốc.
Trong quý III/2023, luồng FDI vào nước này đã giảm lần đầu tiên kể từ năm 1998. Đến quý IV/2023, mặc dù đã bắt đầu phục hồi nhẹ và tăng trưởng trở lại, nhưng con số 17,5 tỷ USD đầu tư mới vẫn thấp hơn 1/3 so với cùng kỳ năm 2022.
Theo các nhà kinh tế, dữ liệu của SAFE đo lường dòng chảy vốn ròng, có thể phản ánh xu hướng lợi nhuận của công ty nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc, cũng như những thay đổi về quy mô hoạt động của họ tại đây.
Trước đó, dữ liệu của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho thấy lợi nhuận của các công ty công nghiệp nước ngoài ở Trung Quốc trong năm 2023 đã giảm 6,7% so với năm trước đó. Dữ liệu do Bộ Thương mại cho thấy số lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài mới vào
Trung Quốc đã giảm trong năm ngoái, xuống mức thấp nhất trong ba năm.
Một cuộc khảo sát gần đây với các công ty Nhật Bản tại Trung Quốc cho thấy hầu hết các công ty này đều cắt giảm đầu tư hoặc giữ nguyên mức đầu tư trong năm qua và đánh giá không có triển vọng tích cực nào cho năm 2024.
Trong những tháng qua, Chính phủ Trung Quốc đã nỗ lực thể hiện sự thiện chí, nhằm thu hút các công ty nước ngoài quay trở lại nước này sau khi các lệnh phong tỏa do đại dịch đã hoàn toàn kết thúc. Tuần trước, Viện Kinh tế Đức, dựa trên dữ liệu từ Bundesbank, đã công bố một báo cáo tích cực cho thấy những điểm sáng liên quan tới FDI vào Trung Quốc đang dần khởi sắc.
Theo đó, đầu tư trực tiếp vào Trung Quốc của các công ty Đức trong năm 2023 đã đạt kỷ lục gần 12 tỷ euro (13 tỷ USD). Luồng đầu tư vào Trung Quốc trong tổng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Đức đã tăng lên 10,3% vào năm ngoái - mức cao nhất kể từ năm 2014.
Báo cáo của Viện Kinh tế Đức viết các doanh nghiệp nước này đang thể hiện sự háo hức mở rộng hoạt động ở nền kinh tế lớn số hai của thế giới ngay cả khi Liên minh châu Âu (EU) đang tăng cường giám sát các khoản đầu tư chảy ra nước ngoài vì lo ngại về an ninh.
IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu Ngày 30/1, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) công bố Báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới (WEO) mới nhất, trong đó nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2024 lên 3,1% nhờ khả năng phục hồi bất ngờ ở các nền kinh tế phát triển và mới nổi trên khắp thế giới, trong đó có Mỹ và Trung...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nhà toán học thân châu Âu đắc cử tổng thống Romania

Israel sẽ cho phép thực phẩm vào Gaza, để ngỏ khả năng chấm dứt xung đột

Hệ thống kiểm soát không lưu sân bay Paris gặp sự cố, khủng hoảng kéo dài

Ngoại giao tăng tốc giữa các điểm nóng toàn cầu

Doanh nghiệp Úc nói phá thế độc quyền đất hiếm nặng

Tỉ phú Úc góp nửa tài sản cho xã hội

Ông Zelensky ra mệnh lệnh quan trọng sau đàm phán trực tiếp Nga - Ukraine

Ukraine bác tối hậu thư, kiên quyết không nhượng lãnh thổ

Tổng thống Trump, Putin công bố kết quả điện đàm

Tổng thống Ukraine nêu cách chấm dứt xung đột với Nga

EU nhất trí lập quỹ quốc phòng 168 tỷ USD cho mua sắm vũ khí

Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể nhận định về tác động của đối thoại Nga - Mỹ
Có thể bạn quan tâm

Về xứ "chùa vàng" miền Tây
Du lịch
16:02:49 20/05/2025
Giữa bão Thuỳ Tiên, Thanh Thủy bất ngờ lọt top 10 nhan sắc vượt thời gian
Sao việt
15:50:48 20/05/2025
Hoàng Đức đến Old Trafford
Sao thể thao
15:42:43 20/05/2025
Tài xế cán chết nữ sinh 14 tuổi ở Vĩnh Long sắp xuất viện
Tin nổi bật
15:41:43 20/05/2025
8 sự cố máy giặt khiến bạn "tiền mất tật mang": 90% do thói quen sử dụng sai cách
Sáng tạo
15:40:03 20/05/2025
Thành viên hụt Blackpink khóc nức nở vì 1 hành động quá sốc của Lisa
Sao châu á
15:36:37 20/05/2025
Royal Enfield ra mắt bộ đôi mô tô - Bear 650 và Classic 650
Xe máy
15:15:25 20/05/2025
Phim 18+ gây sốc nhất Cannes 2025: Khán giả la hét đòi dừng chiếu, có người ra khỏi rạp bằng xe cứu thương
Phim âu mỹ
15:09:59 20/05/2025
Duy Hưng chống nạng vẫn tham gia Bố ơi mình đi đâu thế?
Tv show
15:06:43 20/05/2025
Mẹ biển - Tập 42: Đại gặp lại Tư Sáng làm sáng tỏ quá khứ
Phim việt
15:03:34 20/05/2025