Về xứ “chùa vàng” miền Tây
Ở khu vực miền Tây Nam bộ có rất nhiều ngôi “ chùa vàng ”, kiến trúc độc đáo với màu vàng đặc trưng của người Khmer nằm rải rác tại Trà Vinh, Sóc Trăng hay Bạc Liêu…
Những ngôi chùa này có quy mô, kiến trúc hay lịch sử lâu đời không thua kém bất cứ ngôi chùa nào trên thế giới của cộng đồng Phật giáo theo dòng Nam Tông. Và đó cũng là nét văn hoá đặc sắc của các cộng đồng cư dân nằm ở hạ nguồn sông Tiền, sông Hậu.
Bức tượng Phật nằm ở chùa Som Rong cực kỳ độc đáo.
Di sản từ trăm năm
Theo một thống kê chưa đầy đủ (do vẫn được xây dựng tiếp tục) mới đây thì trên địa bàn tỉnh Trà Vinh hiện có khoảng 150 ngôi chùa của người Khmer, biến địa phương này thành một trong những nơi có nhiều công trình kiến trúc “chùa vàng” nhất. Ngoài ra, ở Sóc Trăng và Bạc Liêu hay An Giang… cũng có hàng trăm ngôi chùa khác tạo thành một nhóm quần thể kiến trúc hết sức đặc biệt. Trong đó có rất nhiều ngôi chùa nổi tiếng, nằm ở khu vực trung tâm đô thị và đã là điểm đến du lịch hấp dẫn nhiều du khách nhưng cũng có nhiều ngôi chùa nằm ở vùng nông thôn ít người biết tới.
Nhưng dù có thế nào, điểm chung của các công trình kiến trúc này đều là chóp nhọn cao vút hướng lên trời và một màu vàng rực rỡ chủ đạo tạo vẻ uy nghiêm, rực rỡ. Nhiều ngôi chùa này, với tuổi đời vài trăm năm không đơn giản chỉ là địa điểm tâm linh gắn liền với Đức Phật Thích Ca mà còn là không gian văn hoá, sinh sống, học tập cũng như tinh hoa về kiến trúc, nghệ thuật… của cộng đồng người Khmer. Tới nay, có nhiều ngôi chùa đã được Nhà nước công nhận là các công trình Kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia như chùa Âng, chùa Hang, chùa Rơi, chùa Mẹt, chùa Xiêm Cán …
Nổi tiếng và mang đầy đủ những tinh hoa trong kiến trúc của người Khmer có lẽ chính là chùa Hang (trong tiếng Khmer là Kompông Chrây), ngôi chùa hơn 350 năm tuổi đời nằm ven quốc lộ 54 đoạn đi qua thị trấn Châu Thành (huyện Châu Thành, Trà Vinh). Chùa chỉ cách thành phố Trà Vinh chừng 5 cây số nên được nhiều người biết tới, bao gồm cả khách du lịch nước ngoài. Theo những người Khmer ở đây thì chùa Hang được xây dựng và trải qua nhiều tu sửa do thời gian và chiến tranh. Hiện chùa có quy mô không quá lớn so với những ngôi chùa khác bởi kiến trúc hiện tại được xây dựng và giữ gần như nguyên vẹn từ khoảng năm 1977.
Điểm nổi bật nhất của ngôi chùa chính là cánh cổng vòm sâu như ba cái hang, gồm hai hang phụ và một hang chính ở giữa. Thực tế đó chính là bức tường vòm có bề rộng khoảng 12 mét nên nhìn như cái hang. Các cổng hình hang này được xây dựng cực kỳ kiên cố theo kiến trúc cổ xưa của người Khmer. Đó cũng là nguyên nhân người dân trong vùng gọi là chùa Hang. Qua khỏi cổng hang là hàng cây và vườn cây cổ thụ cao xanh mát đặc trưng của hầu hết các ngôi chùa Khmer. Tiếp đó, chánh điện chùa nằm trong toà nhà có nền khá cao bởi nhiều người dân cho biết hàng trăm năm trước, phía trước chánh điện từng là một con sông nhỏ nhưng hiện đã bồi lấp. Dù quy mô không lớn nhưng chánh điện chùa Hang vẫn toát lên vẻ uy nghiêm, cổ kính nhờ màu vàng rực rỡ và rất nhiều tượng Phật Thích Ca lớn nhỏ. Điều đặc biệt nhất ở chùa Hang là một xưởng sản xuất gỗ mỹ nghệ của những nghệ nhân người Khmer trong vùng. Vì thế, chùa còn có nhiều tượng gỗ điêu khắc rất đẹp thu hút khách thập phương tìm tới.
Màu vàng đặc trưng và nổi bật trong các ngôi chùa người Khmer ở miền Tây Nam bộ.
Cách đó gần 10 cây số, cũng nằm ở huyện Châu Thành (tỉnh Trà Vinh) là một ngôi chùa Khmer độc đáo và khác lạ, chùa KnongSrok nằm ven tuyến quốc lộ 53 đoạn đi qua xã Hoà Lợi. Chùa nổi bật vì nằm trên quốc lộ 53 và có hàng tượng hình người được đúc tinh tế trong trang phục đặc trưng của người theo Phật giáo đang đi khất thực. Các pho tượng có màu vàng chủ đạo, kích thước tương đương như người trưởng thành với nét mặt an nhiên xếp hàng đi bên hàng cây cao cổ thụ ngay trước cổng chùa tạo cho người ta cảm giác yên bình, nhẹ nhàng dù là ven đường quốc lộ. Khuôn viên trong chùa KnongSrok khá rộng, cũng gồm chánh điện màu vàng nghệ với những chóp nhọn cao và tượng Phật, tượng rắn Naga có 9 đầu trong văn hoá của Khmer. Điều đáng nói, ngôi chùa vẫn đang được tiếp tục xây dựng trang trí thêm những hạng mục khác để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tín ngưỡng, học tập… của cộng đồng người Khmer trong vùng.
Video đang HOT
Nhưng nổi tiếng và lâu đời nhất ở Trà Vinh chính là chùa Âng nằm ở trung tâm thành phố Trà Vinh, thuộc quần thể di tích Ao Bà Om. Theo một số ghi chép thì chùa Âng có lịch sử tồn tại lên đến khoảng 1.000 năm tuổi, là một trong những ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, thủa sơ khai hầu hết chỉ còn trong ghi chép và các câu chuyện truyền lại. Hiện trạng kiến trúc cơ bản của chùa Âng chủ yếu được xây dựng từ thời vua Thiệu Trị và sau đó tiếp tục được trùng tu, mở rộng thêm nhiều lần nữa cho tới ngày nay. Hiện chùa Âng nằm trong một khuôn viên rộng lớn với rất nhiều cây cổ thụ có tuổi đời vài trăm năm, cũng là “nhân chứng sống” gắn với quần thể chùa, ao. Ngoài tính lịch sử lâu đời, kiến trúc chùa Âng cũng vô cùng độc đáo với màu vàng chủ đạo, có ở khắp các hạng mục trong chùa. Đặc biệt các hình hoạ điêu khắc tượng, tranh phật, tích phật ở chùa Âng có sự giao lưu với điêu khắc của cộng đồng Ấn Độ, Thái Lan… thể hiện sự giao thoa, hiểu biết từ khá xa xưa của cộng đồng người Khmer lúc xây dựng chùa.
Hiện nay, những sinh hoạt văn hoá lớn, đặc trưng nhất của cộng đồng người Khmer miền Tây Nam bộ đều được tổ chức ở quần thể chùa Âng và Ao Bà Om. Trong đó nổi bật là lễ hội Ok Bom Bok (còn gọi là lễ hội Cúng Trăng) với hàng chục ngàn du khách từ khắp nơi tìm tới. Thậm chí vài năm trở lại đây, tỉnh Trà Vinh còn tổ chức Tuần lễ Văn hoá-Du lịch của địa phương trùng với thời gian của lễ hội này để giới thiệu về văn hoá cũng như thắng cảnh của chùa Âng, Ao Bà Om tới với cộng đồng du khách thập phương. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của chùa, của văn hoá người Khmer trong cộng đồng và du lịch chung của tỉnh này.
Những ngôi “chùa vàng” không chỉ có ở Trà Vinh mà còn xuất hiện ở rất nhiều địa phương khác vùng sông nước Tây Nam bộ, trong đó tập trung nhiều ở Bạc Liêu và Sóc Trăng. Tại tỉnh Sóc Trăng, nhiều ngôi chùa Khmer có kiến trúc màu vàng, màu vàng đan xen đã là địa điểm du lịch nổi bật được nhiều người biết tới như chùa Chén Kiểu, chùa Dơi, chùa Som Rong…
Trong đó chùa Som Rong nằm ở trung tâm thành phố Sóc Trăng thực sự là công trình kiến trúc lộng lẫy và đặc biệt. Chùa nằm trong khuôn viên rộng lớn có cổng trang trí bằng những toà tháp màu vàng, chánh điện chùa cũng có màu vàng cùng những chóp nhọn đặc trưng. Tuy nhiên, điểm nhất lớn nhất của chùa là khu vực sân rộng có hình bức tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn đang nằm nghiêng cực kỳ an nhiên và đẹp đẽ, tạo ra một không gian rất đặc biệt. Theo một số ghi chép, tượng dài tới 63 mét, cao 22,5 mét và nằm trên toà nhà cao 28 mét khiến cho bất cứ ai đứng trước cũng bị choáng ngợp.
Dù bức tượng có màu xanh ngọc bích và trắng nhạt nhưng nhìn chung màu sắc chủ đạo của quần thể chùa Som Rong vẫn là màu vàng rực rỡ, nhất là trong ánh bình minh hoặc hoàng hôn càng khiến cho chùa trở lên đặc sắc hơn. Đây có lẽ cũng là một trong công trình kiến trúc kỳ vĩ nhất của cộng đồng người Khmer ở vùng châu thổ Cửu Long Giang.
Có thể nói, cùng với sự quảng bá mạnh mẽ của internet, những ngôi chùa Khmer ở miền Tây Nam bộ ngày nay đang thực sự là không gian văn hoá, điểm đến ưa thích của các tour du lịch và cộng đồng khách trong nước, quốc tế. Nhìn nhận một cách công bằng có thể thấy, quần thể những ngôi chùa này có quy mô, sự đặc sắc về kiến trúc, lịch sử không thua kém bất cứ nơi nào trên thế giới.
Hàng tượng độc đáo ở chùa KnongSrok.
Gìn giữ tinh hoa truyền thống
Trong những ngày tìm hiểu về các ngôi chùa Khmer ở vùng đất Tây Nam bộ chúng tôi nhận thấy không chỉ có những ngôi chùa nổi tiếng, được xếp hạng di tích hay nhiều khách du ghé thăm mà còn hàng trăm ngôi chùa khác cũng có nét độc đáo, mang đậm dấu ấn, bản sắc của con người Khmer ở các cụm dân cư nhỏ hơn. Đó là lối kiến trúc vững chắc với các cột cao, chóp nhọn vươn thẳng lên trời cùng gam màu nóng rực rỡ với màu vàng là cơ bản nhất. Gần như toàn bộ các ngôi chùa lớn của cộng đồng người Khmer có chánh điện được tô màu vàng, hoặc vàng cam, vàng thẫm… Ngoài ra, các nghệ nhân người Khmer cũng sử dụng màu vàng pha chế để tạo thêm các màu khác rồi trang trí các ngôi chùa, hoạ tiết hay những phần khác trong chùa để chúng tạo thành một bức tranh tổng thể hài hoà về màu sắc.
Anh Thạch Suôn một thợ trang trí điêu khắc ở thị trấn Châu Thành (huyện Châu Thành, Trà Vinh) cho biết các ngôi chùa luôn có màu vàng làm chủ đạo bởi trong văn hoá của người Khmer, màu vàng toát lên sự thịnh vượng và thông thái. Ngoài ra, người Khmer cũng tin rằng màu vàng là tượng trưng của Đức Phật, đi kèm với đó là sự từ bi, trí tuệ. Đây cũng là màu trang phục của những người theo đạo Phật giáo dòng Nam Tông. Ngoài màu vàng nguyên thuỷ, những ngôi chùa của người Khmer còn được trang trí bằng cách pha trộn màu vàng để tạo ra các màu sắc khác. Như màu cam (pha trộn giữa màu vàng và màu đỏ) tượng trưng cho ngọn lửa, giải thoát khổ đau hay màu xanh lá (pha trộn giữa màu vàng và xanh dương)… tượng trưng cho sự sinh sôi, tiếp nối.
Cũng theo anh Thạch Suôn, ngoài màu sắc thì chùa của người Khmer dù lớn hay nhỏ cũng được xây dựng theo các quy tắc nghiêm ngặt, đặc biệt là ngôi chánh điện. Theo đó, chánh điện luôn được xây dựng ở trung tâm khuôn viên chùa, bên cạnh khu nhà ở, nhà học tập, khu mộ an táng người đã khuất… Trong đó tinh hoa văn hoá kiến trúc được thể hiện ở ngôi chánh điện với chiều dài luôn gấp 2 lần chiều rộng, chiều cao luôn bằng chiều dài và tầng mái đầu tiên luôn bằng thân chùa.
Người Khmer trang trí hoạ tiết trong chùa.
Ngoài ra, chánh điện chùa luôn hướng về phía Đông bởi theo quan niệm Phật giáo dòng Nam Tông thì Phật Thích Ca ngự ở phía Tây nhìn ra phía Đông để ban phước báu. Đặc biệt, dù kích cỡ hay tư thế, kiểu dáng có khác nhau thì trong các chùa của người Khmer chỉ thờ duy nhất tượng Phật Thích Ca. Ngoài kích thước chùa thì các phần như mái, hiên luôn được xây dựng theo quy chuẩn của hình tam giác. Bởi theo quan niệm của người Khmer, hình tam giác là sự hoàn mỹ, chắc chắn của tự nhiên và đời sống nên các chi tiết thiết kế trong chùa luôn có sự xuất hiện hài hoà của những khối cạnh hình tam giác, dù là cao vút lên lên nằm thoai thoải như các mái vòm.
Bên cạnh các khối cạnh, màu sắc thể hiện văn hoá và đời sống tinh thần, một thứ không thể thiếu trong quần thể các ngôi chùa là những cây sao , cây dầu… trồng xung quanh. Hầu hết các ngôi chùa của người Khmer khi xây dựng cũng là lúc các hàng cây này được trồng lên. Vì thế, nhiều ngôi chùa có tuổi đời tương đương với những hàng cây cổ thụ trong chùa, như một nhân chứng sống truyền lại cho thế hệ sau.
Ngoài ra, các ngôi chùa của người Khmer còn có đặc điểm chung nổi bật là các hoạt tiết trang trí tinh xảo, độc đáo và sống động như rắn Naga, vũ nữ kenar, tượng mình người đầu chim… thể hiện quan điểm Phật giáo cũng như triết lý nhân sinh sâu sắc. Trong đó, rắn Naga có 9 đầu thường được xây dựng tại khu cầu thang, lối đi, cổng vào… với ý nghĩa xua đuổi tà ma, ám khí.
Theo quan niệm của người Khmer, rắn Naga có nhiều ý nghĩa sâu sắc như sự hài hoà giữa đạo và đời, con người và thiên nhiên, giữa thế giới này và thế giới khác. Rắn cũng được coi là thử thách của người tu hành trên con đường tu đạo với sự từ tâm để cảm hoá được loài vật nguy hiểm này. Ngoài ra, rắn Naga còn được xây dựng với các hình thái có 3, 5 hay 7 đầu để tượng trưng cho các ý nghĩa khác nhau trong đời sống của cộng đồng.
Ngoài kiến trúc và quan niệm nhân sinh quan sâu sắc, hầu hết tinh hoa của người Khmer đều được truyền lại cho thế hệ sau ở trong chính những ngôi chùa này. Theo đó, trong các sinh hoạt cộng đồng, tôn giáo thì những thanh niên trẻ của người Khmer sẽ được người đi trước truyền lại và thường bắt đầu công việc bằng cách trang trí những hạng mục đã cũ của ngôi chùa. Đó là nguyên nhân cho thấy khi bước vào các ngôi chùa người Khmer người ta thường thấy màu sắc tươi mới bởi luôn được tô điểm lại một cách thường xuyên.
Có thể nói, với vùng châu thổ rộng lớn mênh mông sông nước như miền Tây Nam bộ, những ngôi chùa Khmer thực sự là điểm nhấn, là mốc son vàng chói lọi trong tinh hoa kiến trúc, nghệ thuật và văn hoá. Đó không chỉ gói gọn trong không gian sinh hoạt của cộng đồng người Khmer mà còn là không gian chung, điểm đến của tất cả người dân ở nhiều nơi khác, góp phần làm tự hào thêm đối với cộng đồng người Khmer trong bức tranh văn hoá chung của nhiều dân tộc khác.
Ghé thăm chùa Xiêm Cán
Chùa Xiêm Cán ở Bạc Liêu được xem là ngôi chùa cổ kính và đẹp nhất trong hệ thống chùa Khmer ở Tây Nam Bộ.
Với những đường nét hoa văn tinh xảo, kiến trúc độc đáo, Chùa có tuổi đời hơn 130 năm vẫn uy nghi tồn tại và đón hàng ngàn du khách thập phương đến đây tham quan, chiêm bái.
Chùa Xiêm Cán tọa lạc vùng ven biển xã Vĩnh Trạch Đông (TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu), cách trung tâm TP Bạc Liêu khoảng 12km. Chùa được xây dựng vào năm 1887, có diện tích khoảng 5ha, với vật liệu chính là cây lá rừng. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, chùa Xiêm Cán hôm nay đã được xây dựng khang trang nhưng vẫn lưu dấu những giá trị tinh hoa của kiến trúc, nghệ thuật Khmer truyền thống.
Khuôn viên rộng lớn.
Thể hiện đậm nét vẻ đẹp kiến trúc nghệ thuật Khmer là ngôi chính điện. Trải qua hơn một thế kỷ, chính điện chùa Xiêm Cán dù đã nhiều lần trùng tu nhưng luôn giữ được vẻ nguy nghiêm, sừng sững với thời gian. Bên trong chính điện thờ tượng Phật Thích Ca cao lớn và nhiều bức tượng nhỏ là hóa thân của đức Phật. Trên trần và bốn bức tường xung quanh chính điện là những bích họa tuyệt đẹp về toàn bộ quá trình tu hành khổ luyện đến đắc đạo của Phật Thích Ca.
Cùng với đó, những bức phù điêu đắp nổi hình tượng tiên nữ, chim thần Krud, chằn Yeak, đầu thần Bayon bốn mặt và những hoa văn, họa tiết sặc sỡ được chạm trổ công phu, tinh xảo... làm bật lên vẻ lộng lẫy cho ngôi chùa Khmer.
Không chỉ là "bảo tàng" văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer, chùa Xiêm Cán còn là địa chỉ du lịch hấp dẫn trong mắt du khách phương xa.
Để hòa mình vào sự phát triển chung của du lịch, chùa thường xuyên nâng cấp, xây dựng mới nhiều hạng mục, cải tạo cảnh quan môi trường, củng cố chất lượng các đội văn nghệ (đội nhạc ngũ âm, đội múa Rô-băm, đội múa Áp-sa-ra) phục vụ khách tham quan, quảng bá bản sắc văn hóa dân tộc Khmer.
Tranh thủ thời gian nghỉ phép, anh Trần Minh Triều, phường Hộ Phòng, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu cùng với bạn bè đi tham quan một số điểm du lịch nổi tiếng ở địa phương. Dù là người Bạc Liêu nhưng nhiều năm đi làm ở Bình Dương lập nghiệp nên anh chưa có dịp tìm hiểu cảnh đẹp ở quê mình. Trong số các địa chỉ anh đặt chân đến thì Chùa Xiêm Cán để lại nhiều ấn tượng.
"Qua tìm hiểu về lịch sử hình thành hơn 130 năm và kiến trúc lộng lẫy, những bức phù điêu, tượng đá được chạm khắc tinh xảo của ngôi chùa tôi bị cuốn hút bởi phần trình diễn nhạc ngũ âm của các nghệ nhân, thật sự rất hay mang nét riêng biệt của người Khmer", anh Triều chia sẻ.
Được đánh giá là một trong những ngôi chùa Khmer có lối kiến trúc lộng lẫy nhất Nam bộ, Ban quản trị chùa Xiêm Cán (xã Vĩnh Trạch Đông, TP Bạc Liêu) vừa đề xuất với UBND tỉnh xem xét, hỗ trợ để nâng tầm lên di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Không chỉ là trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng, nơi lưu giữ bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer và từng là cơ sở cách mạng, ngôi chùa có tuổi đời hơn 130 năm còn là điểm du lịch độc đáo của Bạc Liêu.
Chùa Xiêm Cán hiện là 1 trong 9 điểm du lịch tiêu biểu của vùng ĐBSCL.
Hiện ngoài chiêm ngưỡng các công trình kiến trúc, tỉnh còn đang nghiên cứu xây dựng không gian mở để du khách trải nghiệm điệu múa Romvong, cách làm món bánh gừng hay chơi các trò chơi dân gian cùng với đồng bào Khmer.
Hòa thượng Dương Quân - Trụ trì chùa Xiêm Cán cho biết: Trong quá trình xây dựng và phát triển, chùa Xiêm Cán luôn chú trọng gìn giữ, phát huy tinh hoa nghệ thuật kiến trúc để lưu lại cho thế hệ sau một công trình văn hóa độc đáo. Đồng thời, góp phần cùng tỉnh nhà quảng bá bản sắc văn hóa các dân tộc và phục vụ phát triển du lịch".
Phó Giám đốc Sở tỉnh Bạc Liêu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bạc Liêu Lý Vỹ Triều Dương cho hay, tỉnh sẽ tiếp tục tuyên truyền giúp người dân nâng cao nhận thức, tư duy về phát triển du lịch cộng đồng gắn với phát huy các giá trị văn hóa Khmer. Bên cạnh đó, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động đầu tư để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ chất lượng.
Săn mây trên 'nóc nhà' miền Tây Bình minh lên, cảnh sắc tại Núi Cấm (thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang) hiện ra trong lớp mây dày đặc, phủ kín không gian. Hiện tượng thiên nhiên này tạo nên khung cảnh độc đáo ở khu vực Tây Nam Bộ. Từ trên cao nhìn xuống, hồ Thủy Liêm nổi bật giữa những tầng mây trắng, trông như một "hòn đảo...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Rộn ràng du lịch hè

3 tháng, 3 lần đến Vĩnh Hy

5 quán cà phê lâu đời và đẹp nhất châu Âu mà bạn nên ghé thử một lần

Du khách thỏa thích check-in rừng thủy liễu ở 'đảo ngọc xanh' Cù Lao Dung

Tôi lần đầu bay dù lượn ngắm phố cổ Hội An

Những thành phố tắc nghẽn nhất thế giới

Bản làng ẩn mình trong thung lũng ở Thanh Hóa hút du khách tới trải nghiệm

Ngọn thác kỳ vĩ như cảnh thiên đường ở Lai Châu được gợi ý để "đi tránh cái nóng 40 độ của Hà Nội"

Nha Trang được du khách Hàn Quốc tìm kiếm nhiều nhất trên Agoda

Khám phá 10 hồ nước ngọt lớn nhất thế giới

Về Bình Phước khám phá hồ thủy điện Thác Mơ

Lên Bảo Lộc cắm trại, ngắm bình minh tại đồi Dổi
Có thể bạn quan tâm

Từ phụ huynh đến Gen Z đều 'mê', VinFast Evo Lite Neo lựa chọn cho xe học đường
Xe máy
13:54:15 13/06/2025
Hú vía 2 thiếu niên đạp ngã xe máy người đi đường ở TP.HCM
Tin nổi bật
13:53:36 13/06/2025
7 năm cổ tích của Mai Davika và bạn trai ông hoàng phòng vé: Gian nan vượt qua thị phi và định kiến, ngày nào cũng là Valentine
Sao châu á
13:53:33 13/06/2025
Quân A.P: "Đàn ông thời đại này phải có trách nhiệm với vợ con"
Nhạc việt
13:47:50 13/06/2025
Nguyên nhân khiến môi thâm và cách khắc phục hiệu quả
Làm đẹp
13:41:30 13/06/2025
Hàng nghìn người mất trắng tài sản sau giấc mơ 'giàu nhanh': Tiền đã về tay ai?
Pháp luật
13:35:55 13/06/2025
BTS đã xuất ngũ còn BLACKPINK 1000 ngày chưa comeback
Nhạc quốc tế
13:35:38 13/06/2025
Phong cách năng động với quần dáng bí ngô
Thời trang
13:30:39 13/06/2025
Cụ bà sống thọ 92 tuổi có thói quen gây kinh ngạc
Sức khỏe
13:20:40 13/06/2025
Căng: 1 Á hậu vừa đăng quang đã bị hội chị em cạch mặt, liên tiếp công kích, đe dọa trên MXH
Sao việt
12:29:57 13/06/2025