Trung Quốc phân tích DNA từ máu để nhận mặt tội phạm
Chỉ bằng cách phân tích mẫu máu, các nhà khoa học có thể tái tạo gương mặt của nghi phạm.
Theo New York Times, các nhà khoa học Trung Quốc đang sử dụng mẫu máu để tái tạo gương mặt con người . Công nghệ mang tính thử nghiệm này được gọi là “kiểu hình DNA” và đang trong giai đoạn phát triển ban đầu.
Tuy nhiên, nguồn tin của New York Times khẳng định các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã có thể tạo những hình ảnh gương mặt người gần đúng, đủ để thu hẹp phạm vi điều tra hoặc loại bỏ những người không phù hợp ra khỏi danh sách nghi phạm.
Với công nghệ này, các chuyên gia phân tích phân tích các gen quyết định đặc điểm nhận dạng, bao gồm màu da, màu mắt, giới tính và chủng tộc. Điều này cho phép các nhà khoa học phát triển một hình ảnh giả thuyết mang tính chất khoa học.
Video đang HOT
Khuôn mặt của một người có thể được tái tạo bằng cách phân tích DNA. Ảnh: NY Times.
Tuy nhiên, DNA không thể tiết lộ các chi tiết như tuổi tác và cân nặng của nghi phạm. Ngoài Trung Quốc, một số nhóm nghiên cứu Mỹ cũng đang phát triển công nghệ tương tự.
HIện, Trung Quốc sở hữu ngân hàng dữ liệu DNA lớn nhất thế giới. Kho dữ liệu của Trung Quốc có khoảng 80 triệu hồ sơ, tính đến tháng 7/2019. Trong những năm qua, Trung Quốc đã phát triển mạnh công nghệ nhận dạng khuôn mặt để phục vụ hệ thống chấm điểm tín dụng công dân.
Vẽ khuôn mặt của một ai đó chỉ dựa vào các mẫu DNA nghe có vẻ giống phim viễn tưởng. Thực tế nó có thể thực hiện được.
Năm 2018, cảnh sát Maryland (Mỹ) sử dụng công nghệ này để nhận diện một nạn nhân. Năm 2015, cảnh sát Bắc Carolina bắt một người đàn ông và 2 đồng phạm sau khi phân tích DNA chỉ ra kẻ giết người có da trắng, mắt mâu hoặc lục nhạt, tóc sẫm màu và có tàn nhang. Người đàn ông sau đó đã nhận tội.
Theo news.zing.vn
Tiêm dung dịch từ tính để cầm máu vết thương
Để tiết kiệm thời gian và kịp thời đưa nạn nhân đến bệnh viện, các nhà khoa học Mỹ đã đề xuất dùng phương pháp tạm thời với việc sử dụng nam châm và tiêm dung dịch từ tính để cầm máu cho những nạn nhân bị thương có nguy cơ mất máu đe dọa tính mạng.
Với những vết thương nghiêm trọng, mất máu là nguy cơ chết người - Ảnh: steroplast.co.uk
Theo New Atlas, đối với các nạn nhân bị thương có nguy cơ mất máu, các nhà nghiên cứu từ Viện Công nghệ Massachusetts, đã đề xuất phương pháp mới bằng cách "niêm phong" vết thương và tiết kiệm thời gian để đưa nạn nhân đến bệnh viện.
Đối với những bệnh nhân có vết thương nghiêm trọng, mối nguy hiểm chính là mất máu trước khi được đưa đến bệnh viện. Nhóm nghiên cứu từ Viện Công nghệ Massachusetts, đã phát triển một chất lỏng đặc biệt có chứa các hạt từ tính nhỏ. Theo ý tưởng của các nhà nghiên cứu, để cầm máu, cần phải lắp 2 thanh nam châm nhỏ nhưng mạnh trên da tại vị trí bị tổn thương, sau đó tiêm chất lỏng này vào máu bệnh nhân ngay trước vết thương. Khá nhanh chóng, chất lỏng sẽ ở trong một từ trường, nơi nó cứng lại ngay lập tức, làm tắc nghẽn vết thương. Điều này sẽ làm chậm rất nhiều hoặc ngừng hoàn toàn việc mất máu. Công nghệ này được đánh giá là sẽ cứu nhiều mạng sống, vì với những chấn thương nghiêm trọng, mất máu là rủi ro chính.
Các tác giả của công nghệ coi biện pháp này là một giải pháp tạm thời sẽ cho phép tiết kiệm ít nhất nửa giờ để đưa nạn nhân đến bệnh viện. Tại đây, các nam châm sẽ được gỡ bỏ và bắt đầu điều trị chuyên sâu. Một cách tiếp cận mới có thể cứu sống hàng ngàn người.
Trong khi đó, các chuyên gia tại Đại học Maryland ở Baltimore lại đề xuất một cách tiếp cận triệt để hơn nhiều để cứu những bệnh nhân bị mất máu nghiêm trọng. Họ dự định đưa nạn nhân vào trạng thái tiềm sinh, làm mát não đến nhiệt độ dưới 10C. Điều này sẽ làm giảm nhu cầu về oxy của nạn nhân và tăng khả năng sống sót sau ca phẫu thuật.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi
Uống rượu liên tục suốt mấy chục năm, người đàn ông suýt mất mạng vì đủ thứ bệnh Lo lạm dụng rượu nhiều năm, ông Nguyễn Văn Đ., sinh năm 1964 suýt mất mạng do xuất huyết tiêu hóa nặng. Vừa qua, Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã can thiệp thành công cho một người bệnh bị xơ gan, xuất huyết tiêu hóa nặng do uống rượu suốt mấy chục năm. Kỹ thuật...