Trung Quốc phá vỡ “cấm kỵ” về tranh hoạt họa nguyên thủ
Bộ tranh hoạt họa mô phỏng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, bộ tranh đầu tiên như vậy về ông được truyền thông nhà nước đăng tải, đã gây ra các cuộc thảo luận về quan điểm mới đối với việc đăng tải hình ảnh của ban lãnh đạo tối cao nước này.
Một bức hoạt họa mô phỏng chân dung Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Bộ tranh có hình chân dung Chủ tịch Tập Cận Bình và tóm tắt những thành tựu quan trọng của ông kể từ khi nhậm chức Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc hồi tháng 11/2012. Loạt ảnh này đã được đăng tải trênqianlong.com, một cổng thông tin do ủy ban thành phố Bắc Kinh quản lý.
Một bức ảnh cho biết ông Tập đã dành 39 ngày để thực hiện 12 cuộc kiểm tra tại 11 tỉnh thành và 39 ngày khác để tới thăm 14 quốc gia tại 5 lục địa.
Một bức ảnh cũng kể ra các sở thích cá nhân của ông Tập như đọc sách, chơi bóng đá, bơi lội và tập võ.
Đây là lần đầu tiên truyền thông nhà nước Trung Quốc đăng tải ảnh ảnh hoạt họa của Chủ tịch Tập Cận Bình. Trước đó, một video có tên gọi “Các phẩm chất của một lãnh đạo Trung Quốc” đã lan truyền như vi-rút trên mạng hồi tháng 12 năm ngoái qua cổng thông tin Youku, trong đó nhà lãnh đạo Trung Quốc được mô phỏng theo dạng hoạt hình.
Bức vẽ mô phỏng các sở thích cá nhân của ông Tập.
Các nhà quan sát xem bộ ảnh hoạt hoạt là bước tiến hơn nữa so với video trên nhằm cho thấy một hình ảnh chính trị mới, hiện đại của các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Điều đó góp phần xây dựng hình ảnh cá nhân của một nhà lãnh đạo và sự tương tác với công chúng theo cách thức dễ hiểu nhưng ấn tượng.
Mặc dù ảnh hoạt họa là chuyện phổ biến ở nước ngoài nhưng rất hiếm khi nhìn thấy ảnh hoạt họa của các lãnh đạo cấp cao Trung Quốc, vì hình thức nghệ thuật này thường gắn với sự châm biếm, chỉ trích, hoặc để phơi bày các vấn đề xã hội.
Video đang HOT
Vào năm 1986, ba bức ảnh hoạt họa về các lãnh đạo Trung Quốc đã thu hút sự chú ý chưa từng thấy tại một cuộc triển lãm ở Thượng Hải. Chúng mô phỏng Đặng Tiểu Bình đang chơi trên cầu, Hồ Diệu Bang, khi đó là tổng bí thư, đang chỉ đạo một dàn hợp xướng, và Giang Trạch Dân, khi đó là bí thư Thượng Hải, đang đọc sách.
“Tôi vẽ bức tranh ông Đặng bằng thái độ chân thành”, Zhang Weiping, một trong những họa sĩ thực hiện các bức họa, cho biết.
Zhang đã mất 1 tháng để vẽ bức tranh và tránh “phong cách gây chiến” của các bức hoạt hoạ về thời Cách mạng Văn hóa. Bức hoạt họa đã được đăng tải trên Nhật báo Jiefang tháng 8/1986 và đây được xem là một bước đi tiên phong.
Bức họa mô phỏng những nơi ông Tập đã đi thị sát kể từ khi nhậm chức.
Zhang cho hay 3 bức hoạt họa đã nhận được những lời khen ngợi từ công chúng, đặc biệt là từ các công nhân nhà máy, những người nói rằng họ cảm thấy “các nhà lãnh đạo cũng đời thường như họ”.
Tuy nhiên, các tác phẩm như vậy vẫn rất hiếm khi xuất hiện trong hơn 2 thập niên qua, khi giới lãnh đạo Trung Quốc cho rằng cần “đặc biệt thận trọng” đối với tranh hoạt họa các nhà lãnh đạo.
Điều cấm kỵ không bị phá vỡ cho tới tận tháng 9/2006, khi một bức hoạt họa của cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đảo đang viết thư xuất hiện trên tờ báo New Express ở Quảng Châu.
Các họa sĩ chuyên vẽ tranh hoạt họa là Zhang Yanjun tại Bắc Kin và Zhu Zizun tại Chiết Giang cũng cho ra đời một số bức hoạt họa được yêu thích, mô phỏng các nhà lãnh đạo trong thời gian từ 2009-2011. Mặc dù không được đăng tải rộng rãi nhưng họ vẫn xem đó là một sự thay đổi vì họ đã được phép làm vậy.
Ông Tập đã thăm 14 quốc gia tại 5 lục địa.
Mặc dù không có các quy định rõ ràng nhưng truyền thông nhà nước thường không đăng tải các bức ảnh hoạt họa của giới chức cao hơn cấp bộ, một nhà báo của Cartoon Weekly ở Bắc Kinh nói với tờ Thời báo Hoàn cầu.
Nhà báo trên nói thêm, bầu không khí đã trở nên cởi mở hơn trong những năm gần đây, không chỉ bởi vì giới chức muốn gần gũi với người dân hơn, mà điều đó cũng chứng tỏ công chúng hiểu hơn về tranh hoạt họa.
“Một bức hoạt họa có thể lột tả một câu chuyện hoặc thậm chí làm tôn lên chủ đề. Nó có chức năng rộng hơn là chỉ châm biếm hay gây cười đơn thuần, vì nó lột tả được bản chất của vấn đề”, nhà báo nói.
Trước đó, ông Tập Cận Bình cũng nhận được nhiều lời ca ngợi là “người của nhân dân” sau khi tới thăm một tiệm bánh bao bình dân ở Bắc Kinh hồi tháng 12 năm ngoái, khi ông ngồi xuống và ăn với các thực khách bình thường.
An Bình
Theo Thời báo Hoàn cầu
Báo chí Trung Quốc "coi khinh" vùng phòng không Hàn Quốc?
Báo chí Trung Quốc đã phản ứng khá bình tĩnh trước động thái Hàn Quốc mở rộng vùng phòng không, mặc dù vùng này chồng lấn lên vùng phòng không Trung Quốc mới tuyên bố và bao trùm lên một đảo tranh chấp giữa hai nước.
Báo Trung Quốc cho rằng vùng phòng không Hàn Quốc không có "tầm quan trọng quân sự thực sự".
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc hôm qua công bố họ đã thảo luận với các nước láng giềng về việc mở rộng vùng phòng không mới, vùng sẽ có hiệu lực từ ngày 15/12 tới. Động thái của Seoul diễn ra 2 tuần sau khi Trung Quốc đơn phương công bố vùng phòng không gây tranh cãi của mình trên Hoa Đông vào ngày 23/11, bao gồm cả một đảo chìm tranh chấp được Hàn Quốc gọi là Ieodo trong khi Trung Quốc gọi là Suyan (tên quốc tế là Đảo Socotra).
Báo chí chính thức và các chuyên gia phân tích Đại lục hầu như xem nhẹ động thái Hàn Quốc mở rộng vùng nhận dạng phòng không hiện tại (KADIZ) của nước này.
Tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc đã "coi khinh" vùng phòng không của Hàn Quốc, coi đây chỉ là "hành động giữ thể diện" của "một nước nhỏ" và vùng phòng không của Hàn Quốc "không có tầm quan trọng quân sự thực sự".
"Hàn Quốc cần phải quan tâm đến những hậu quả nghiêm trọng nếu vùng phòng không thực sự vượt quá giới hạn trong mối quan hệ Trung-Hàn. Trung Quốc có nhiều đòn bẩy khác ngoài Hàn Quốc xét về kinh tế và ngoại giao", tờ báo cảnh báo.
Các tờ báo chính thức khác, như Nhật báo giải phóng quân hay Nhân dân Nhật báo chỉ có thông tin ngắn gọn về công bố của Hàn Quốc và tin tức này bị các tin quốc tế khác lấn lướt.
Liu Jiangyong, phó giám đốc Viện nghiên cứu quốc tế ở Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh, cho biết trên tờ Ta Kung Pao, tờ báo ở Hồng Kông, rằng đối lập với "từ chối thông tin và phản ứng kém cỏi" của Nhật, Seoul chắc chắn đã tham vấn chặt chẽ với Bắc Kinh về vùng phòng không chồng lấn của họ, nhằm tránh xảy ra xung đột.
Lu Chao, một chuyên gia về Hàn Quốc tạo Học viện Khoa học xã hội Liêu Ninh, nhận định trên tờ Thời báo Hoàn cầu rằng, động thái của Seoul "không phải là một cử chỉ thân thiện đối với Trung Quốc" nhưng ông cũng nhìn thấy trước khả năng xảy ra đụng độ lớn giữa đôi bên là rất thấp.
Tờ China Daily dẫn chuyên gia hải quân Yin Zhuo cho rằng "Bắc Kinh và Seoul biết rằng cả tuyên bố của Trung Quốc lẫn việc mở rộng của Hàn Quốc đều không phải là biện pháp gây hấn".
Hiện chưa có phản ứng chính thức từ phía giới chức trách Trung Quốc về vùng phòng không của Hàn Quốc. Vào cuối tuần qua, khi được hỏi về việc Hàn Quốc công bố kế hoạch mở rộng vùng nhận dạng phòng không, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho rằng động thái của Hàn Quốc cần phải "tuân thủ luật pháp và công ước quốc tế", nhưng "Trung Quốc sẵn sàng giữ liên lạc với Hàn Quốc dựa trên nguyên tắc bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau".
Còn hôm nay, Nhật Bản đã "gật đầu" với vùng phòng không của Hàn Quốc và giải thích phản ứng của họ khác với vùng phòng không của Trung Quốc là bởi, vùng phòng không Hàn Quốc không chồng lấn lên không phận, vùng biển và lãnh thổ của Nhật.
Trong một thông cáo được cho là mượn ví dụ Hàn Quốc để đả kích Trung Quốc vào ngày 8/12, Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận Hàn Quốc đã "tham khảo Hoa Kỳ" trước khi mở rộng vùng phòng không của họ trên Hoa Đông. Washington đã hết sức khen ngợi động thái "theo đúng thông lệ quốc tế" của Hàn Quốc với dụng ý nêu bật tính chất đơn phương áp đặt của Bắc Kinh khi thiết lập vùng phòng không Trung Quốc.
Theo bà Paski, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, cách tiếp cận của Hàn Quốc cho phép các hãng hàng không dân sự tránh được sự nhầm lẫn hoặc lâm vào tình thế nguy hiểm. Bà nói thêm Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tham vấn chặt chẽ đồng minh và đối tác trong khu vực để đảm bảo sao cho hành động của họ góp phần tăng cường sự ổn định, khả năng dự báo rủi ro, trên tinh thần phù hợp với thông lệ quốc tế.
Theo Dantri
Trung Quốc lộ chiến đấu cơ tàng hình phiên bản mới Trong một bức ảnh đang được lan truyền trên các trang mạng Trung Quốc, chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 J-20 của nước này dường như đã được thiết kế lại, và gắn một động cơ hoàn toàn khác phiên bản mẫu 2011. Thông tin được các trang mạng Trung Quốc cùng tờ thời báo Hoàn cầuđăng tải. Theo đó, trên...