Trung Quốc nuôi tham vọng cường quốc vũ trụ cạnh tranh Mỹ
Không chỉ cạnh tranh gay gắt trong nhiều lĩnh vực dưới mặt đất, Trung Quốc còn tham vọng thách thức sự thống trị của Mỹ trên vũ trụ.
Trung Quốc sáng 16/10 đưa một phi hành đoàn ba người vào không gian, bắt đầu chuyến đi dài nhất từ trước đến nay tới trạm vũ trụ Thiên Cung. Vụ phóng tàu vũ trụ tại sa mạc Gobi diễn ra chỉ một tháng sau khi ba phi hành gia đầu tiên kết thúc nhiệm vụ được mô tả là “hoàn toàn thành công” ở Thiên Cung.
Phi hành đoàn dự kiến ở lại Thiên Cung 6 tháng, khoảng thời gian tiêu chuẩn cho các sứ mệnh tương lai, theo Lin Xiqiang, phó giám đốc Cơ quan Vũ trụ có người lái Trung Quốc. Nhiệm vụ mới là một phần trong chuỗi kế hoạch của chương trình không gian của Trung Quốc, gồm lấy mẫu đất đá từ Mặt Trăng và đưa robot thám hiểm tự hành lên Sao Hỏa.
Việc xây dựng Thiên Cung dự kiến hoàn thành vào năm tới, với tham vọng trở thành đối thủ của Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), đã hoạt động 20 năm nhưng đang đối mặt với tương lai không chắc chắn. Đây được xem là cột mốc quan trọng trong tham vọng biến Trung Quốc thành “cường quốc vũ trụ” của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Mô hình trạm vũ trụ Thiên Cung được trung bày ở Triển lãm Hàng không Vũ trụ Quốc tế lần thứ 8 tại Quảng Đông, Trung Quốc tháng 11/2010. Ảnh: AP .
Trung Quốc đã phóng module chính vào tháng 4, nhiệm vụ đầu tiên trong 11 nhiệm vụ xây dựng trạm vũ trụ Thiên Cung. Vụ phóng đã thu hút chú ý của dư luận vì một số lý do không mong đợi. Sau khi lên đến quỹ đạo, tên lửa đẩy chính đã rơi trở lại Trái Đất một cách mất kiểm soát. Các mảnh vỡ rơi xuống Ấn Độ Dương, gần đảo Maldives, vào tháng 5, khiến dấy lên nhiều chỉ trích về cách thực hiện vụ phóng tên lửa nặng nhất Trường Chinh 5B của Trung Quốc.
Kể từ đó, các tàu vũ trụ của Trung Quốc đã lần lượt được phóng vào quỹ đạo, mang theo các module, vật tư bổ sung. Phi hành đoàn đầu tiên đã bay lên Thiên Cung vào tháng 6. Vụ phóng mới nhất là nhiệm vụ thứ 6. Khi hoàn thành vào năm sau, Thiên Cung dự kiến hoạt động trong ít nhất một thập kỷ.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng so sánh kế hoạch này với lời tuyên bố “hai quả bom, một vệ tinh” thời lãnh đạo Mao Trạch Đông, ám chỉ cuộc chạy đua của Trung Quốc để phát triển đầu đạn hạt nhân gắn vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và đưa một vệ tinh lên quỹ đạo. Giống như tất cả thành tựu không gian khác, chương trình này được xem là bằng chứng cho sức mạnh của Trung Quốc.
ISS, với sự hợp tác của Mỹ, Nga và nhiều nước khác, dự kiến kết thúc thời gian hoạt động vào năm 2024 và chưa rõ những gì sẽ xảy ra sau đó. Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã đề xuất giữ trạm vũ trụ thêm vài năm, trong khi Nga có ý định rút lui vào năm 2025. Nếu ISS dừng hoạt động, Thiên Cung của Trung Quốc có thể trở thành trạm vũ trụ duy nhất trong một thời gian.
Thiên Cung có thể chứa ba phi hành gia cho các nhiệm vụ dài hạn và thêm ba người nữa cho các nhiệm vụ ngắn. Phi hành đoàn lần này gồm hai nhà du hành vũ trụ dày dạn kinh nghiệm và một người lần đầu lên không gian.
Wang Yaping, người năm 2013 trở thành người phụ nữ thứ hai của Trung Quốc lên vũ trụ, dự kiến là người đầu tiên thực hiện chuyến đi bộ ngoài không gian, theo ông Lin. Ông thêm rằng Trung Quốc sẽ chào đón khách tới thăm trạm vũ trụ khi nó hoàn thành. Ông liệt kê một số nước đã hợp tác với chương trình không gian của Trung Quốc, nhưng không có Mỹ, quốc gia đã cấm NASA làm việc với các nhà khoa học Trung Quốc.
Tháng 1/2019, Trung Quốc trở thành quốc gia đầu tiên đưa tàu thăm dò lên phía mặt tối của Mặt Trăng và đánh dấu lần thứ hai hạ cánh thành công lên hành tinh này, sau lần đầu tiên năm 2013.
Tàu thăm dò mới nhất vẫn ở bề mặt Mặt Trăng, vượt thời gian dự kiến ban đầu. Ngày 29/9, nó đánh dấu ngày hoạt động thứ 1.000 và đi được 839 m so với điểm xuất phát ở miệng hố Von Kármán, gần cực nam Mặt Trăng.
Tháng 12 năm ngoái, Trung Quốc đưa tàu vũ trụ lên Mặt Trăng, lấy mẫu đất đá và trở lại Trái Đất. Đây là những mẫu vật từ Mặt Trăng đầu tiên được thu thập kể từ sau sứ mệnh Luna 24 của Liên Xô vào năm 1976.
Trung Quốc đặt tên cho các tàu thăm dò Mặt Trăng là Hằng Nga và dự kiến phóng thêm ba tàu khác vào năm 2027. Các tàu này sẽ có nhiệm vụ tạo nền tảng cho nghiên cứu Mặt Trăng và các chuyến thăm của phi hành gia Trung Quốc vào những năm 2030. Cho đến nay, chỉ có chương trình Apollo của Mỹ từng đưa người lên Mặt Trăng.
Cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos hồi đầu năm nay thông báo sẽ hợp tác với Trung Quốc để xây dựng trạm nghiên cứu Mặt Trăng, sử dụng tàu vũ trụ Luna và tàu Hằng Nga. Nhiệm vụ đầu tiên của Nga ban đầu dự kiến thực hiện trong tháng này, nhưng hiện lùi lại tới tháng 7/2022. Sứ mệnh tương lai giữa hai nước nhằm mang theo các khối xây dựng đầu tiên cho trạm nghiên cứu vào năm 2030 và mang mẫu đất đá Mặt Trăng về Trái Đất.
Video đang HOT
Tàu thăm dò Trung Quốc (trái) trên bề mặt Sao Hỏa hồi tháng 5. Ảnh: Cơ quan vũ trụ Trung Quốc .
Sứ mệnh Sao Hỏa Thiên Vấn của Trung Quốc cũng đã đạt được ba thành công NASA từng làm. Tàu vũ trụ này đã chạm tới quỹ đạo xung quanh Sao Hỏa vào tháng 2, đưa một tàu vũ trụ lên bề mặt an toàn vào ngày 15/5 và sau đó là một tàu thăm dò.
Liên Xô là quốc gia đầu tiên đổ bộ lên Sao Hỏa vào năm 1971, nhưng vài giây sau khi hạ cánh, tàu đã ngừng liên lạc. Nó truyền về một hình ảnh không hoàn chỉnh hoặc không thể giải mã được. Kể từ đó, một số nỗ lực tiếp cận bề mặt Sao Hỏa của một số nước đều thất bại. Tới gần đây, chỉ có Mỹ thành công hạ cánh trên Sao Hỏa, với 8 lần tất cả và lần gần nhất là tàu thăm dò Perseverance vào tháng hai.
4 ngày sau khi tàu đổ bộ thành công, cơ quan vũ trụ Trung Quốc công bố hình ảnh đầu tiên về bề mặt hành tinh và tuyên bố sứ mệnh đang tiến hành theo kế hoạch. Cơ quan này ngày 22/5 công bố thêm hai bức ảnh của tàu thăm dò, đang thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu địa hình, địa chất và khí quyển của Sao Hỏa. Mục tiêu là tìm hiểu rõ hơn về phân bổ của băng, giúp duy trì các chuyến thăm của con người trong tương lai.
Trung Quốc cho biết có kế hoạch phóng tàu thứ hai lên Sao Hỏa vào năm 2028 để lấy mẫu vật về Trái Đất, một nhiệm vụ phức tạp mà NASA và Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đang thực hiện với tàu Perseverance và hy vọng hoàn thành vào năm 2031. Sứ mệnh của Trung Quốc có thể thực hiện trong thập kỷ này, báo hiệu một cuộc đua tiềm năng.
Ngoài khả năng gửi một phi hành đoàn lên Sao Hỏa, Trung Quốc cũng lập kế hoạch cho cho sứ mệnh kéo dài 10 năm để thu thập mẫu vật từ một tiểu hành tinh và tiếp cận một sao chổi. Quốc gia này cũng dự kiến khám phá Sao Kim và Sao Mộc và vào năm 2024 phóng một kính viễn vọng không gian tương tự Hubble, được NASA phóng vào năm 1990
Tam giác chiến lược và tương tác đa chiều trong quan hệ quốc tế
Xu thế đa cực, đa phương của thế giới ngày càng rõ. Mối quan hệ bên trong "tam giác chiến lược" Mỹ-Trung-Nga và tương tác với các quốc gia khác là một thực thể của thế giới đương đại.
Tranh giành, ngăn chặn, kiềm chế lẫn nhau, có lúc căng thẳng là xu thế nổi trội trong quan hệ Mỹ-Trung vừa qua. (Nguồn: Industryweek).
Cuộc chiến giành, giữ ngôi vị số một
Năm 1971, Mỹ-Trung vượt qua "Vạn lý trường thành", bắt tay lợi dụng lẫn nhau. Mỹ muốn tập trung mũi nhọn vào Liên Xô. Trung Quốc cần công nghệ, tiền của Mỹ, phương Tây để thực hiện "bốn hiện đại hóa". Hai bên cơ bản đạt được mục đích của mình.
Sau 50 năm, tình thế xoay chuyển. Trung Quốc vươn lên thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp, toàn diện, "nguy hiểm nhất" nhất của Mỹ. Khoảng cách về kinh tế, công nghệ, quân sự và phạm vi ảnh hưởng... giữa hai cường quốc ngày càng thu hẹp.
Một bên là tư tưởng "Nước Mỹ trên hết", "Nước Mỹ trở lại" dẫn dắt thế giới. Bên kia là "Giấc mộng Trung Hoa", mơ lại ngôi vị Hoàng đế trung tâm một thời. "Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở" đối trọng với "Sáng kiến Vành đai và Con đường". Cuộc chiến giữa "hai vì sao" không giới hạn.
Hai bên liên tục tung ra các đòn trừng phạt kinh tế, công kích trực diện, gia tăng sức mạnh, hoạt động quân sự, lôi kéo đồng minh, đối tác đối phó nhau... Tranh giành, ngăn chặn, kiềm chế lẫn nhau, có lúc căng thẳng là xu thế nổi trội trong quan hệ Mỹ-Trung vừa qua.
Trong hơn nửa năm 2021, diễn ra hai cuộc điện đàm cấp cao, gặp gỡ, đối thoại cấp bộ, chuẩn bị Hội nghị Thượng đỉnh trực tuyến cuối năm... Tín hiệu muốn duy trì kênh liên lạc, tìm kiếm lĩnh vực cần và có thể "chung sống bình thường" là những tia sáng.
Bởi lẽ, hai bên phụ thuộc lẫn nhau về thương mại, kinh tế, chuỗi cung ứng, các thách thức toàn cầu... Cả hai đều chưa đủ sức hạ "nốc ao" đối thủ. Nên đều tránh rủi ro, mất kiểm soát, nhất là xảy ra xung đột vũ trang.
Chủ tịch Tập Cận Bình cảnh báo: đối đầu sẽ "gieo rắc thảm họa cho cả hai quốc gia và thế giới", cần "tôn trọng sự khác biệt", đưa mối quan hệ trở lại đúng hướng. Mỹ đề ra phương châm: "cạnh tranh khi cần thiết, hợp tác khi có thể và đối thủ khi bắt buộc".
Cái khó là cạnh tranh theo luật lệ, gia tăng hợp tác "có thể", mà không xa lệch mục đích giành, giữ ngôi đầu.
Điều làm cho quan hệ Mỹ-Trung phức tạp, kịch tính, khó đoán định là sự pha trộn giữa tham vọng, chủ nghĩa cường quyền, thực dụng và dân tộc cực đoan. Hai bên có mâu thuẫn lợi ích cơ bản, vấn đề "nhân quyền", Đài Loan, trật tự thế giới; lại mắc kẹt lâu trong cạnh tranh quyền lực và chịu sức ép lớn từ nội bộ.
Hội nghị thượng đỉnh có thể giảm nhiệt trừng phạt thương mại và hứa hẹn phối hợp đối phó biến đổi khí hậu, đại dịch Covid-19. Nhưng vẫn là bước đi dè dặt, chưa thể "phá băng". Cạnh tranh vẫn quyết liệt.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) và người đồng cấp Nga Vladimir Putin tại cuộc gặp ngày 16/6 tại Geneva, Thụy Sỹ (Nguồn: Getty Images).
Quan hệ ổn định, có thể đoán định
Giữa Mỹ và Nga tồn tại các vật cản khó tháo gỡ như "dân chủ", "nhân quyền", an ninh mạng, can thiệp bầu cử, sáp nhập Crimea, xung đột quân sự ở Đông Ukraine... Mỹ liên tục áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế, ngoại giao, kiềm chế, hạ thấp vai trò của Nga tại các khu vực mang tính địa chính trị, các thể chế toàn cầu...
Nga phản đối Mỹ và phương Tây mở rộng NATO ra không gian hậu Xô Viết, đe dọa trực tiếp đến an ninh quốc gia. Moscow coi việc kết nạp Ukraine, triển khai lực lượng NATO áp sát biên giới Nga, là lằn ranh đỏ. Quan hệ Nga-Mỹ đang ở mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh.
Tuy nhiên, các thách thức an ninh toàn cầu mà Mỹ muốn đóng vai trò dẫn dắt như biến đổi khí hậu, đại dịch Covid-19, an ninh mạng, kiểm soát vũ khí, thỏa thuận hạt nhân Iran, cuộc chiến ở Syria... cần sự hợp tác của Nga.
Mỹ không muốn phải đối đầu đồng thời với hai đối thủ lớn. Theo Washington, Bắc Kinh là đối thủ hệ thống, có thực lực lớn, nhiều tham vọng. Thiết lập quan hệ ổn định, có thể kiểm soát với Nga để rảnh tay đối phó Trung Quốc; hạn chế sự xích lại gần nhau giữa Moscow và Bắc Kinh vẫn tốt hơn là luôn trong tình trạng báo động, để đối thủ kia trục lợi.
Nga cũng muốn cải thiện quan hệ với Mỹ để ổn định chiến lược, cùng giải quyết các vấn đề quốc tế, tạo điều kiện phát triển kinh tế. Qua đó, có thể cải thiện quan hệ với châu Âu, địa bàn chiến lược rất quan trọng với Nga.
Hai nước đã có những bước đi quan trọng, tích cực như gặp gỡ thượng đỉnh, đối thoại ổn định chiến lược, tham vấn kiểm soát vũ khí chiến lược... Quan hệ Mỹ-Nga thời gian tới sẽ tiếp tục cạnh tranh có kiểm soát, duy trì các kênh đối thoại, hạn chế bất đồng, giảm thiểu rủi ro, thúc đẩy hợp tác trên một số lĩnh vực cùng có lợi. Trong đó chống phổ biến vũ khí hạt nhân, ngăn chặn xung đột vũ trang và bảo đảm ổn định chiến lược là nền tảng của quan hệ song phương...
Theo học giả quốc tế, Biển Đen là một điểm nóng, "điệu nhảy quân sự, chính trị, ngoại giao điển hình" giữa Nga và Mỹ, tiềm ẩn nguy cơ bùng nổ xung đột. Vấn đề Crimea, Đông Ukraine, an ninh châu Âu... ẩn chứa nhiều nguy hiểm.
Các trở ngại bên ngoài, sự chống đối bên trong cùng với quán tính nghi kị, thì cả Nga và Mỹ đều không ảo tưởng sớm cải thiện quan hệ. Nếu một trong hai vượt lằn ranh đỏ, thì quan hệ song phương sẽ rơi vào tình trạng tồi tệ, khó lường hết hậu quả. Hợp tác, không để xảy ra rủi ro là điều tốt.
Liên thủ hành động, "kết bạn không kết đồng minh"
Thách thức từ Mỹ, phương Tây đẩy Nga và Trung Quốc xích lại gần nhau. Tuyên bố chung Hội nghị thượng đỉnh nhân dịp 20 năm ký kết Hiệp ước hợp tác thân thiện và láng giềng hữu nghị Trung Quốc-Nga, khẳng định quan hệ song phương "chín muồi, ổn định và vững chắc", "tốt đẹp nhất trong lịch sử".
Trung Quốc và Nga coi nhau là "đối tác ưu tiên", hợp tác chiến lược toàn diện, cùng có lợi, trên 3 trụ cột: đối phó với chống phá chính trị, áp đặt quy chuẩn phương Tây; khai thác năng lượng và quốc phòng, an ninh.
Hai nước ủng hộ lẫn nhau, phối hợp ngoại giao, tập trận chung, ứng phó với thách thức toàn cầu, duy trì cân bằng chiến lược, an ninh, sự ổn định của trật tự thế giới với Liên hợp quốc là trung tâm.
Chừng nào còn thách thức, sức ép an ninh, chính trị, kinh tế, ngoại giao từ Mỹ, phương Tây, thì vẫn còn động lực cho quan hệ Nga-Trung phát triển. Nhưng ẩn sâu vẫn là trở ngại, khác biệt, cạnh tranh trong một số lĩnh vực.
Sự vượt trội về kinh tế của Trung Quốc tác động không nhỏ đến quan hệ song phương và hợp tác của Nga. Nga lo ngại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong không gian hậu Xô Viết. Hành động cứng rắn của Trung Quốc đối với Ấn Độ, Nhật Bản và các nước láng giềng khác, đặt Nga trước những tình huống phức tạp.
Tầm nhìn và lợi ích lâu dài giữa hai nước không phải lúc nào, vấn đề gì cũng song trùng. Hai nước hợp tác khá chặt chẽ, toàn diện, nhưng vẫn thiếu một số yếu tố để duy trì sự gắn bó tự nhiên, bền vững.
Vì thế, quốc tế cho rằng quan hệ Trung-Nga nghiêng về liên thủ hành động. Nếu Nga tìm được chỗ đứng ở châu Âu thì sẽ bớt gắn với Trung Quốc hơn. Còn hai nước tự xác định "kết bạn, không kết đồng minh". Theo kiểu đó, cả hai sẽ linh hoạt hơn trong hành động và trong các mối quan hệ khác.
Nga và Trung Quốc ủng hộ lẫn nhau, phối hợp ngoại giao, tập trận chung, ứng phó với thách thức toàn cầu, duy trì cân bằng chiến lược, an ninh, sự ổn định của trật tự thế giới với Liên hợp quốc là trung tâm (Nguồn: CGTN).
Kéo, đẩy và tác động đa chiều
Quan hệ giữa ba cường quốc hình thành "tam giác chiến lược lệch". Nga kém thế hơn về kinh tế. Sức mạnh quân sự, sự hiện diện, hành động quyết đoán ở các địa bàn chiến lược giúp Nga "ngồi chung mâm" với Mỹ, Trung Quốc.
Cả Mỹ và Trung Quốc đều muốn lôi kéo Nga, đẩy Nga ra xa đối thủ của mình. Mỹ, phương Tây lợi dụng khác biệt để chia rẽ Nga với Trung Quốc. Trung Quốc khai thác vấn đề dân chủ, nhân quyền, Ukraine, Belarus..., ngăn cản hợp tác giữa Nga và Mỹ.
Nga có quyền lựa chọn, thay vì đứng hẳn về một bên; khai thác mâu thuẫn giữa hai cường quốc hàng đầu để nâng cao vị thế, vai trò là nhân tố có tầm ảnh hưởng trong cân bằng chiến lược Mỹ-Trung. Trung Quốc và Nga cũng không thể vì quan hệ song phương mà xem nhẹ nguy cơ đổ vỡ hoàn toàn quan hệ với nền kinh tế lớn nhất toàn cầu.
"Tam giác chiến lược" vẫn tồn tại sự kéo, đẩy trong nhiều năm tới. Khó hòa hợp quyền lực, ít khả năng tái diễn tình thế "hai chọi một", phá vỡ quan hệ tay ba. Ba cường quốc duy trì liên lạc, tìm kiếm lĩnh vực hợp tác, tránh rủi ro là những dấu hiệu mới.
Ba cường quốc ra sức lôi kéo, mở rộng hợp tác với đồng minh, đối tác để kiềm chế đối thủ, tạo ra các liên minh, liên kết đan xen phức tạp. Mỹ thúc đẩy hoạt động Bộ tứ, thêm AUKUS và nhắm tới nhiều nước khác.
Trung Quốc củng cố Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO); tăng cường hợp tác với các đối thủ của Mỹ; lôi kéo ASEAN, đề xuất xây dựng "cộng đồng chung vận mệnh trên Biển Đông", hợp tác năng lượng, diễn tập chung..., ngăn chặn ảnh hưởng của Mỹ và các nước ngoài khu vực.
Sự kéo, đẩy giữa ba cường quốc với nhau và với đồng minh, đối tác làm cho quan hệ của "tam giác chiến lược" phức tạp, khó đoán định. Đó là một trong những nhân tố chính chi phối quan hệ quốc tế, đan xen cả cơ hội và thách thức.
Các cường quốc đối đầu, leo thang căng thẳng, phá vỡ cân bằng chiến lược tương đối, thế giới sẽ tiềm ẩn thách thức an ninh, bất ổn, đẩy các nước khác vào tình thế phải chọn bên, là nguy cơ không thể xem nhẹ.
Nếu quan hệ "tam giác chiến lược" được kiểm soát phù hợp, có thể dự đoán, kiềm chế đối đầu căng thẳng, cùng hợp tác vì lợi ích chung, sẽ tạo môi trường thuận lợi cho an ninh, ổn định, hợp tác của thế giới, phối hợp đối phó với các thách thức an ninh toàn cầu.
Các nước mong muốn "tam giác chiến lược" hành động có trách nhiệm, tôn trọng ASEAN và các cơ chế khu vực; xây dựng quan hệ đối tác thực sự, chứ không phải coi các nước là con bài nhất thời.
Nhưng chỉ trông chờ nước lớn thay đổi là phó thác cho may rủi. ASEAN cần tiếp tục khẳng định vai trò, vị thế, tự chủ hơn trong quan hệ với "tam giác chiến lược". Phát huy chủ nghĩa đa phương, hợp tác quốc tế, tăng cường quan hệ với Liên hợp quốc và các nước ngoài khu vực, khai thác tương tác có lợi, tận dụng cơ hội, hạn chế tác động tiêu cực, giữ ổn định chiến lược. Tránh biểu hiện "tham bát bỏ mâm", chạy theo lợi ích riêng, để nước lớn lợi dụng, chia rẽ.
Vượt qua khó khăn, ASEAN đang nỗ lực theo hướng đó. Gần đây, có nước tuyên bố điều chỉnh quan điểm về Biển Đông phù hợp hơn với lập trường chung, lợi ích chung. Đó là những tín hiệu tốt.
Điểm yếu khiến tiêm kích J-20 của Trung Quốc "hụt hơi" trước F-35 và F-22 Được kỳ vọng trở thành đối thủ cạnh tranh của các tiêm kích F-35 và F-22 Mỹ, nhưng dòng máy bay J-20 của Trung Quốc được cho là chưa thể so sánh với các máy bay chiến đấu của Mỹ. Tiêm kích J-20 của Trung Quốc (Ảnh: AP). J-20 lần đầu được tiết lộ vào năm 2011, biến Trung Quốc trở thành quốc...