Trung Quốc nói không có ngoại lệ trong chính sách ‘Một Trung Quốc’
Trung Quốc cho biết chính sách “Một Trung Quốc” là nền tảng để phát triển quan hệ với Bắc Kinh và không quốc gia nào được coi là ngoại lệ.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh: Reuters.
“Chính sách ‘Một Trung Quốc’ là điều kiện tiên quyết và cơ sở để các nước phát triển quan hệ với Trung Quốc. Khi đề cập vấn đề quan trọng này đúng hay sai, không có nước nào là ngoại lệ”, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Pháp Jean-Marc Ayrault ngày 15/12, Reuters đưa tin.
Ngoại trưởng Vương cho biết Đài Loan là vấn đề có liên quan đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc. Ông tôn trọng lập trường rõ ràng của Ngoại trưởng Ayrault về vấn đề “Một Trung Quốc”.
Cách đây hai tuần, lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn và tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có cuộc điện đàm, nhấn mạnh về quan hệ an ninh, chính trị, kinh tế giữa hai bên. Đây là lần đầu tiên một tổng thống hay tổng thống đắc cử của Mỹ điện đàm với lãnh đạo Đài Loan kể từ năm 1979. Cuộc điện đàm khiến Trung Quốc tức tối.
Mỹ năm 1979 công nhận chính sách “Một Trung Quốc”, cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan. Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời, đang chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực nếu cần thiết.
Video đang HOT
Như Tâm
Theo VNE
Người đứng sau phản ứng mềm mỏng của Trung Quốc với Trump về Đài Loan
Trung Quốc có thể đã lắng nghe lời khuyên của cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger khi phản ứng khá thận trọng trước những phát ngôn được cho là khiêu khích của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
Cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh. Ảnh: AP
Bất chấp những hành động được cho là khiêu khích của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump như điện đàm với lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn hay chỉ trích chính sách kinh tế và quân sự của Trung Quốc trên tài khoản Twiteer, giới lãnh đạo Bắc Kinh vẫn có những phản ứng yếu ớt so với truyền thống ngoại giao của nước này, theo Asian Review.
Bình luận viên Katsuji Nakajawa nhận định nỗ lực thu hẹp các quan hệ quốc tế của Đài Loan là một chiến lược xuyên suốt của Trung Quốc trong nhiều năm qua. Gần đây, Bắc Kinh tiếp tục gây sức ép lên Đài Bắc khi loại bỏ vùng lãnh thổ này khỏi cuộc họp của tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (CIAO).
Tuy nhiên, động thái của ông Trump dường như là một đòn giáng mạnh vào chiến lược ngoại giao của Trung Quốc.
Ngay sau cuộc điện đàm giữa ông Trump và bà Thái Anh văn, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho rằng sự việc này là một chiêu trò từ phía Đài Loan và không thể thay đổi chính sách '"Một Trung Quốc" vốn được cộng đồng quốc tế công nhận.
Tuyên bố của ông Vương Nghị được đánh giá là bất thường bởi ông chỉ trích bà Thái Anh Văn, nhấn mạnh vị thế của Trung Quốc mà không hề đề cập đến ông Trump.
Theo Nakajawa, cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger, người vừa có chuyến thăm Bắc Kinh vào cuối tháng 11, vào thời điểm trước khi cuộc điện đàm diễn ra chính là "đầu mối" lý giải thái độ mềm mỏng của Trung Quốc.
Trong bối cảnh đang đau đầu tìm kiếm đối sách với chính quyền của ông Trump, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã lắng nghe lời khuyên của nhà ngoại giao kỳ cựu này.
Năm 1971, với vai trò là cố vấn chính phủ, Kissinger đã tháp tùng Tổng thống Mỹ Nixon trong chuyến thăm Trung Quốc với một nhiệm vụ bí mật. Sau chuyến thăm, Mỹ đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan, bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc. Kissinger từ đó được giới lãnh đạo Bắc Kinh rất tôn trọng và coi như người bạn lâu năm của nước này.
Lần này, theo lời mời của Hiệp hội Ngoại giao Nhân dân Trung Quốc, một tổ chức được cố thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai thành lập vào năm 1949 với mục đích vận động làm gia tăng số lượng quốc gia ủng hộ Bắc Kinh, ông Kissinger đã tới thăm Trung Quốc, có cuộc hội đàm với ông Tập Cận Bình và ông Vương Kỳ Sơn, người đứng đầu chiến dịch chống tham nhũng của Trung Quốc.
Cuộc gặp gỡ giữa ông Kissinger và ông Vương Kỳ Sơn được đánh giá là bất thường vì vị trí chính thức của ông Vương không phù hợp để tổ chức một cuộc hội đàm ngoại giao như vậy.
Tất nhiên Trung Quốc phải có lý do khi cả hai lãnh đạo cấp cao nhất hiện nay của nước này đều dành thời gian tiếp đón một nhà ngoại giao đã về hưu như ông Kissinger.
Ông Vương Kỳ Sơn từng đóng vai trò cầu nối trong quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ trong thời gian giữ chức Phó thủ tướng phụ trách kinh tế, tài chính cho đến năm 2013. Sau đó ông Vương và Kissinger vẫn duy trì mối quan hệ bạn bè trong các cuộc gặp gỡ.
Trong cả hai cuộc hội đàm lần này, ông Kissinger đã khuyên hai nhà lãnh đạo Trung Quốc rằng nước này nên duy trì lập trường hợp tác với Mỹ dưới thời Trump, không nên ngay lập tức đối đầu với tổng thống đắc cử Mỹ bởi quan điểm khó đoán định của ông.
Phản ứng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc sau đó đối với phát ngôn và hành động của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tỏ ra thận trọng và không mang tính suy đoán.
Sau khi trở về Mỹ, ông Kissinger đánh giá cao phản ứng của giới chức Trung Quốc đối với cuộc điện đàm giữa ông Trump và bà Thái Văn Anh trong một cuộc họp của Ủy ban Quốc gia quan hệ Mỹ - Trung được tổ chức vào ngày 5/12.
Cựu ngoại trưởng Mỹ mô tả phản ứng của Trung Quốc là đáng ngưỡng mộ, khẳng định quyết tâm của Bắc Kinh theo đuổi lập trường đối thoại với Washington, đồng thời xác nhận các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nghe theo lời khuyên của ông.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Mỹ kêu gọi Đài Loan tăng chi tiêu quốc phòng đối phó Trung Quốc Quan chức quốc phòng cấp cao Mỹ nói ngân sách quốc phòng Đài Loan không theo kịp các mối đe dọa từ Trung Quốc. Trump từng nói Mỹ không cần bị ràng buộc bởi chính sách "Một Trung Quốc". Ảnh minh họa: CNN. Abraham Denmark, Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, cho biết chính quyền Obama sẽ tiếp tục chính sách...