Trung Quốc nói củng cố quân đội để ngăn Thế chiến II tái diễn
Báo Trung Quốc hôm nay tuyên bố nước này đang xây dựng quân đội hùng mạnh hơn để đảm bảo không phải gánh chịu một thảm họa như Thế chiến II.
Chiến đấu cơ J-10 của Trung Quốc trong một triển lãm hàng không. Ảnh: AFP
Nhật báo Quân Giải phóng Nhân dân viết trong một bài xã luận dài rằng một trong những lý do khiến Trung Quốc phải chịu đựng cuộc xâm lăng của Nhật Bản là vì quốc gia này lúc đó còn yếu và quân đội lạc hậu.
“Với một nước yếu, quân đội cũng sẽ suy tàn, và khi điều đó xảy ra là bạn sẽ phải hứng đòn”, Reuters dẫn bài viết.
Mâu thuẫn do lịch sử để lại vẫn là một trong điểm nóng trong quan hệ Trung – Nhật. Bắc Kinh chỉ trích rằng Tokyo không chịu chuộc lỗi cho hành động chiếm đóng nhiều vùng của Trung Quốc trước và trong Thế chiến II, đồng thời thường xuyên nhắc nhở người dân và thế giới về quá khứ này.
Trung Quốc cam kết sẽ tổ chức hàng loạt sự kiện để kỷ niệm kết thúc cuộc chiến, trong đó có một cuộc duyệt binh ở Bắc Kinh vào tháng 9. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã lên đường sang Nga để tham dự một cuộc duyệt binh tương tự tại Moscow vào ngày mai. Quân đội Trung Quốc cũng tham gia diễu hành cùng quân đội Nga.
Tờ nhật báo cáo buộc rằng “một số nước vẫn đang dùng ‘lý lẽ xã hội đen’ để đe dọa các nước khác bằng cách sử dụng vũ lực”, nhưng không nêu rõ tên.
Video đang HOT
“Điều này đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng tăng tốc trong việc củng cố sức mạnh quân đội, trên cơ sở có một quốc gia hùng mạnh”, báo viết. “Nếu không, một khi quân đội sụp đổ, an ninh quốc gia sẽ hứng chịu tác động nghiêm trọng”.
Việc Trung Quốc củng cố quân đội, trong đó có phát triển máy bay tàng hình và tên lửa chống vệ tinh, gây lo ngại cho khu vực và Mỹ, nhất là từ khi ông Tập lên nắm quyền vào năm 2013 và bắt đầu có những hành động cứng rắn hơn trong tranh chấp chủ quyền biển.
Trung Quốc sẽ tăng chi tiêu quân sự thêm 10,1% trong năm nay lên gần 900 tỷ nhân dân tệ (gần 143 tỷ USD). Bắc Kinh nhiều lần khẳng định việc bổ sung chi tiêu quân sự là cần thiết để thay thế trang thiết bị lạc hậu và khi là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhu cầu an ninh của nước này cũng tăng lên.
Anh Ngọc
Theo VNE
Ả Rập Xê Út và vị thế siêu cường trong thế giới Ả Rập
Với khả năng huy động một lực lượng quân sự hùng mạnh bậc nhất khu vực cùng tham vọng tiếp tục nâng cao sức mạnh quân đội, Ả Rập Xê Út đang nổi lên là siêu cường trong thế giới Ả Rập, báo The Telegraph (Anh) nhận định.
Xe tăng Ả Rập Xê Út trong một cuộc tập trận - Ảnh: Reuters
Để đối phó với lực lượng Houthi do Iran hậu thuẫn ở Yemen, Ả Rập Xê Út đã triển khai một lực lượng quân sự chưa từng có. Báo The Telegraph (Anh) ngày 6.5 có bài viết nhận định về cách đất nước này đang đối phó với những biến động trong khu vực.
Tháng 4.2015, liên quân 12 nước do Ả Rập Xê Út dẫn đầu đã phát động chiến dịch Cơn bão quyết định can thiệp quân sự vào cuộc khủng hoảng tại Yemen, chống lại lực lượng nổi dậy Houthi tại đây.
Binh sĩ Ả Rập Xê Út chuẩn bị pháo kích vào phiến quân Houthi - Ảnh: Reuters
Quốc vương Salman bin Abdulaziz Al-Saud của Ả Rập Xê Út đã cho triển khai 100 chiến đấu cơ hiện đại, trong đó có cả tiêm kích Typhoon Eurofighter và Tornado phiên bản nâng cấp, cùng 150.000 quân và nhiều thiết bị quân sự. Trong tương quan sức mạnh giữa các nước Ả Rập thì đây là lực lượng quân sự hỗn hợp mạnh nhất từng được triển khai trong suốt nhiều thập niên qua, theo The Telegraph.
Liên quân Ả Rập đã tiến hành hơn 2.200 cuộc không kích, phá hủy nhiều hệ thống phòng không và tên lửa mà lực lượng Houthi thu được từ không quân Yemen.
Binh sĩ Ả Rập Xê Út bắn đạn cối về phía lực lượng Houthi - Ảnh: Reuters
Trước những bất ổn tại khu vực, đặc biệt là sự trỗi dậy của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) và lực lượng Houthi, Ả Rập Xê Út đã tìm cách củng cố vị thế "anh cả" trong thế giới Ả Rập với ngân sách quốc phòng hàng trăm tỉ USD.
Theo đó, Ả Rập Xê Út sẽ đầu tư khoảng 150 tỉ USD để phát triển và mở rộng sức mạnh quân đội. Trong năm 2014, nước này đã vượt Pháp và Anh để trở thành quốc gia có chi tiêu quốc phòng lớn thứ 4 thế giới với 80 tỉ USD.
Binh sĩ Ả Rập Xê Út trong cuộc tập trận gần biên giới với Kuwait - Ảnh: Reuters
Tất cả diễn ra vào thời điểm mà khu vực Ả Rập đang chứng kiến nhiều biến động lịch sử. Mỹ và các cường quốc châu Âu đang rút khỏi Trung Đông, các nước Ả Rập phải tự chịu trách nhiệm nhiều hơn cho an ninh khu vực.
Giữa lúc đó, Ả Rập Xê Út nổi lên là quốc gia mạnh nhất thế giới Ả rập và phải xem xét một cách nghiêm túc những giải pháp để ứng phó với nhiều thách thức mới trong khu vực.
Ngọc Quý
Theo Thanhnien
Động đất Nepal: Số người chết hơn 7.000, hải quan gây khó cứu trợ quốc tế Số người thiệt mạng trong vụ động đất ở Nepal hồi cuối tuần rồi tăng lên 7.040, một quan chức của Trung tâm Chiến dịch Khẩn cấp Quốc gia Nepal ngày 3.5 cho biết. Trong khi đó hải quan Nepal lại ngăn chặn, giữ hàng cứu trợ quốc tế tại sân bay thủ đô Kathmandu, gây cản trở công tác cứu trợ. Trận...