Trung Quốc nhanh chân lấp chỗ trống khi Mỹ rút khỏi Afghanistan
Sau khi Mỹ tuyên bố rút quân khỏi Afghanistan, khép lại 20 năm “sa lầy”, Trung Quốc được cho đang thúc đẩy gia tăng hiện diện tại đất nước này thông qua sáng kiến “Một vành đai, một con đường”.
Mỹ quyết định rút quân sau 20 năm “sa lầy” tại Afghanistan (Ảnh minh họa: AFP).
Báo Mỹ Daily Beast dẫn nguồn tin cho hay, Trung Quốc dự kiến sẽ mở rộng hợp tác với Afghanistan trong thời gian tới, lấp vào khoảng trống mà Mỹ và NATO bỏ lại sau khi rút lực lượng khỏi quốc gia này.
Theo đó, với sáng kiến “Một vành đai, một con đường” (BRI), Trung Quốc được cho đã sẵn sàng để tiến vào mà không gặp cản trở tại quốc gia Afghanistan thời hậu Mỹ.
Video đang HOT
Nguồn thạo tin gần gũi với chính phủ Afghanistan cho hay, chính quyền Kabul đang tăng cường trao đổi với Trung Quốc về việc mở rộng dự án Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan (CPEC) trị giá 62 tỷ USD – vốn bao gồm các hạng mục xây dựng đường cao tốc, đường tàu hỏa, đường ống dẫn nhiên liệu giữa Pakistan và Trung Quốc.
Theo nguồn tin, Trung Quốc được cho đã nhiều năm muốn mở rộng BRI sang tới Afghanistan và đã đề nghị Kabul tham gia sáng kiến này trong suốt một thập niên vừa qua.
Một trong những dự án cụ thể đang được bàn bạc được cho là xây dựng một tuyến đường do Trung Quốc cấp vốn nối giữa Afghanistan và thành phố Peshawar phía tây bắc của Pakistan – địa điểm đã được kết nối với tuyến đường trong khuôn khổ CPEC.
Nếu Kabul kết nối với Peshawar bằng đường bộ thì điều đó đồng nghĩa với việc Afghanistan sẽ chính thức tham gia vào CPEC. Nguồn tin cho biết, sau khi Mỹ rời đi, Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani dường như cần một “đồng minh có nguồn lực, sức ảnh hưởng và khả năng cung cấp hỗ trợ quân sự cho chính phủ của mình”.
Sự chuẩn bị của Trung Quốc
Hồi tháng 5, có thông tin rằng Trung Quốc đang thảo luận với các bên, bao gồm cả Afghanistan về việc mở rộng phạm vi CPEC. Giới quan sát đánh giá, Trung Quốc hiện có lợi thế lớn để buộc Kabul phải suy nghĩ về việc tham gia BRI, đặc biệt là khi Taliban sẽ có thêm quyền lực sau khi Mỹ rút quân đi. Trước đó, phía Taliban được cho cũng có trao đổi với Trung Quốc trong nhiều vấn đề kể từ khi chính quyền Mỹ ký hiệp định hòa bình với lực lượng phiến quân này hồi tháng 2/2020.
Trung Quốc đã khởi động một loạt các dự án cơ sở hạ tầng ở các khu vực giáp Afghanistan, ví dụ như sân bay Taxkorgan ở khu tự trị Tân Cương, giáp với Afghanistan, cảng Gwadar ở tỉnh Balochistan của Pakistan, cũng giáp với Afghanistan. Cả hai dự án đang được xây dựng trong khuôn khổ CPEC.
Theo Sputnik , Afghanistan có vị trí địa chiến lược và hoàn toàn phù hợp để Trung Quốc đặt khu vực trung chuyển thương mại kết nối Trung Đông, Trung Á và châu Âu.
Trong cuộc họp ba bên Afghanistan – Trung Quốc – Pakistan vào đầu tháng trước, phía Islamabad và Bắc Kinh đã cam kết “mở rộng quan hệ kinh tế và thương mại” với Afghanistan, cũng như “đóng một vai trò lớn hơn” trong quá trình hòa giải của đất nước sau quân đội Mỹ và NATO rút quân.
Mỹ bắt đầu can thiệp quân sự ở Afghanistan từ năm 2001 sau vụ tấn công khủng bố 11/9/2001. Sau 20 năm “sa lầy” tại đây với khoảng 22.000 quân nhân thương vong, trong đó có 3.000 người chết, Mỹ đã quyết định rút quân khỏi nước này.
Afghanistan và Taliban nối lại các cuộc đàm phán hòa bình tại Doha
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, các nhà đàm phán của Chính phủ Afghanistan ngày 5/1 đã quay trở lại Doha để tham dự vòng đàm phán thứ 2 với lực lượng Taliban sau khi chính quyền Kabul tố cáo phiến quân cản trở các cuộc thương lượng trong bối cảnh Mỹ rút dần lực lượng khỏi quốc gia Nam Á này.
Nhiều tháng thảo luận vẫn chưa mang lại bước tiến triển nào đáng kể, cuối cùng 2 bên gần đây đã nhất trí về nghị trình đàm phán vòng tiếp theo và đây được coi là bước đột phá lớn.
Các thành viên phái đoàn Taliban tại lễ khai mạc vòng đàm phán hòa bình với đại diện Chính phủ Afghanistan ở thủ đô Doha, Qatar ngày 12/9/2020. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Giữa tháng 12/2020, Chính phủ Afghanistan và Taliban đã thông báo hoãn tiến trình hòa đàm giữa 2 bên được tổ chức tại Qatar đến ngày 5/1/2021, trong khi đại diện chính phủ đề xuất khả năng tổ chức cuộc đàm phán ở trong nước. Cả Chính phủ Afghanistan và Taliban đều cho biết 2 bên đã trao đổi danh sách sơ bộ về những nội dung trong chương trình nghị sự đàm phán và tổ chức các cuộc thảo luận giới thiệu về các chủ đề sẽ được đề cập đến khi tiến trình hòa đàm được khởi động lại.
Chính phủ Afghanistan và Taliban đã đàm bắt đầu đàm phán trực tiếp từ tháng 9/2020, sau khi Mỹ và Taliban ký kết thỏa thuận hồi tháng 2. Theo thỏa thuận, Mỹ cam kết rút toàn bộ lực lượng nước ngoài khỏi Afghanistan vào giữa năm 2021 trong khi Taliban đưa ra các đảm bảo về an ninh và cam kết tiến hành hòa đàm với chính quyền Kabul. Tuy nhiên, hai bên phát sinh nhiều bất đồng về chương trình nghị sự, khung thảo luận và vấn đề tôn giáo, khiến đàm phán rơi vào bế tắc.
Bất chấp tiến trình hòa đàm đang diễn ra, nhiều tháng qua bạo lực vẫn tiếp diễn tại Afghanistan. Taliban liên tục tiến hành các vụ đánh bom khiến nhiều nhân viên an ninh Afghanistan và dân thường thiệt mạng.
Khủng hoảng ngoại giao Tổng thống Mỹ Biden đối mặt sau khi rút quân khỏi Afghanistan Việc Tổng thống Mỹ Joe Biden quyết định rút toàn bộ binh sĩ tại Afghanistan được dự đoán có thể dẫn đến nhiều vấn đề nhức nhối gây ảnh hưởng lâu dài. Trong ảnh chụp năm 2019 là binh sĩ Mỹ tại tỉnh Wardak, Afghanistan. Ảnh: AFP Tổng thống Mỹ Joe Biden đã gặp gỡ người đồng cấp Afghanistan Ashraf Ghani và Chủ...