Trung Quốc ngưng nhập khẩu, rác thải nhựa sẽ đi đâu?
Trên thế giới, rất ít người coi nhựa được sử dụng là một mặt hàng có giá trị. Tuy nhiên, Trung Quốc đã nhập khẩu 106 triệu tấn túi, chai, bao bì nhựa cũ trị giá 57,6 tỷ USD kể từ năm 1992.
Năm ngoái khi Trung Quốc tuyên bố không nhập khẩu rác đồng nghĩa với việc hơn 111 triệu tấn rác thải nhựa không biết sẽ được tiêu thụ ở đâu.
Theo ước tính, đến năm 2030 sẽ có khoảng 111 triệu tấn nhựa được sử dụng sẽ cần được chôn cất hoặc tái chế ở nơi khác – hoặc không làm gì cả. Đó là kết luận của một phân tích mới về dữ liệu thương mại toàn cầu của Liên Hiệp Quốc do các nhà nghiên cứu của Đại học Georgia thực hiện.
Tất cả các chai, túi và bao bì thực phẩm nhựa đều tăng, các nhà máy đã tung ra tổng công 8,3 tỷ tấn nhựa mới kể từ năm 2017, nhóm nghiên cứu tại Đại học Georgia đã báo cáo vào năm ngoái. Đó là chưa kể 1 triệu tấn chưa được nhận diện và thống kê, ví dụ như trong 621.000 chiếc xe Tesla Model 3s. 700 triệu iPhone của thế giới chiếm khoảng một phần 100.000 tấn nhựa…
Gần 4/5 của tất cả nhựa đó đã được đưa vào bãi chôn lấp hoặc môi trường. 1/10 số lượng đã bị đốt cháy. Hàng triệu tấn thải vào đại dương mỗi năm, những bãi biển đang bị đe doạ và đầu độc khổng lồ ở phía bắc Thái Bình Dương. Chỉ 9% tổng lượng nhựa được tạo ra đã được tái chế. Trung Quốc đã tiêu thụ chiếm một nửa tổng số lượng tác thải nhựa hàng năm, tương đương 7,4 triệu tấn vào năm 2016.
Nhập khẩu chất thải nhựa của Trung Quốc từ các nước
Khi nền công nghiệp trưởng thành và những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng và môi trường trở nên rõ ràng, Trung Quốc đã chọn lọc hơn trong việc mua nguyên liệu. Luật “Hàng rào xanh” được ban hành năm 2013 đã loại bỏ các vật liệu trộn lẫn với thực phẩm, kim loại hoặc các chất gây ô nhiễm khác. Xuất khẩu do đó giảm xuống từ năm 2012 đến năm 2013, một xu hướng tiếp tục cho đến năm ngoái, khi người mua lớn nhất thế giới cảnh báo rằng việc nhập khẩu phế liệu nhựa của nó sẽ dừng lại hoàn toàn.
Các quốc gia khác, như Ấn Độ, Việt Nam và Malaysia, đã nhập nhiều nhựa hơn, mặc dù với khối lượng ít hơn Trung Quốc.
Vấn đề nhựa của thế giới đã phát sinh từ nhiều thập kỷ trước. Kể từ khi sản xuất hàng loạt bắt đầu vào đầu những năm 1950, sản lượng hàng năm đã tăng từ khoảng 2 triệu tấn lên 322 triệu sản xuất trong năm 2015, các nhà nghiên cứu của đại học Georgia cho biết.
Video đang HOT
Tỷ lệ sản xuất hiện tại khiến con người không thể để xử lý rác thải nhựa một cách có hiệu quả – mà nguồn cung dự kiến sẽ chỉ có tăng lên. Nếu không có ý tưởng mới và chiến lược quản lý mới, tỷ lệ rác thải được tái chế hiện tại sẽ không còn được đáp ứng, và các mục tiêu và lộ trình đầy tham vọng cho sự tăng trưởng của ngành tái chế trong tương lai sẽ là không thể đạt được.
Theo Bá Ước (Nhịp cầu đầu tư (Bloomberg))
Mối nguy "khủng khiếp" ở ngôi làng "giàu nhất nhì miền Bắc"
Khoảng 20 năm trở lại đây, nhiều làng nghề truyền thống tại Bắc Ninh khoác chiếc áo mới hiện đại; những ngôi nhà khang trang thay nhau mọc lên, đường xá láng cóong để ôtô, xe tải vào sâu trong làng vận chuyển nguyên liệu... Thế nhưng đáng buồn, đó chỉ là sự hào nhoáng bề ngoài, bởi không ít làng nghề ở Bắc Ninh hiện phát triển manh mún, thiếu quy hoạch, gây hệ lụy hủy hoại môi trường đến tận cùng.
Sống trong ô nhiễm
Đặng Văn Giang - Trưởng thôn Quan Độ, xã Văn Môn (huyện Yên Phong, Bắc Ninh) nhận cuộc gọi của chúng tôi, trả lời giọng gấp gáp: "Em đang cùng vài người trong thôn, lực lượng dân phòng đi khơi thông cống rãnh. Mấy trận mưa đầu mùa làm thôn làng ngập ngụa rác nên nắng trời, bọn em tranh thủ. Anh thông cảm!".
Mãi trưa, Giang cùng vài anh em về nhà trong trang phục lấm lem. Thấy khách ngạc nhiên, Giang giải thích: "Mấy năm trước mưa lớn thì nước theo cống rãnh đổ ra sông. Thế nhưng, vài năm trở lại, cống rãnh bị nghẹt cứng gây ngập úng. Mà nghẹt nào bởi cây cỏ gì đâu, nghẹt do dây điện, phế liệu của các hộ dân trong thôn ra cả".
Giang năm nay tuổi khoảng 35, từng là cán bộ tại huyện Yên Phong nhưng xin nghỉ việc về nhà làm nghề tự do. Giang kể, anh vừa được người dân tín nhiệm bầu làm trưởng thôn nên phải giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường bằng những hành động thiết thực để người dân học tập, chung tay bảo vệ môi trường.
Rác nguy hại được đốt giữa ban ngày ở làng Quan Độ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và môi trường.
Chở chúng tôi 1 vòng bằng xe máy thăm làng, Giang cho biết: 1/5 thôn Quan Độ có truyền thống làm nghề buôn bán phế liệu, tái chế nhôm ở xã Văn Môn. Hơn 20 năm trước, bà con trong thôn đã bắt đầu thu mua phế liệu về sơ chế bán kiếm lời. Từ năm 2010 trở lại đây, hàng vạn tấn phế thải chủ yếu là dây điện thải, thiết bị điện tử hết "đát"... trên cả nước được người dân nơi đây thu mua sơ chế lại.
Nhiều người trong làng xây nhà tiền tỉ cũng nhờ nghề buôn phế liệu. Mà người buôn phế liệu nào có vất vả, khó nhọc gì như xưa đâu. Dân mua dây điện, thiết bị điện máy bóc tách cõi đồng, sắt thủ công. Sau khi "tút" lấy lõi đồng, thương lái sẽ đánh ôtô, xe tải vào tận làng bao trọn gói phế liệu" - Giang giảng giải cấp tốc những kiến thức trong việc tái chế phế liệu thủ công khiến chúng tôi hoa mắt, chóng mặt.
Tôi đi hết bất ngờ này đến bất ngờ khác là bởi, cái nghề không công nghệ, không bí quyết này mang lại lợi nhuận cao, làm thay đổi cuộc sống vật chất, tinh thần của người dân địa phương... Thế nhưng chuyện không chỉ có thế!
Vậy có phải đống rác lộn xộn gây nghẽn cống nước mà Giang móc trước đó có nguồn gốc trong làng mà ra, tôi thắc mắc. Giang chưa vội trả lời mà tiếp tục đưa chúng tôi ra tận cánh đồng gần làng. Hóa ra, đây là 1 bãi đất rộng khoảng 300 mét vuông là nơi dân làng tập kết rác thải, phế liệu để ngành môi trường huyện nhận mang đi xử lý. Đối diện bãi rác, 1 đám cháy đen xì, mùi khói độc sộc thẳng vào mũi.
"Lại đốt lén rồi. Vô ý thức đến thế là cùng! Đồ điện, bình ắc quy, thiết bị điện tử mà đốt để lấy lõi đồng, sắt thế này là phản khoa học. Đốt vậy dân nào chịu nổi" - anh Ngô Văn Thu (SN 1982, người dân thôn Thụy Lôi, huyện Đông Anh, Hà Nội) vừa đậu xe giữa ruộng vội bật tách tách điện thoại quay toàn bộ sự việc làm bằng chứng.
"Toàn bộ phế liệu của dây diện, đồ điện tử đều được tập kết ra khu vực bãi rác. Nói vậy nhưng có 1 bộ phận người dân thiếu ý thức, lợi dụng đêm khuya, mang dây điện ra ruộng đốt trộm hoặc vứt nham nhở đầy đồng. Chúng tôi tuyên truyền rồi vận động nhưng không hiệu quả.
Chúng tôi tiếp tục mật phục nhiều lần, nhưng chưa bắt tận tay được đối tượng nào. Vậy nên mới có chuyện, trưởng thôn đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường để làm gương cho người dân" - Giang trả lời câu hỏi còn bỏ ngỏ trước đó của chúng tôi.
Thôn Thụy Lội trên địa giới hành chính thuộc Hà Nội nhưng nằm giáp thôn Quan Độ, lại ở phía cuối gió nên khi phế liệu bị đốt lên, khói theo gió thốc thẳng vào nhà người dân Thụy Lôi.
"Việc họ đốt rác thải nguy hiểm gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân, nguồn nước và môi trường xung quanh... Chúng tôi đã nhiều quay video làm bằng chứng quay gửi đến chính quyền địa phương nhưng đến nay sự việc vẫn tiếp diễn liên tục" - anh Thu bức xúc.
Đánh đổi môi trường
Chuyện vừa kể ở làng nghề phế liệu Quan Độ không phải thiểu số mà tại nhiều làng nghề Bắc Ninh, tình trạng ô nhiễm đang ở mức báo động, đáng lên án. Điều này thể hiện qua số liệu đáng giật mình được UBND tỉnh Bắc Ninh công bố: Trong năm 2015, toàn tỉnh có khoảng 62 làng nghề thì gần 80% trong số đó, người dân phải sống chung với ô nhiễm nguồn nước, không khí...
Sông Ngũ Huyện Khê bị bức tử.
Một ngày cuối tháng 5.2018, chúng tôi có mặt tại Đền Dương Ổ, làng Dương Ổ, phường Phong Khê (TP. Bắc Ninh) để tìm hiểu về giá trị kiến trúc, nghệ thuật của di tích này. Ngôi đền được khởi dựng vào thời Lê này giờ nằm lọt giữa tứ bế nhà máy sản tái chế và sản xuất giấy cả ngày rầm rầm tái chế, nhả khói đen ngòm.
Những người cao tuổi tại Phong Khê kể với chúng tôi, trong đời sống người dân, đền Dương Ổ được xem là nơi linh thiêng, nơi người dân nghỉ ngơi dưới bóng mát sau 1 ngày mùa khó nhọc. Nằm kề đền, con sông Ngũ Huyện Khê bao đời trước như mái tóc mềm mại, cung cấp nguồn nước tươi tiêu cho hành vạn các hộ dân thuộc TP.Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, huyện Yên Phong, Tiên Du (Bắc Ninh).
Hôm chúng tôi đến, ông Nguyễn Văn Như (61 tuổi), người làng bên, đang ráo riết hoàn thiện nốt vài tấm bạt che để vài ngày tới, dân làng tổ chức lễ lớn. Là người địa phương, từ nhỏ, thế hệ của ông Như sinh ra và tắm táp dưới làn nước mát lành của con sông Ngũ Huyện Khê. Thời đó, thanh niên như ông Như ngoài giờ học lại í ới gọi nhau ra sông mò cua, bắt ốc.
Ấy vậy mà cái thời mà ông Như kể với tôi có xa xôi mấy cho cam. Vài chục năm - chưa vơi nửa đời người mà con sông Ngũ Huyện Khê hiền hòa, trong trẻo giờ chỉ còn trong ký ức. "Từ nhiều năm trước, chủ trương phát triển công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề của tỉnh, làng nghề làm giấy Phong Khê phát triển nhanh chóng.
Các cơ sở sản xuất giấy làng nghề Phong Khê cùng các nhà máy trong cụm công nghiệp Phong Khê 1, 2, Phú Lâm mọc lên bức tử sông Ngũ Huyện Khê. Sông chết tức tưởi, lòng sông hóa 1 màu đen kịt nhưng địa phương bối rối tìm hướng giải quyết. Người dân chúng tôi tiếc nuối nhưng đành bất lực" - ông Như chua xót nói.
Đang tìm giải pháp
Quá trình tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường tại nhiều làng nghề, chúng tôi được nhiều địa phương trong các vùng "rốn" ô nhiễm cung cấp hàng loạt văn bản chỉ đạo vào cuộc quyết liệt của ngành tài nguyên tỉnh Bắc Ninh.
Thế nhưng, trong thực tế lại trái ngược với sự quyết liệt trong công tác chỉ đạo; nhiều làng nghề chúng tôi khảo sát đều có chung tình cảnh hẩm hiu; những con sống bị bức tử, dân nơm nớp sống chung với khói độc từ việc đốt rác phế liệu...
Đơn cử như tại xã Văn Môn, người dân tự ý đốt rác nguy hại trong thời gian dài nhưng địa phương không tìm được giải pháp rốt ráo. Mặc dù tỉnh Bắc Ninh đã yêu cầu lãnh đạo UBND huyện Yên Phong nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan để xảy ra tình trạng đốt rác thải tại xã Văn Môn nhưng đến nay, nạn đốt rác thải nguy hại vẫn xảy ra.
Và trong thời gian cơ quan chức năng vào cuộc, những người như anh Thu tập hợp chữ ký của hàng ngàn dân xung quanh làng ô nhiễm để gửi các ban, ngành...
Ông Trần Đại Đồng - Phó Giám đốc Sở TNMT tỉnh Bắc Ninh - thừa nhận: Hoạt động sản xuất của các làng nghề đã góp phần rất lớn trong việc giải quyết công ăn việc làm, nâng cao chất lượng đời sống cho nhân dân trong tỉnh.Tuy nhiên, có thực tế là, nhiều làng nghề ở Bắc Ninh phát triển không theo quy hoạch, vẫn còn mang tính tự phát, công nghệ lạc hậu, sản xuất thủ công..."Từng làng nghề ở Bắc Ninh chúng tôi cũng đã có các cơ chế, chính sách riêng liên quan đến tình trạng ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, để thực hiện những cơ chế, chính sách này thì cũng cần thời gian" - ông Đồng nói.
Theo Hữu Long (Lao Động)
Choáng: Mỗi ngày Hà Tĩnh thải ra môi trường gần 50 tấn rác ni lông Trong môi trường tự nhiên, nilon phải mất 200 - 500 năm mới phân hủy, gây nên hiện tượng ô nhiễm nặng nề và đang trở thành vấn nạn trên địa bàn Hà Tĩnh. Hầu hết rác thải nilon ở Hà Tĩnh lẫn lộn với rác thải sinh hoạt, chưa được phân loại. Tiện dụng, giá thành thấp nên người dân thường có...