Trung Quốc nghiên cứu phát triển H-20 để tập trung đối phó tàu sân bay Mỹ
Trung Quốc muốn có năng lực tấn công các mục tiêu xa hơn ở “ chuỗi đảo thứ hai” trên Thái Bình Dương, đối phó tàu sân bay Mỹ, hành trình tối thiểu là 8.000 km.
Máy bay ném bom H-6K Không quân Trung Quốc
Tờ “Tin tức Tham khảo” Trung Quốc ngày 17 tháng 7 dẫn trang mạng “Học giả Ngoại giao” Nhật Bản ngày 13 tháng 7 đăng bài viết “Trung Quốc muốn nghiên cứu phát triển một loại máy bay ném bom chiến lược tầm xa mới” của phó tổng biên tập tờ báo này, ông Franz Stephen Gady.
Theo bài báo, Trung Quốc phải nghiên cứu phát triển một loại máy bay ném bom chiến lược tầm xa mới có thể tấn công các mục tiêu xa hơn trên Thái Bình Dương. Hãng tin AFP Pháp dẫn một bài viết trên tờ “Nhật báo Trung Quốc” ngày 7 tháng này cho biết, đây là kết luận chủ yếu của quan chức Quân đội Trung Quốc trong một hội nghị.
Theo tờ “Nhật báo Trung Quốc”, tại hội nghị này, Không quân Trung Quốc còn được gọi là một “lực lượng chiến lược”, trong khi đó, cách gọi này thường chỉ dùng để hình dung lực lượng Pháo binh 2 Trung Quốc – đó chính là “lực lượng tên lửa chiến lược trên thực tế” của Bắc Kinh.
Trung Quốc đã nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu ném bom J-18 (GDVN) – Trung Quốc muốn có “không quân chiến lược”, máy bay ném bom mới J–18 phát triển trên nền tảng máy bay chiến đấu hạng nặng J-16, dùng để thay thế JH-7 va H-6
Bài báo còn cho biết, máy bay ném bom mới phải có khả năng tấn công được các mục tiêu xa tới “chuỗi đảo thứ hai”. “Chuỗi đảo thứ hai” bắt đầu từ quần đảo Kuril ở phía bắc (Nhật Bản gọi là 4 hòn đảo phương bắc), đi qua lãnh thổ Nhật Bản, quần đảo Ogasawara, quần đảo Mariana, quần đảo Caroline cho đến Indonesia ở phía nam.
Định nghĩa của Quân đội Trung Quốc đối với máy bay ném bom chiến lược tầm xa là máy bay ném bom phải có hành trình tối thiểu trong tình hình không được tiếp tế nhiên liệu là 8.000 km, đồng thời có thể mang theo tải trọng trên 10 tấn đạn dược không đối đất.
Video đang HOT
Có một số nhà phân tích cho rằng, định nghĩa này phù hợp với một số chi tiết hiện có thể biết được của máy bay ném bom tàng hình cận âm H-20 tương lai của Trung Quốc, H-20 sẽ bắt đầu biên chế từ năm 2025.
Mạng hàng không quân sự Trung Quốc cho rằng, công tác thiết kế máy bay ném bom chiến lược tầm xa mới đã được bắt đầu tiến hành từ thập niên 90 của thế kỷ trước ở Viện 603 (đối tác hợp tác của Công ty công nghiệp máy bay Tây An) thuộc Viện nghiên cứu hàng không Trung Quốc.
Nghe nói, máy bay ném bom mới se có cánh bay, tương tự máy bay ném bom B-2 của Mỹ, nó được Quân đội Trung Quốc hình dung là một “chương trình chiến lược”. Trang mạng này còn chỉ ra, linh kiện của loại máy bay này đã được sản xuất.
Trang mạng hàng không quân sự Trung Quốc nhấn mạnh: “Được biết, máy bay ném bom H-20 có thể tránh được hệ thống phòng không hiện đại và thâm nhập lãnh địa quân địch”.
Máy bay ném bom H-6K Không quân Trung Quốc
Một số nhà phân tích cho rằng, nhiệm vụ hàng đầu của máy bay ném bom mới sẽ là tấn công cụm tấn công tàu sân bay Mỹ. Loại máy bay ném bom này có thể cũng sẽ là một phần tương tự như “tam giác hạt nhân chiến lược” của Mỹ.
Không quân Trung Quốc hiện nay sử dụng khoảng 15 máy bay ném bom H-6K có năng lực hạt nhân, nó là phiên bản Trung Quốc của máy bay ném bom Tu-16 Nga.
Căn cứ vào báo chí Trung Quốc, dựa vào sự khác nhau của vũ khí trang bị lắp trên máy bay ném bom, loại máy bay ném bom này có thể “từ lãnh thổ Trung Quốc bay đến Okinawa, Guam, thậm chí Hawaii”. Nhưng, H-6K chỉ được coi là một loại phương án giải quyết quá độ.
Trung Quốc đừng mơ mua được máy bay ném bom Tu-160 từ Nga (GDVN) – Báo Nga cho rằng, Trung Quốc đừng mơ mua được máy bay ném bom chiến lược Tu-160 của Nga. Có lẽ họ rất hối hận vì không mua được từ Ukraine.
Sach trăng quôc phong do Trung Quốc công bố vào thang 5 năm nay nhấn mạnh, Không quân Trung Quốc sẽ “nâng cao năng lực cảnh báo sớm chiến lược, tấn công đường không, phòng không phòng thủ tên lửa, đối kháng thông tin, tác chiến nhảy dù, điều động chiến lược va bảo đảm tổng hợp”.
Tờ “Nhật báo Trung Quốc” dẫn bài viết trên một tờ tập san quốc phòng của Trung Quốc nhấn mạnh, xét đến môi trường chiến lược của Trung Quốc, chỉ có sở hữu máy bay ném bom “tầm xa vừa” sẽ không đủ.
“Một loại máy bay ném bom tầm xa vừa hoàn toàn không thể khắc phục căn bản điểm yếu trong tấn công chiến lược và răn đe chiến lược của Không quân Trung Quốc… Vì vậy, Không quân Trung Quốc cần một loại máy bay ném bom chiến lược xuyên lục địa có năng lực đột phá phòng không”.
Nhưng, tông biên tâp của tờ tập san quốc phòng này bày tỏ hoài nghi đối với khả năng Trung Quốc có thể chế tạo được một loại máy bay ném bom tấn công tầm xa hiện đại.
Ông cho rằng, điều này sẽ cần “một loại kết cấu tiên tiến nhất và ngoại hình khí động học, cũng cần có một loại động cơ phản lực cánh quạt có tính năng cao”.
Ông còn chỉ ra: “Tất cả những điều này đều là vấn đề lớn của ngàng hàng không Trung Quốc. Tôi không cho rằng, những vấn đề nan giải này có thể được giải quyết trong ngắn hạn”.
Máy bay ném bom H-6K Không quân Trung Quốc lắp tên lửa hành trình
Đông Bình (nguồn Tin tức Tham khảo)
Theo giaoduc
Trung Quốc sẽ dùng J-11B và J-16 bảo vệ oanh tạc cơ H-6K?
"Các chiến đấu cơ hạng nặng mới được Trung Quốc phát triển là J-11B và J-16 có thể được triển khai để làm nhiệm vụ hộ tống máy bay ném bom chiến lược H-6K hoạt động ở Tây Thái Bình Dương", chuyên gia quân sự Vasil Kashin nhận định trên trang Sputnik News
Một số lượng chưa xác định các máy bay ném bom H-6K của không quân Trung Quốc đã thực hiện bài tập trận tầm xa đầu tiên ở khu vực Tây Thái Bình Dương vào tháng trước. Sau khi băng qua eo biển Bashi đến địa điểm tập trận ở duyên hải phía nam Đài Loan, H-6K đã chứng minh nó có khả năng không kích nhằm vào Nhật Bản. Một vài bức ảnh bởi không quân Trung Quốc cũng chỉ ra rằng nước này đang có ít nhất 2 trung đoàn H-6K.
Trung Quốc có thể sẽ triển khai các chiến đấu cơ J-11B và J-16 để bảo vệ cho H-6K
Do toàn bộ khu vực Tây Thái Bình Dương giờ đã nằm trong tầm tấn công của H-6K nên Mỹ, Nhật Bản và Đài Loan có thể phát triển hoặc mua các chiến đấu cơ nhằm đề phòng mối đe dọa từ loại máy bay ném bom trên, ông Kashin nhận định. Chiến đấu cơ F-14 Tomcat hoạt động trên các tàu sân bay, từng được Mỹ phát triển nhằm chống lại các máy bay ném bom chiến lược của Liên-xô vào giai đoạn cuối của Chiến tranh lạnh, có thể là một sự lựa chọn thích hợp.
Nếu Mỹ và các đồng minh muốn đánh chặn các máy bay ném bom Trung Quốc trong tương lai, không quân Trung Quốc sẽ phải điều thêm các chiến đấu cơ hạng nặng khác bay hộ tống cho oanh tạc cơ.
Tập đoàn sản xuất máy bay Shenyang cho biết họ đã phát triển được các chiến đấu cơ hạng nặng như J-11B và J-16, dựa theo tiêm kích Su-27 của Nga. Khi cần thiết, cả 2 loại máy bay này có thể được triển khai bên cạnh để bảo vệ các máy bay ném bom H-6K.
Ngoài ra, theo chuyên gia Kashin, thêm nhiều máy bay tiếp nhiên liệu của Trung Quốc cũng sắp được biên chế vào hoạt động nhằm mở rộng tầm hoạt động của các loại máy bay ném bom.
Theo An Ninh Thủ Đô
Trung Quốc điều máy bay ném bom H-6K đến gần không phận Đài Loan Trung Quốc vừa quyết định triển khai máy bay ném bom tấn công tầm xa H-6K đến quân khu Nam Kinh ở duyên phải phía đông nam đất nước, tiếp giáp với không phận Đài Loan, hãng tin trung ương Đài Loan cho hay. Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đã hoàn thành bài diễn tập tầm xa đầu tiên ở...