Trung Quốc ngang ngược xây dựng kho dữ liệu biển đảo ở Hoàng Sa
Tiếp sau việc ngang nhiên công bố bản đồ khổ dọc “nuốt trọn” Biển Đông, đưa toàn bộ Biển Đông vào khu vực cảnh báo bão, thì mới đây Bắc Kinh lại tuyên bố hoàn thành việc xây dựng kho dữ liệu biển đảo ở quần đảo Hoàng Sa.
Trung Quốc ngày càng có những hành động khiêu khích, hung hãn trên Biển Đông
Trong lúc dư luận quốc tế tiếp tục lên án việc Trung Quốc đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương – 981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, thì nước này vẫn tiếp tục có thêm những động thái khiến tình hình gia tăng căng thẳng.
Tiếp sau việc ngang nhiên công bố bản đồ khổ dọc “nuốt trọn” Biển Đông, đưa toàn bộ Biển Đông vào khu vực cảnh báo bão, thì mới đây Bắc Kinh lại tuyên bố hoàn thành việc xây dựng kho dữ liệu biển đảo ở quần đảo Hoàng Sa, đưa phao tiêu phát sáng ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa phục vụ công tác tuần tra hàng hải, phối hợp với công ty dầu khí nước ngoài ký hợp đồng phân chia sản phẩm ở Biển Đông.
Ngày 4/7, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc công bố thông tin: Trung Quốc đã hoàn thành kho hồ sơ dữ liệu biển đảo ở quần đảo Hoàng Sa. Đài này dẫn thông tin từ Tổng đội Hải giám tỉnh Hải Nam cho biết, từ tháng 4/2014, lực lượng Hải Giám Trung Quốc đã phối hợp với các cơ quan chức năng khác tiến hành điều tra thực tế đối với các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đang chiếm đóng phi pháp của Việt Nam, tiến hành thu thập các số liệu về điều kiện sống và điều kiện sản xuất trên các đảo nói trên, sau đó hình thành một kho dữ liệu chung, nhằm chia sẻ thông tin cho các cơ quan chức năng của Trung Quốc nghiên cứu sử dụng.
Trước đó, ngày 2/7, Bộ giao thông vận tải Trung Quốc cũng đã tổ chức đưa 4 phao tiêu phát sáng ra đảo Phú Lâm để phục vụ cái gọi là “tuần tra hàng hải” trong vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Video đang HOT
Đặc biệt, báo chí nước này còn tiết lộ thông tin Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) vừa ký hợp đồng với Công ty ENI của Italy về việc phân chia sản phẩm đối với một lô dầu khí tại Biển Đông. Hợp đồng mà Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc ký với công ty ENI là hợp đồng phân chia sản phẩm, có diện tích khai thác là 2.000 km2, thời gian thăm dò khai thác là 6 năm rưỡi.
Mặc dù phía Trung Quốc không tiết lộ lô dầu khí nói trên có nằm trong vùng biển tranh chấp hay không, nhưng dù nằm ở khu vực nào, thì những hành động nêu trên của Trung Quốc đều là việc làm thiếu thiện chí, khiến tình hình Biển Đông càng thêm căng thẳng.
Theo Hà Thắng-Lê Bảo
VOV Bắc Kinh
Nóng sáng 5/7: Xuất hiện tàu tên lửa tấn công nhanh tại giàn khoan
Ngày 4/7, Lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam phát hiện 1 tàu tên lửa tấn công nhanh của Trung Quốc liên tục di chuyển và đi vào giữa đội hình của lực lượng cảnh sát biển và kiểm ngư của Việt Nam ở khoảng cách 0,8 hải lý.
116 tàu Trung Quốc bảo vệ giàn khoan trái phép
Chiều 4/7, Cục Kiểm ngư cho biết, trong ngày Trung Quốc vẫn duy trì khoảng 116 tàu các loại để bảo vệ giàn khoan, trong đó có 48 tàu hải cảnh, 15 tàu vận tải, 14 tàu kéo, 34 tàu cá và 5 tàu quân sự.
Các tàu kiểm ngư của ta thực hiện các đợt tiếp cận giàn khoan, cách giàn khoan từ 10-11 hải lý để đấu tranh tuyên truyền và thực thi pháp luật, kiên quyết yêu cầu giàn khoan và các tàu của Trung Quốc rời khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Tàu Trung Quốc liên tục vây ép tàu chấp pháp Việt Nam tại khu vực hạ đặt giàn khoan trái phép (Ảnh: Quang Tùng)
Tuy nhiên, khi tàu của ta tiến vào gần giàn khoan thì các tàu của Trung Quốc đồng loạt tăng tốc độ, áp sát các tàu kiểm ngư của ta để ngăn cản, không cho các tàu của ta cơ động vào gần giàn khoan, nhưng các tàu của ta đã chủ động vòng tránh an toàn, kiên trì bám trụ để đấu tranh tuyên truyền và thực thi pháp luật.
Tàu cá của ngư dân ta trên ngư trường truyền thống Hoàng Sa vẫn tiến hành đánh bắt thủy sản ở khu vực phía Tây Tây Nam, cách giàn khoan khoảng 42-45 hải lý. Trên khu vực tàu cá của ta đánh bắt thủy sản có khoảng 34 tàu cá vỏ sắt dưới sự hỗ trợ của 2 tàu hải cảnh của Trung Quốc thường xuyên bám sát ngăn cản, ép hướng các tàu của ta, không cho các tàu của ta tiến vào gần khu vực gần giàn khoan.
Dưới sự hỗ trợ của các tàu kiểm ngư, các tàu cá của ta vẫn an toàn và bám sát ngư trường, tiếp tục khai thác thủy sản.
Tàu tên lửa tấn công nhanh của Trung Quốc bảo vệ giàn khoan
Phóng viên VOV có mặt tại khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép Hải Dương 981 cập nhật, trong ngày 4/7, Trung Quốc đã dùng nhiều tàu tốc độ cao để truy đuổi khi lực lượng thực thi pháp luật của nước ta tiến gần đến khu vực giàn khoan để tổ chức tuyên truyền.
Khi các tàu chấp pháp của Việt Nam tiếp cận giàn khoan Hải Dương 981 từ hướng Tây để tuyên truyền ở khoảng cách 12 hải lý, ngay lập tức 8 tàu của Trung Quốc triển khai đội hình thành 2 nhóm để truy cản. Trong đó, một nhóm truy cản tàu cảnh sát biển và một nhóm truy cản tàu kiểm ngư của Việt Nam.
Đặc biệt, khoảng 1h sáng ngày 4/7, ở hướng Tây, lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam phát hiện 1 tàu tên lửa tấn công nhanh của Trung Quốc liên tục di chuyển và đi vào giữa đội hình của lực lượng cảnh sát biển và kiểm ngư của Việt Nam ở khoảng cách 0,8 hải lý. Tàu này đi một vòng xung quanh các tàu của Việt Nam rồi đi về hướng Tây Nam.
Đến 11h trưa cùng ngày, lực lượng cảnh sát biển của Việt Nam lại phát hiện 1 máy bay trinh sát màu trắng mang số hiệu CMSA808 bay một vòng ngay phía trên tàu cảnh sát biển 4003 và các tàu kiểm ngư với độ cao khoảng 300m. Đến 11h35 phút, các máy bay này lại quay trở lại, bay một vòng để tiếp tục trinh sát.
Hoàng Chiến
Theo_VTC
Lính nhà giàn sẵn sàng bảo vệ từng tấc biển Nhân dịp 25 năm thành lập tiêu đoan DK1, Vùng 2 hải quân (5/7/1989-5/7/2014), trao đổi với Tuổi Trẻ, thượng tá Nguyễn Thế Dĩnh, chính trị viên tiểu đoàn cho biết: Sau 25 năm thành lập, đến nay tiểu đoàn DK1 có nhiều đổi thay quan trọng, phát triển cả về quy mô, hình thức tổ chức cũng như tính chất nhiệm vụ...