Trung Quốc ngang ngược nói về khả năng thiết lập ADIZ trên Biển Đông
Bất chấp sự phản đối của các nước trong khu vực, ngày 7/5, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh vẫn ra tuyên bố sai trái rằng nước này không loại trừ khả năng thiết lập Vùng nhận dạng phòng không ( ADIZ) trên các vùng biển tranh chấp và các đảo ở Biển Đông.
Ngày 28/11/2014, máy bay chiến đấu của Lực lượng Phòng vệ biển Nhật đã bay qua vùng ADIZ mà Trung Quốc tự công bố trên biển Hoa Đông. (Ảnh:AFP/TTXVN)
Đài Bắc Kinh dẫn lời bà này nói “vấn đề thiết lập một ADIZ phụ thuộc vào tình huống xuất hiện nguy cơ đe dọa nào đó cũng như nhiều yếu tố khác cần phải được tính đến.”
Trước đó cùng ngày, giới chức quân đôi Philippines đã nhắc đến việc Trung Quôc dư đinh thiêt lâp ADIZ trên Biển Đông.
Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Samuel Locklear ngày 15/4 cho rằng Trung Quốc đang có những hành vi “hung hăng” tại Biển Đông, với mục tiêu là thiết lập một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ), tương tự như Trung Quốc đã làm trên Biển Hoa Đông.
Trong một cuộc điều trần trước Ủy ban Quân lực Hạ viện Mỹ, Đô đốc Locklear đã nêu bật các hoạt động cải tạo đất, xây dựng cơ sở của Trung Quốc tại tám nơi được ông gọi là tiền đồn của Bắc Kinh ở cả hai vùng Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam. Tại Trường Sa, đó là những công trình bồi đắp quy mô lớn, còn tại Hoàng Sa là việc nâng cấp các cơ sở có sẵn.
Video đang HOT
Hồi tháng 11/2013, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đơn phương công bố thành lập ADIZ trên biển Hoa Đông, bao trùm cả không phận trên quần đảo Điếu Ngư (Senkaku), vốn là chủ đề của cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
Vừa qua, các báo lớn như Tấm gương (Der Spiegel) của Đức, Le Figaro của Pháp, kênh truyền hình uy tín N-TV của Đức đã đăng bài viết nhấn mạnh việc Trung Quốc xây đường băng trên đảo nhân tạo ở Biển Đông là “cao trào mới” trong tranh chấp lãnh thổ trên biển giữa Trung Quốc với các nước láng giềng.
Dẫn phân tích của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ, các trang tin châu Âu tỏ ra đặc biệt quan ngại trước việc Trung Quốc tiến hành xây dựng, mở rộng các đảo, bãi đá chiếm đóng phục vụ mục đích quân sự cũng như phá vỡ nguyên trạng, tạo “sự đã rồi” tại Biển Đông.
Theo (Vietnam )
Nhật Bản cáo buộc Trung Quốc điều tàu xâm phạm lãnh hải
Sáng ngày 30/4, Trung Quốc đã điều 3 tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển đi vào vùng biển tranh chấp với Nhật Bản trên biển Hoa Đông, động thái dường như nhằm trả đũa việc Mỹ và Nhật Bản thắt chặt hơn quan hệ hợp tác quốc phòng.
Trung Quốc thường xuyên cử tàu đến các vùng biển tranh chấp với Nhật Bản (Ảnh: PressTV )
Trong thông báo đưa ra trưa ngày 30/4, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản (JCG) cho biết 3 tàu Trung Quốc đã tiến vào vùng biển quanh quần đảo Senkaku (Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là đảo Điếu Ngư).
Ba tàu này được xác định thuộc phiên chế của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Trung Quốc, lần lượt mang số hiệu Hải cảnh 2101, 2102 và 2307.
Thời điểm 3 tàu trên tiến vào vùng lãnh hải Nhật Bản là vào khoảng 10 giờ sáng theo giờ địa phương (12 giờ cùng ngày ở Việt Nam). Các tàu trên đã cố tình đi vào lãnh hải Nhật Bản bất chấp cảnh báo của tàu tuần tra JCG, yêu cầu họ không được tiếp cận vùng biển này.
Đây là lần đầu tiên các tàu Trung Quốc xâm nhập lãnh hải Nhật Bản kể từ ngày 17/4 và là lần thứ 12 trong năm nay.
Đặc biệt, động thái này diễn ra ngay sau khi Mỹ và Nhật Bản công bố định hướng hợp tác quốc phòng mới hôm 28/4, theo đó sẽ trao quyền chủ động lớn hơn cho Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) trong việc phối hợp với lực lượng Mỹ ở nước ngoài để ứng phó tốt hơn với các thách thức đang nổi lên trong khu vực.
Ngoài ra, Nhật Bản cũng sẽ có quyền tham gia vào các hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo, chống chiến tranh mạng, chiến tranh vũ trụ, bảo đảm an ninh hàng hải và thực thi "quyền phòng vệ tập thể".
Trong bài phát biểu lịch sử tại lưỡng viện Quốc hội Mỹ về định hướng hợp tác quốc phòng mới, Thủ tướng Shinzo Abe khẳng định liên minh an ninh mới với Mỹ không chỉ bao trùm khu vực châu Á - Thái Bình Dương, mà còn cả khu vực Ấn Độ Dương.
"Thông qua việc Nhật Bản và Mỹ hợp tác với nhau, chúng tôi muốn đảm bảo hòa bình và ổn định trong một khu vực trải dài từ châu Á - Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương", nhà lãnh đạo Nhật Bản nhấn mạnh.
Cũng theo ông, sự thay đổi định hướng hợp tác quốc phòng là rất cần thiết vì môi trường an ninh xung quanh Nhật Bản ngày càng khắc nghiệt, ám chỉ đến sự hiện diện ngày càng tăng của các lực lượng quân sự Trung Quốc tại hai vùng biển Hoa Đông và Biển Đông.
Các chuyên gia cho rằng, với định hướng hợp tác quốc phòng mới, nhiều khả năng Mỹ và Nhật Bản sẽ tăng cường phối hợp bảo đảm an ninh ở Biển Đông, trong đó có việc cùng tiến hành tuần tra chung.
Vũ Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Đô đốc Mỹ: Trung Quốc có thể dùng đảo nhân tạo để triển khai tên lửa, radar Trung Quốc có thể đang triển khai các hệ thống tên lửa và radar tại các khu vực mà nước này đòi chủ quyền tại Biển Đông. Đây cũng được cho là một phần trong kế hoạch thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) mà Trung Quốc có thể muốn áp đặt tại Biển Đông. Đô đốc Samuel Locklear (Ảnh: Stripes) Phát...