Trung Quốc ngăn chặn gián điệp nước ngoài dùng vệ tinh để do thám
Theo Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc, nước này đang phải đối phó với các mối đe dọa từ các cơ quan tình báo nước ngoài sử dụng vệ tinh để thực hiện hoạt động gián điệp nhằm đánh cắp bí mật quốc gia.
Tên lửa đẩy Trường Chinh-6 mang theo nhóm vệ tinh Thiên hội 5-02 rời bệ phóng tại Trung tâm Phóng vệ tinh Thái Nguyên ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, ngày 5/7/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Theo tờ China Daily ngày 24/10, bộ này cho biết trong một bài báo được đăng trên tài khoản WeChat rằng, một số tổ chức gián điệp nước ngoài tiếp tục sử dụng vệ tinh có độ phân giải cao để do thám Trung Quốc từ xa. Gián điệp nước ngoài cũng liên tục tìm cách thâm nhập vào các công ty vũ trụ Trung Quốc thông qua dụ dỗ và đe dọa các nhà khoa học, kỹ sư Trung Quốc để lấy những tiến bộ mới nhất trong nghiên cứu.
Theo bài viết, một số quốc gia phương Tây đã thổi phồng cuộc đua vũ trang trong quỹ đạo và cuộc tranh giành “bá quyền không gian”, nỗ lực hết mình để cản trở khả năng của Trung Quốc, gây nguy hiểm cho các hoạt động vũ trụ của nước này.
Theo Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc, không gian đã trở thành một lĩnh vực mới trong tăng trưởng kinh tế, xung đột quân sự và công tác an ninh quốc gia. Bảo vệ các hệ thống trên không gian và các hoạt động quỹ đạo trước các mối đe dọa, hành vi xâm phạm là một phần quan trọng trong công tác an ninh quốc gia vì các tài sản trên không gian có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh, phát triển của một quốc gia.
Video đang HOT
Trong những năm gần đây, các cơ quan an ninh nhà nước Trung Quốc đã phối hợp với các cơ quan liên quan để xử lý các vụ việc mà gián điệp nước ngoài tìm cách đánh cắp bí mật trong lĩnh vực vũ trụ của Trung Quốc, trán áp hiệu quả các nỗ lực gián điệp của các cơ quan tình báo nước ngoài.
Bài viết nhấn mạnh rằng các cơ quan an ninh nhà nước Trung Quốc sẽ tiếp tục sử dụng các biện pháp cụ thể để bảo vệ quyền lợi, an ninh và lợi ích của Trung Quốc trong không gian.
Thông tin trước đây được Bộ An ninh Quốc gia công bố cho thấy rằng lĩnh vực vũ trụ là một trọng tâm của các cơ quan tình báo phương Tây. Các điệp viên nước ngoài nhắm vào các nhà khoa học, nhà thiết kế và kỹ thuật viên làm việc trong các nhà thầu thuộc sở hữu nhà nước, biến một số nhân viên trở thành kẻ phản bội, trong đó có cả một nhà thiết kế tên lửa cấp cao bị phát giác vào năm 2007.
Vụ gián điệp mới nhất liên quan đến ngành công nghiệp vũ trụ của Trung Quốc được công bố vào tháng 4/2023.
Trong vụ này, Zhao Xuejun, nhà nghiên cứu tại một viện thuộc sở hữu nhà nước, đã được các điệp viên nước ngoài tiếp cận khi ông đang học ở nước ngoài và sau đó bị tuyển dụng. Sau khi trở về Trung Quốc, ông này tiếp tục làm việc cho tổ chức tình báo nước ngoài và chuyển một lượng lớn tài liệu mật. Ông này bị bắt vào tháng 6/2019 và bị kết án vào tháng 8/2022 với mức án bảy năm tù giam.
Theo một nhà quan sát giấu tên trong ngành, các điệp viên nước ngoài rất quan tâm đến thu thập thông tin về khả năng và các chương trình vũ trụ của Trung Quốc vì phân tích thông tin này có thể giúp xây dựng một bức tranh toàn diện, sâu sắc về sức mạnh chiến lược của Trung Quốc cũng như năng lực khoa học, công nghệ, kỹ thuật của nước này.
Trung Quốc nói chương trình vũ trụ trở thành mục tiêu của điệp viên nước ngoài
Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc (MSS) hôm 23.10 cảnh báo một số nước đang muốn đánh cắp thông tin từ các nhà khoa học vũ trụ Trung Quốc.
Trong bài đăng trên mạng xã hội WeChat, MSS nói rằng các cơ quan an ninh đã điều tra và xử lý một số vụ việc, "đã đối phó với các cơ quan gián điệp nước ngoài thực hiện hoạt động tình báo chống lại Trung Quốc", dù không đề cập cụ thể nước nào, South China Morning Post đưa tin ngày 23.10.
MSS nêu thêm cơ quan gián điệp nước ngoài gần đây đã sử dụng vệ tinh cảm biến từ xa có độ chính xác cao để tiến hành giám sát và đánh cắp thông tin liên quan các nghiên cứu về ngành vũ trụ của Trung Quốc. Cơ quan an ninh Trung Quốc nhấn mạnh an ninh vũ trụ là một trụ cột quan trọng của an ninh quốc gia và cần phải bảo vệ tài sản, quyền và môi trường vũ trụ khỏi các mối đe dọa, đến từ cả yếu tố tự nhiên và do con người.
Tổ hợp tên lửa đẩy Trường Chinh-2F và tàu vũ trụ Thần Châu-19 được đưa lên bệ phóng ở thành phố Tửu Tuyền, Trung Quốc ngày 22.10
ẢNH: TÂN HOA XÃ
Bắc Kinh coi không gian vũ trụ là "biên giới mới cho tăng trưởng kinh tế, căng thẳng quân sự và an ninh quốc gia", nhấn mạnh các cường quốc lớn và cường quốc tầm trung đang ưu tiên phát triển ngành vũ trụ, có thể dẫn đến những căng thẳng. Bên cạnh đó, Trung Quốc nêu ra những thách thức mới, bao gồm cạnh tranh tài nguyên vũ trụ, cũng như nguy cơ tàu vũ trụ va chạm với rác thải vũ trụ.
MSS cáo buộc "một số nước" đẩy mạnh chạy đua vũ trang trong không gian, dù không đề cập cụ thể. Bộ này nói những nước không được nêu đích danh đã thành lập lực lượng tác chiến không gian và xem Trung Quốc như một đối thủ chính.
"Họ ủng hộ quyền kiểm soát không gian và không tiếc công sức kìm hãm chúng tôi. Điều này gây mối đe dọa đến môi trường hòa bình của không gian", MSS nêu thêm.
Nhóm nghiên cứu Trung Quốc tìm cách tận dụng vệ tinh Starlink tạo lợi thế cho quân đội Các nhà nghiên cứu Trung Quốc tuyên bố rằng bằng cách tận dụng hàng nghìn vệ tinh Starlink của SpaceX, họ có thể phát hiện máy bay tàng hình của đối phương. Tên lửa Falcon 9 mang theo các vệ tinh Starlink được phóng từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy, bang Florida, Mỹ ngày 27/2/2023. Ảnh: AFP/TTXVN Nhóm nghiên cứu do giáo sư...