Cuộc đua vũ trụ nóng dần ở châu Á

Theo dõi VGT trên

Cuộc chạy đua vào vũ trụ ở châu Á đang trở nên nóng hơn khi Hàn Quốc chuẩn bị phóng vệ tinh quân sự nội địa đầu tiên gắn trên tên lửa SpaceX.

Trong khi đó, Triều Tiên tuyên bố đã thử nghiệm thành công động cơ nhiên liệu rắn cho tên lửa đạn đạo tầm trung mới (IRBM).

Cuộc đua vũ trụ nóng dần ở châu Á - Hình 1
Cờ của Triều Tiên và Hàn Quốc tại khu vực biên giới. Ảnh: AP

Theo hãng tin AP, Hàn Quốc đã ám chỉ về việc mở rộng địa chính trị vào quỹ đạo. Chính phủ Seoul lưu ý rằng quan hệ đối tác với Mỹ sẽ hình thành một liên minh không gian đảm bảo an ninh quân sự và kinh tế, cũng như tiến bộ công nghệ.

Các nhà phân tích cũng đề cập đến việc gia tăng số vụ phóng vệ tinh quân sự ở châu Á. Họ lưu ý rằng sự phát triển của các công nghệ vũ trụ thương mại sẽ thúc đẩy thị trường nội địa trong lĩnh vực này.

Kế hoạch hợp tác phóng giữa Hàn Quốc và tập đoàn SpaceX của tỷ phú Elon Musk sẽ đánh dấu việc vệ tinh do thám nội địa đầu tiên của Seoul được đưa lên vũ trụ vào năm 2025, nhằm hình thành hệ thống giám sát không gian riêng ở phía trên Triều Tiên và không cần phụ thuộc vào Mỹ như trước đây.

Theo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, vệ tinh do thám của nước này sẽ được phóng bằng tên lửa SpaceX Falcon 9 từ Căn cứ Không quân Vandenberg ở California vào ngày 30/11.

Ông Lee Choon-geun, nhà nghiên cứu danh dự tại Viện Chính sách Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc, cho biết các vệ tinh do thám của Mỹ cho hình ảnh có độ phân giải cao hơn nhiều, nhưng lại vận hành theo các mục tiêu chiến lược của Mỹ. Washington đôi khi không chia sẻ ảnh vệ tinh chứa thông tin nhạy cảm cao với Hàn Quốc.

Trong khi đó, truyền thông nhà nước Triều Tiên hôm 14/11 cho biết Bình Nhưỡng đã tiến hành thành công các cuộc thử nghiệm trên mặt đất động cơ nhiên liệu rắn mới được phát triển cho một loại IRBM mới.

Nhà phân tích cấp cao Cheong Seong-chang tại Viện Nghiên cứu Sejong cho biết tầm bắn lên tới 4.000 km của IRBM có thể tiếp cận các căn cứ quân sự của Mỹ ở Okinawa và Guam.

Triều Tiên cũng mong muốn có được vệ tinh do thám riêng, nhưng chưa phóng thêm vệ tinh mới sau hai lần thử thất bại vào đầu năm nay.

Tháng 6 năm ngoái, Hàn Quốc đã trở thành quốc gia thứ 7 trên thế giới đưa một vệ tinh nặng hơn một tấn lên quỹ đạo, nhằm thúc đẩy tham vọng chinh phục không gian với tên lửa Nuri tự sản xuất.

Nước này cũng đặt mục tiêu phóng thêm 4 tên lửa Nuri trong 5 năm tới, hạ cánh tàu thăm dò lên Mặt trăng vào năm 2030 cũng như tăng đội vệ tinh do thám gấp 6 lần lên 130 chiếc vào năm 2030.

Nhưng nhà phân tích Lee Il-woo tại Mạng lưới Quốc phòng Hàn Quốc đã đặt ra câu hỏi về năng lực vệ tinh quân sự đầu tiên của Hàn Quốc. Ông cho rằng độ phân giải tương đối thấp, thậm chí còn thấp hơn cả các vệ tinh thương mại có độ phân giải cao.

Ông nói: “Bên cạnh việc thu thập dữ liệu không gian từ vệ tinh, Hàn Quốc cũng cần nỗ lực rất nhiều để tăng cường khả năng lọc và phân tích những dữ liệu được thu thập đó, một lĩnh vực mà đất nước này thua xa các đối thủ tiên tiến khác”.

Cuộc đua vũ trụ nóng dần ở châu Á - Hình 2
Tên lửa vũ trụ Nuri do Hàn Quốc sản xuất, mang theo 8 vệ tinh, cất cánh từ Trung tâm vũ trụ Naro hồi tháng 5. Ảnh: DPA

Theo ông, với 5 vệ tinh, Hàn Quốc chỉ có thể theo dõi Triều Tiên 10 giờ mỗi ngày, rất ngắn so với khoảng thời gian cần thiết để giám sát hoạt động của các bệ phóng di động.

Hợp tác kỹ thuật với Mỹ sẽ lấp đầy khoảng trống đó. Ngoại trưởng Hàn Quốc nói rằng “liên minh không gian” của các nước này sẽ đặt nền móng cho quan hệ đối tác quốc tế trong lĩnh vực không gian, không chỉ bao gồm an ninh mà còn an ninh kinh tế chung và công nghệ vũ trụ tiên tiến.

“Không gian ngày càng được quân sự hóa và vũ khí hóa”, Ngoại trưởng Park Jin phát biểu tại diễn đàn không gian Mỹ – Hàn tuần trước.

Theo ông Park, không gian đang giống như một bàn cờ địa chính trị khổng lồ. Do đó, việc đáp ứng lợi ích và ưu tiên của các bên liên quan để đảm bảo một không gian an toàn, chắc chắn và bền vững sẽ là một thử thách phức tạp.

Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc Philip Goldberg cũng nhắc lại cam kết của Washington trong việc tăng cường hợp tác không gian với Seoul trên nhiều lĩnh vực.

Năm 2021, Hàn Quốc năm 2021 đã ký Hiệp định Artemis khi Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) tìm cách hợp nhất với các đối tác để khám phá Mặt trăng và tăng hiện diện ở hành tinh này.

Seoul đã phóng tàu quỹ đạo Mặt trăng đầu tiên Korea Pathfinder trong chương trình hợp tác với NASA vào năm ngoái, mang theo ShadowCam để thu thập hình ảnh về các vùng bị che khuất vĩnh viễn gần các cực của Mặt trăng.

Washington đã dỡ bỏ những biện pháp hạn chế kéo dài hàng thập kỷ đối với khả năng thử nghiệm tên lửa và rocket của Seoul – tất cả đều dựa trên công nghệ của Mỹ – trong khoảng thời gian từ 2017 đến 2021, cho phép Hàn Quốc tự phát triển các phương tiện phóng.

Các thị trường vũ trụ nội địa đang phát triển

Ông Omkar Nikam, chuyên gia về vũ trụ và quốc phòng, người đứng đầu nền tảng phân tích Access Hub, đánh giá châu Á đã chứng kiến sự gia tăng rõ rệt hơn các châu lục khác trong việc sản xuất vệ tinh quân sự.

“Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ, tiếp theo là Australia, Hàn Quốc, New Zealand cùng các nước khác, đang nhanh chóng nâng cao năng lực công nghệ vũ trụ trong cả lĩnh vực vệ tinh thương mại và quân sự”, ông viết trên trang web của công ty truyền thông Spaceref.

Cuộc đua vũ trụ nóng dần ở châu Á - Hình 3
Thứ trưởng Bộ Chính sách Quốc phòng Hàn Quốc Heo Tae-keun (trái) và ông Vipin Narang, Phó trợ lý chính Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ quan sát vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Minuteman III tại Căn cứ Không quân Vandenberg ở California vào ngày 31/10. Ảnh: EPA-EFE/Yonhap

Ông Nikam cho biết các dịch vụ vệ tinh hạ nguồn đã nhanh chóng nổi bật ở khu vực châu Á, nhưng sự phát triển thị trường thượng nguồn liên quan đến sản xuất và phóng vệ tinh lại ít rõ ràng hơn.

Ông viết: “Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp vũ trụ thượng nguồn mang lại ưu thế cho một quốc gia nhất định, bằng cách củng cố chuỗi cung ứng trong nước và giúp các cơ quan quốc phòng phát triển tài sản của chính họ thay vì phụ thuộc vào sự hỗ trợ của nước ngoài”. Nhiều quốc gia dự định phát triển và đầu tư chiến lược vào thị trường thượng nguồn của họ trong những năm tới.

Ông Nikam nói với tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) rằng sự hiện diện của các công ty như KT Sat và Intellian đã giúp thúc đẩy dấu ấn thương mại của Hàn Quốc trên thị trường vệ tinh hạ nguồn. Điều này đã mang lại cho Seoul lợi thế trong việc xác định nhu cầu ở một số ngành dọc và từ đó mở rộng quy mô thị trường vũ trụ thượng nguồn, chẳng hạn như sản xuất vệ tinh.

Ông Nikam tin rằng mặc dù Mỹ là đồng minh chủ chốt, nhưng căng thẳng địa chính trị và vị trí của Hàn Quốc có nghĩa là nước này cần phát triển tài sản không gian quân sự có chủ quyền, tạo nền tảng vững chắc cho các công ty trong nước và hỗ trợ nhất quán cho họ thông qua các chương trình của chính phủ và quân đội.

Giáo sư quản lý ngành hàng không vũ trụ Kim Kwang-ok tại Đại học Hàng không vũ trụ Hàn Quốc cho biết Mỹ khởi động dự án Artemis bằng cách mời gọi các đồng minh, trong đó có cả Hàn Quốc, vào cuộc chạy đua phát triển không gian, trong bối cảnh cạnh tranh quân sự ngày càng gia tăng với Nga và Trung Quốc.

Ông nói với This Week in Asia: “Về mặt thương mại, Mỹ đã mở ra một chương mới trong lĩnh vực khám phá không gian, phát triển thành công các phương tiện phóng có thể tái sử dụng của SpaceX… chứng minh rằng ngành công nghiệp vũ trụ có hiệu quả kinh tế”.

Thị trường vũ trụ nội địa của Hàn Quốc trị giá 2,63 tỷ USD vào năm 2020, chiếm chưa đến 1% thị trường toàn cầu và vẫn còn ở giai đoạn sơ khai.

Tuy nhiên, họ có thể thúc đẩy tăng trưởng bằng cách hợp tác với ngành công nghiệp vũ trụ thống trị của Mỹ, đồng thời tận dụng các ngành sản xuất cũng như nhân lực kỹ thuật mạnh mẽ.

Thỏa thuận Mỹ - Philippines được thời lợi dịp

Tên gọi của thỏa thuận mới giữa Mỹ và Philippines là 'Thỏa thuận 123' nghe có vẻ không hấp dẫn nhưng lại đặc biệt quan trọng đối với hai nước này.

Thỏa thuận vừa được hai bên ký kết bên lề tuần lễ hội nghị cấp cao của Diễn đàn kinh tế châu Á - Thái Bình Dương vừa diễn ra tại TP.San Francisco (Mỹ). Nội dung chính của thỏa thuận là Washington chuyển giao công nghệ hạt nhân và cung cấp chất liệu hạt nhân cho Manila sử dụng phục vụ các mục tiêu dân sự.

Thỏa thuận Mỹ - Philippines được thời lợi dịp - Hình 1

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr.. Ảnh REUTERS

Lợi ích kinh tế và thương mại đối với Philippines trong việc này không chỉ rất lớn, mà còn có ý nghĩa chiến lược quan trọng cho trước mắt cũng như lâu dài. Trên thế giới, có những nơi không sử dụng năng lượng hạt nhân vì thực thi chính sách cấm sử dụng năng lượng hạt nhân hoặc không có điều kiện thực tế để có được năng lượng hạt nhân mà sử dụng. Năng lượng hạt nhân sẽ giúp Philippines đảm bảo an ninh năng lượng bền vững hơn và hiệu quả hơn.

Đồng thời, ý nghĩa chính trị và chính trị an ninh thế giới cũng như khu vực cả cho trước mắt lẫn lâu dài cũng rất quan trọng đối với Manila và tương tự như vậy đối với cả Washington. Hai nước này vốn là đồng minh quân sự chiến lược truyền thống của nhau. Vấn đề hạt nhân luôn rất nhạy cảm trên thế giới, đặc biệt ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

"Thỏa thuận 123" trên phản ánh mức độ gắn kết và tin cậy rất cao giữa hai nước và sẽ đóng góp rất thiết thực vào việc tăng cường quan hệ song phương, đặc biệt về chính trị, quân sự và an ninh.

Trên thực tế, thỏa thuận trên là kết quả của việc hai bên tận dụng thời cuộc và tận lợi thế sự. Nếu không có sự thay đổi tổng thống ở hai nước và nếu không có những căng thẳng ở châu Á thời gian vừa qua thì chắc hai bên chưa hối hả ký kết thỏa thuận này đến vậy.

Philippines, Trung Quốc leo thang khẩu chiến sau va chạm ở Biển Đông

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bệnh X nguy hiểm thế nào mà nhiều nước châu Á phải cảnh báoBệnh X nguy hiểm thế nào mà nhiều nước châu Á phải cảnh báo
20:22:17 08/12/2024
Diễn biến mới trong chính sách nhập cư của Tổng thống đắc cử TrumpDiễn biến mới trong chính sách nhập cư của Tổng thống đắc cử Trump
13:07:46 09/12/2024
Quân nổi dậy tiến vào thủ đô, tuyên bố Tổng thống Syria đã rời DamascusQuân nổi dậy tiến vào thủ đô, tuyên bố Tổng thống Syria đã rời Damascus
17:29:26 08/12/2024
Chim hoang dã già nhất thế giới tìm được bạn tình mới, đẻ trứng ở tuổi 74Chim hoang dã già nhất thế giới tìm được bạn tình mới, đẻ trứng ở tuổi 74
19:04:52 07/12/2024
Hành trình thay đổi hình ảnh của thủ lĩnh phe nổi dậy vừa lật đổ Tổng thống SyriaHành trình thay đổi hình ảnh của thủ lĩnh phe nổi dậy vừa lật đổ Tổng thống Syria
13:06:15 09/12/2024
Hàn Quốc: Tranh cãi pháp lý liên quan đến việc điều hành đất nướcHàn Quốc: Tranh cãi pháp lý liên quan đến việc điều hành đất nước
15:02:26 09/12/2024
Australia: Tấn công bằng dao tại Melbourne, 2 người bị thương nặngAustralia: Tấn công bằng dao tại Melbourne, 2 người bị thương nặng
19:05:47 08/12/2024
Khủng hoảng chính trị Hàn Quốc và tác động đến liên minh với MỹKhủng hoảng chính trị Hàn Quốc và tác động đến liên minh với Mỹ
09:09:59 08/12/2024

Tin đang nóng

Kỳ lạ bộ tộc bí ẩn nhất Việt Nam: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai, thần chú để chữa bệnhKỳ lạ bộ tộc bí ẩn nhất Việt Nam: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai, thần chú để chữa bệnh
12:02:24 09/12/2024
Thực hư khách Hàn Quốc bị "móc túi" 50 triệu đồng ở sân bay Cam RanhThực hư khách Hàn Quốc bị "móc túi" 50 triệu đồng ở sân bay Cam Ranh
15:38:26 09/12/2024
Cô vợ đang kho gà thì bỏ sang nhà hàng xóm buôn chuyện, camera ghi lại cảnh tượng "hú hồn chim én"Cô vợ đang kho gà thì bỏ sang nhà hàng xóm buôn chuyện, camera ghi lại cảnh tượng "hú hồn chim én"
13:01:29 09/12/2024
Cô bé 5 tuổi lén ăn dâu tây trong siêu thị, nhân viên yêu cầu bồi thường, người mẹ chỉ nói 1 câu mà tất cả phải phục sát đấtCô bé 5 tuổi lén ăn dâu tây trong siêu thị, nhân viên yêu cầu bồi thường, người mẹ chỉ nói 1 câu mà tất cả phải phục sát đất
11:41:24 09/12/2024
Hải Tú "hạ gục" góc quay hiểm hóc nhấtHải Tú "hạ gục" góc quay hiểm hóc nhất
16:10:59 09/12/2024
Nam thanh niên tử vong bất thường trong rừng dương ở Bình ThuậnNam thanh niên tử vong bất thường trong rừng dương ở Bình Thuận
12:28:01 09/12/2024
Sức hút khó cưỡng từ phong cách cổ điểnSức hút khó cưỡng từ phong cách cổ điển
12:03:19 09/12/2024
James Rodriguez có đoạn kết buồn tại La LigaJames Rodriguez có đoạn kết buồn tại La Liga
12:13:34 09/12/2024

Tin mới nhất

Đặc sắc cây Giáng sinh biết hát

Đặc sắc cây Giáng sinh biết hát

17:33:26 09/12/2024
Ông Shawn Lawton - người đã tận tâm dẫn dắt dàn hợp xướng của trường Mona Shores suốt 30 năm qua, chia sẻ: "Cây thông Giáng Sinh biết hát thực sự là sự kiện ngoạn mục".
Ông Trump vẫn phải đối mặt với hàng loạt vụ kiện dân sự vào tháng 1/2025

Ông Trump vẫn phải đối mặt với hàng loạt vụ kiện dân sự vào tháng 1/2025

17:17:59 09/12/2024
Không chỉ là bị đơn, ông Trump cũng chủ động khởi kiện nhiều tổ chức truyền thông và các đối thủ chính trị, cáo buộc họ phỉ báng và phát tán thông tin sai sự thật về ông.
Ukraine, Nga phản bác số liệu binh sĩ thương vong do ông Trump tiết lộ

Ukraine, Nga phản bác số liệu binh sĩ thương vong do ông Trump tiết lộ

17:16:31 09/12/2024
Ông Trump kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức và tiếp đó đàm phán, đồng thời bổ sung rằng nhà lãnh đạo Urkaine muốn đạt được thỏa thuận để chấm dứt xung đột.
Tổng thống Mỹ lên tiếng sau khi chính phủ Syria bị lật đổ

Tổng thống Mỹ lên tiếng sau khi chính phủ Syria bị lật đổ

16:59:32 09/12/2024
Tổng thống Biden nhận định nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) sẽ cố gắng lợi dụng bất kỳ khoảng trống nào để tái lập tại Syria và nhấn mạnh: Chúng tôi sẽ không để điều đó xảy ra .
Tổng thống đắc cử Donald Trump tiếp tục kiện toàn bộ máy chính quyền mới

Tổng thống đắc cử Donald Trump tiếp tục kiện toàn bộ máy chính quyền mới

16:56:31 09/12/2024
Về vị trí người đứng đầu Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed - Ngân hàng trung ương), ông Trump để ngỏ khả năng duy trì chức vụ của Chủ tịch Fed Powell trong chính quyền của ông.
Nghị sĩ Hàn Quốc tiết lộ Bộ trưởng Quốc phòng từng có chỉ đạo liên quan Triều Tiên

Nghị sĩ Hàn Quốc tiết lộ Bộ trưởng Quốc phòng từng có chỉ đạo liên quan Triều Tiên

15:00:48 09/12/2024
Ông Kim đã nộp đơn từ chức Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc vào tuần trước vì liên quan đến việc Tổng thống Yoon áp đặt thiết quân luật. Sau đó, ông Kim đã bị bắt giữ khẩn cấp để điều tra về tội phản quốc.
Điều tra dấu hiệu phạm tội trong vụ sập chung cư tại thành phố La Haye

Điều tra dấu hiệu phạm tội trong vụ sập chung cư tại thành phố La Haye

14:56:44 09/12/2024
Hiện hai nhóm điều tra đã được thành lập, gồm một nhóm nhận dạng nạn nhân và một nhóm điều tra nguyên nhân vụ nổ. Bà Krukkert cho biết cuộc điều tra có thể kéo dài.
Cháy chung cư ở Singapore, hàng chục người phải sơ tán

Cháy chung cư ở Singapore, hàng chục người phải sơ tán

14:51:24 09/12/2024
Những bức ảnh được SCDF chia sẻ cho thấy những bức tường cháy đen trong một căn phòng và hành lang bên ngoài căn phòng bị hư hại. Khoảng 50 cư dân sinh sống tại các căn hộ gần đó đã được sơ tán.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc tiếp tục bị thẩm vấn lần thứ 3

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc tiếp tục bị thẩm vấn lần thứ 3

14:46:22 09/12/2024
Trong quá trình thẩm vấn, ông Kim được cho là đã thừa nhận mối liên quan của mình đối với vụ việc, bao gồm đề xuất thiết quân luật, nhưng tuyên bố rằng hành động của ông không bất hợp pháp và không vi hiến.
LHQ khuyến nghị đảm bảo chuyển giao quyền lực có trật tự tại Syria

LHQ khuyến nghị đảm bảo chuyển giao quyền lực có trật tự tại Syria

14:43:57 09/12/2024
Trong một tuyên bố, ông Guterres nhấn mạnh cần nhiều nỗ lực để đảm bảo quá trình chuyển giao quyền lực trật tự tới các thể chế được đổi mới sau 14 năm xung đột đẫm máu và sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad.
Nga đề nghị HĐBA LHQ họp khẩn về tình hình Syria

Nga đề nghị HĐBA LHQ họp khẩn về tình hình Syria

14:40:38 09/12/2024
Trong khi đó, Ngoại trưởng Ukraine Andrii Sybiha kêu gọi mọi nỗ lực phải được thực hiện để ổn định khu vực và bảo đảm đối thoại chính trị toàn diện ở Syria vì lợi ích của các thể chế nhà nước hoạt động hiệu quả.
Quân nổi dậy lật đổ chính phủ Syria: Thổ Nhĩ Kỳ được và mất gì?

Quân nổi dậy lật đổ chính phủ Syria: Thổ Nhĩ Kỳ được và mất gì?

13:04:42 09/12/2024
Ngoài ra, kể từ khi cuộc xung đột Syria nổ ra vào năm 2011, nước này luôn được xem là nơi hậu thuẫn chính cho các nhóm đối lập lật đổ chính quyền của ông Assad.

Có thể bạn quan tâm

Tỷ phú Gerard tuyên bố tha thứ cho Mr Đàm, rộ ảnh ôm nhau trên giường bệnh

Tỷ phú Gerard tuyên bố tha thứ cho Mr Đàm, rộ ảnh ôm nhau trên giường bệnh

Netizen

17:34:45 09/12/2024
Tiếp nối ồn ào của vụ kiện đứt ngón chân giữa Đàm Vĩnh Hưng và vợ chồng ca sĩ Bích Tuyền, thì mới đây vào rạng sáng ngày 9/12, Dũng Taylor bất ngờ có bài đăng về việc Mr Đàm rút đơn kiện và bị tỷ phú Mỹ kiện ngược lại.
Hôm nay nấu gì: 4 món dễ nấu, ngon miệng trôi cơm

Hôm nay nấu gì: 4 món dễ nấu, ngon miệng trôi cơm

Ẩm thực

17:27:05 09/12/2024
Tuy đều là những món ăn quen thuộc, có phần dân dã nhưng chế biến ngon miệng, lại rất phù hợp cho tiết trời ngày lạnh.
Truyền thuyết ly kỳ ở ngôi chùa cổ có mái xanh nổi bật TPHCM

Truyền thuyết ly kỳ ở ngôi chùa cổ có mái xanh nổi bật TPHCM

Lạ vui

17:17:29 09/12/2024
Không chỉ là một trong những ngôi chùa cổ nhất TPHCM, chùa Huê Nghiêm còn lưu truyền truyền thuyết ly kỳ về người phụ nữ giàu có, sau khi chết tái sinh thành công chúa.
Khả Ngân đã có tình yêu mới?

Khả Ngân đã có tình yêu mới?

Sao việt

16:19:27 09/12/2024
Vào tối 8/12, Khả Ngân đã livestream trò chuyện cùng với cư dân mạng. Nữ diễn viên sinh năm 1997 được khen ngợi thần sắc tươi tắn rạng rỡ.
Thời ông bà xây nhà rất sợ "Nhất sợ hướng Tây nhì sợ đối cửa", vì sao? Ngày nay thì sao?

Thời ông bà xây nhà rất sợ "Nhất sợ hướng Tây nhì sợ đối cửa", vì sao? Ngày nay thì sao?

Trắc nghiệm

16:10:46 09/12/2024
Xây nhà là việc lớn trong đời người mà xác định hướng nhà lại rất quan trọng nên cần phải đặc biệt chú ý chọn hướng nhà,
Nghi vấn Triệu Lệ Dĩnh đưa con trai đi chơi cùng Lâm Canh Tân?

Nghi vấn Triệu Lệ Dĩnh đưa con trai đi chơi cùng Lâm Canh Tân?

Sao châu á

16:00:20 09/12/2024
Trong hình ảnh được cư dân mạng ghi lại, Triệu Lệ Dĩnh đội mũ, quàng khăn và đeo khẩu trang kín mít ngồi cùng con trai giữa đám đông.
Nhật Bản điều chỉnh tăng GDP quý 3

Nhật Bản điều chỉnh tăng GDP quý 3

Sức khỏe

14:38:24 09/12/2024
Kết quả này là nhờ tăng trưởng trong hoạt động đầu tư vốn và xuất khẩu, song mức tiêu dùng tư nhân vẫn tụt giảm lại phản ánh những thách thức còn tồn tại trong đà phục hồi kinh tế.