Trung Quốc nêu lập trường về vấn đề Gaza, biểu tình kêu gọi ngừng bắn ở Mỹ
Trung Quốc cam kết ủng hộ các nỗ lực khôi phục hòa bình ở Gaza. Người ủng hộ Palestine biểu tình dưới chân tượng Nữ thần Tự do ở Mỹ, kêu gọi các bên ngừng bắn.
Theo TASS, trong ngày 7/11, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết, Bắc Kinh ủng hộ tất cả những nỗ lực nhằm khôi phục hòa bình ở Dải Gaza.
“Về tình hình xung đột Israel-Hamas, Trung Quốc luôn đứng về phía hòa bình và công lý. Bắc Kinh vẫn duy trì liên lạc chặt chẽ với các bên liên quan. Chúng tôi đang nỗ lực ngăn chặn các hành vi bạo lực. Trung Quốc vẫn duy trì quan điểm thành lập nhà nước Palestine độc lập”, ông Uông nói.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân. Ảnh: GT
Nhà ngoại giao Trung Quốc cũng nhấn mạnh, các nước lớn ở ngoài Trung Đông cần duy trì sự khách quan, đồng thời đóng góp ý kiến xây dựng để hạ nhiệt căng thẳng.
Bình luận của ông Uông được đưa ra sau khi Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đề nghị Trung Quốc sử dụng tầm ảnh hưởng với Hamas và Iran để làm dịu tình hình.
Người ủng hộ Palestine biểu tình dưới chân tượng Nữ thần Tự do
Video đang HOT
Theo New York Times, trong ngày 6/11, hàng trăm người biểu tình ủng hộ Palestine đã tụ tập dưới chân tượng Nữ thần Tự do ở New York. Những người biểu tình hô vang khẩu hiệu yêu cầu ngừng bắn và giăng biểu ngữ “Cả thế giới đang dõi theo” và “Palestine cần được tự do” ở dưới chân bức tượng.
Người ủng hộ Palestine ở New York, Mỹ. Ảnh: NYT
Kể từ khi cuộc xung đột Israel-Hamas nổ ra, rất nhiều cuộc biểu tình và tuần hành kêu gọi ngừng bắn đã được tổ chức trên khắp nước Mỹ. Tính đến hiện tại, số người Palestine thiệt mạng trong các cuộc không kích của Israel nhắm vào Dải Gaza đã vượt qua 10.000, bao gồm 4.104 trẻ em.
Quan chức Iran và Saudi Arabia gặp mặt chính thức tại Bắc Kinh
Ngày 6/4, Ngoại trưởng Iran và Saudi Arabia đã tổ chức cuộc gặp cấp cao chính thức đầu tiên sau hơn 7 năm cắt đứt quan hệ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc, đánh dấu một bước tiến lớn trong việc hạ nhiệt căng thẳng và củng cố an ninh khu vực Trung Đông.
Bộ trưởng Ngoại giao Iran Hossein Amir-Abdollahian gặp Bộ trưởng Ngoại giao Saudi Arabia là Hoàng tử Faisal bin Farhan Al Saud tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 6/4. Ảnh: Reuters
Mọi chuyện bắt đầu từ năm 2016 khi Saudi Arabia cắt đứt quan hệ với Iran do đại sứ quán nước này ở Tehran bị tấn công trong cuộc tranh chấp giữa 2 nước về việc Riyadh hành quyết một giáo sĩ Hồi giáo dòng Shi'ite.
Tới năm 2019, Riyadh cáo buộc Iran một cách trực tiếp việc nước này tấn công vào các cơ sở dầu mỏ của Aramco - công ty dầu khí khổng lồ của Saudi Arabia, khiến một nửa sản lượng dầu của quốc gia này suy giảm. Vào thời điểm đó, Iran phủ nhận những cáo buộc trên.
Mối quan hệ bắt đầu xấu đi nhanh chóng sau khi đồng minh truyền thống của Saudi Arabia là Mỹ vào năm 2018 đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân ký kết năm 2015 và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt với Iran. Saudi Arabia được cho là đã ủng hộ Tổng thống đương nhiệm thời điểm đó là ông Donald Trump rút khỏi thỏa thuận, từ đó buộc Iran trở lại đàm phán sửa đổi nội dung thỏa thuận.
Ngoài ra, 2 nước này cũng được cho là hậu thuẫn các phe đối địch nhau trong các cuộc xung đột ở khu vực Trung Đông cùng các cuộc khủng hoảng chính trị ở Syria, Lebanon và Iraq. Saudi Arabia dẫn đầu một liên minh các nước Arab tiến hành cuộc chiến chống lại lực lượng Houthi được cho là do Iran hậu thuẫn tại Yemen từ năm 2015.
Tuy nhiên, sau nhiều năm quan hệ rạn nứt và xung đột, Iran cùng Saudi Arabia đã đồng ý chấm dứt sự thù địch và mở lại các cơ quan ngoại giao trong một thỏa thuận quan trọng do Trung Quốc tạo điều kiện hồi tháng 3 trước đó. Thỏa thuận ký kết ngày 10/3 giữa 2 quốc gia này nhận được sự chào đón và thái độ lạc quan của Iraq và Oman - những quốc gia trước đây từng làm trung gian cho các cuộc đàm phán - cũng như nhiều nước khác trong khu vực Trung Đông.
Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian, Ngoại trưởng Saudi Arabia Faisal bin Farhan Al Saud và Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương bắt tay trong cuộc gặp ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 6/4. Ảnh: Reuters
Tới 6/4, theo Reuters trích dẫn thông tin được đài truyền hình nhà nước Iran công bố, Hoàng tử Faisal bin Farhan Al Saud - Bộ trưởng Ngoại giao Saudi Arabia và người đồng cấp Iran, Hossein Amirabdollahian, đã cùng gặp mặt tại Bắc Kinh. Hai nhà lãnh đạo chào nhau trong một cử chỉ thể hiện thiện chí trước khi ngồi xuống cạnh nhau.
Theo các Bộ trưởng Ngoại giao của 2 quốc gia, Saudi Arabia và Iran sẽ tiến hành các thỏa thuận để mở lại các đại sứ quán và lãnh sự quán trong thời hạn 2 tháng được quy định trong thỏa thuận.
Cụ thể trong một tuyên bố chung, các nhà lãnh đạo cho biết: "Các nhóm kỹ thuật sẽ tiếp tục phối hợp để xem xét các cách mở rộng hợp tác bao gồm nối lại các chuyến bay và các chuyến thăm song phương của các phái đoàn chính thức cũng như trong khu vực tư nhân, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp thị thực cho công dân hai nước".
Ngoài ra, theo tuyên bố chung, Tehran và Riyadh cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khôi phục hiệp ước an ninh đã ký năm 2001. Trong đó, cả 2 bên đồng ý hợp tác để giải quyết khủng bố, buôn lậu ma túy và rửa tiền cũng như hiệp ước thương mại và công nghệ từ năm 1998.
Nhận định về sự kiện này, ông Amirabdollahian trong một thông báo trên tài khoản Twitter chính thức chia sẻ cuộc gặp hôm 6/4 với người đồng cấp Saudi là một hành động "tích cực". Ngoài ra, ông cũng cho biết "việc nhấn mạnh vào sự ổn định và an ninh bền vững" là một trong những vấn đề đã được nhất trí và "nằm trong chương trình nghị sự chung".
Với việc Iran và Saudi Arabia đạt bước tiến trong việc hàn gắn quan hệ, khu vực Trung Đông cũng có thể ổn định trở lại khỏi các cuộc giao tranh. Thêm vào đó, nó cũng đồng nghĩa với việc an ninh của Saudi Arabia được cải thiện trong bối cảnh nước này đang theo đuổi dự án "Vision 2030" nhằm hiện đại hóa và đa dạng hóa nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ lâu nay của mình.
Ngoài việc khôi phục quan hệ với Iran, Reuters cuối ngày 23/3 cũng trích dẫn đài truyền hình nhà nước Al-Ekhbariyah của Saudi Arabia cho biết quốc gia này đang đàm phán với Syria để mở lại đại sứ quán sau một thập kỷ. Wall Street Journal (WSJ) trích lời các quan chức giấu tên của Saudi Arabia và Syria cho biết việc nối lại đàm phán là nhờ các nỗ lực trung gian của Nga.
Cuộc gặp mặt chính thức đầu tiên giữa các nhà ngoại giao cấp cao của Tehran và Riyadh tại Bắc Kinh sau 7 năm rạn nứt quan hệ. Ảnh: Reuters
Iran, Saudi Arabia xúc tiến cuộc gặp cấp ngoại trưởng Ngày 26/3, Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Saudi Arabia, Hoàng tử Faisal bin Farhan Al Saud, trong đó thảo luận về việc tổ chức cuộc gặp song phương trong những ngày tới. Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian (phải) và Ngoại trưởng Saudi Arabia, Hoàng tử Faisal bin Farhan (trái), ngày 23/3. Ảnh: IRNA/TTXVN Theo...