Ngoại trưởng Trung Quốc: Bắc Kinh không cung cấp vũ khí cho xung đột Nga-Ukraine
Trung Quốc không phải là một bên trong cuộc xung đột ở Ukraine, vì thế không cung cấp vũ khí cho bất cứ bên nào, theo Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương.
Theo ông Tần Cương, “bàn tay vô hình” này đã “sử dụng cuộc khủng hoảng Ukraine để phục vụ một số chương trình địa chính trị nhất định”. Ông đưa ra bình luận bên lề một cuộc họp quốc hội thường niên ở Bắc Kinh, Trung Quốc.
Nhà ngoại giao đồng thời kêu gọi các bên trong cuộc khủng hoảng bắt đầu đối thoại càng sớm càng tốt. “Xung đột, trừng phạt và áp lực sẽ không giải quyết được vấn đề… nên bắt đầu quá trình đàm phán hòa bình càng sớm càng tốt, và nên tôn trọng mối quan tâm về an ninh hợp pháp của tất cả các bên”, ông Tần nói.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương. (Ảnh: CGTN)
Video đang HOT
Bộ trưởng Trung Quốc nhắc lại quan điểm của nước này trong cuộc chiến, khi căng thẳng giữa Bắc Kinh và Liên minh châu Âu gia tăng. Ông nói Bắc Kinh đã không cung cấp vũ khí cho cả hai bên của cuộc xung đột Ukraine, trong bối cảnh các quan chức Mỹ cảnh báo về “hậu quả” không xác định đối với Trung Quốc, nếu họ gửi viện trợ cho Nga. “(Trung Quốc) không phải là một bên tham gia cuộc khủng hoảng và đã không cung cấp vũ khí cho cả hai bên xung đột. Vì vậy, những đổ lỗi, trừng phạt và đe dọa chống lại Trung Quốc là dựa trên cơ sở nào? Điều này hoàn toàn không thể chấp nhận được”, ông nói.
Hôm 2/3, Nhà Trắng cho biết Mỹ chưa thấy dấu hiệu Trung Quốc cung cấp vũ khí cho Nga. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen hôm 5/3 cũng cho biết EU chưa nhận được bằng chứng từ Mỹ rằng Trung Quốc đang gửi vũ khí cho Nga.
Tháng trước, quan chức Lầu Năm Góc cho biết Moskva đã yêu cầu Bắc Kinh hỗ trợ quân sự và kinh tế cho chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine, và các báo cáo tình báo ban đầu của Mỹ cho thấy Trung Quốc đã đồng ý.
Đáp trả những cáo buộc từ Mỹ, ngày 27/2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh nói, Mỹ đang gửi vũ khí trị giá hàng tỷ USD cho Kiev trong khi cảnh báo Bắc Kinh không được hỗ trợ Moskva. Bà Mao Ninh nhấn mạnh, Washington không có tư cách ra lệnh, nhúng tay vào quan hệ Trung Quốc – Nga.
Trung Quốc phản ứng gay gắt với Mỹ vì đòn trừng phạt liên quan Nga
Ngày 27/2, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố, Bắc Kinh kiên quyết bác bỏ các biện pháp trừng phạt mới đây của Mỹ nhằm vào các công ty của Trung Quốc.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh. (Nguồn: FMPRC)
Tại họp báo thường kỳ, người phát ngôn bộ trên Mao Ninh nhấn mạnh: "Chúng tôi cực kỳ không hài lòng với những hành động như vậy và bày tỏ sự phản đối kiên quyết. Bắc Kinh sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền hợp pháp của các doanh nghiệp Trung Quốc".
Theo quan chức ngoại giao Trung Quốc, các biện pháp gây áp lực mới của Mỹ "không có chút cơ sở hợp pháp nào" và chưa được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua mà chỉ là "những biện pháp trừng phạt đơn phương điển hình".
Bà Mao Ninh khẳng định, động thái của Washington "xâm phạm nghiêm trọng các lợi ích của Bắc Kinh" và nước này đã có phản ứng nghiêm khắc với Mỹ.
Bên cạnh đó, đề cập xung đột Nga-Ukraine, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhắc lại, Bắc Kinh ủng hộ một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột ở Ukraine, tuy nhiên, Mỹ "làm gia tăng leo thang bằng cách cung cấp một khoản viện trợ quân sự khổng lồ cho Kiev".
Hôm 24/2, ngày kỷ niệm tròn một năm xung đột ở Ukraine, Mỹ đã công bố gói biện pháp trừng phạt sâu rộng vào Moscow nhằm gia tăng thiệt hại kinh tế cho Nga.
Theo đó, gói trừng phạt đánh vào "hơn 200 cá nhân và tổ chức, bao gồm cả của Nga và nước thứ ba trên khắp châu Âu, châu Á và Trung Đông vốn đang hỗ trợ nỗ lực quân sự của Nga".
Theo Nhà Trắng, Bộ Thương mại Mỹ sẽ áp đặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với gần 90 công ty của Nga và nước thứ ba, bao gồm cả ở Trung Quốc, "vì đã tham gia các hoạt động né tránh trừng phạt và thực hiện hoạt động hỗ trợ lĩnh vực quốc phòng của Nga".
Thông điệp 'cứng rắn' của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trong chuyến thăm Trung Đông Mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nước Trung Đông đã mở rộng với sự thúc đẩy đa dạng hóa kinh tế của khu vực, khiến Mỹ lo ngại về sự tham gia ngày càng tăng của Bắc Kinh vào cơ sở hạ tầng nhạy cảm ở vùng Vịnh. Quốc vương Jordan Abdullah II gặp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Kỳ Lloyd...