Mỹ định chế tạo loại bom mới mạnh gấp 24 lần bom phá hủy Hiroshima
Bộ Quốc phòng Mỹ có kế hoạch thực hiện dự án chế tạo bom hạt nhân mạnh gấp 24 lần so với quả bom được thả xuống Hiroshima ở Nhật trong Thế chiến thứ hai.
Theo Fox News, ngày 30/10 Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết cơ quan này đã trình lên Quốc hội để phê duyệt dự án nghiên cứu một biến thể hiện đại của bom trọng lực hạt nhân B61. Loại bom mới này sẽ được đặt tên là B61-13.
Thông tin về kế hoạch, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng về Chính sách vũ trụ John Plumb cho biết lý do khiến Mỹ cải tiến bom hạt nhân là vì môi trường an ninh đang thay đổi và mối đe dọa từ các đối thủ tiềm tàng ngày càng cao.
“Mỹ có trách nhiệm tiếp tục đánh giá và triển khai các khả năng để ngăn chặn và nếu cần, đáp trả các cuộc tấn công chiến lược cũng như đảm bảo các cam kết với đồng minh” – ông Plumb nói.
Video đang HOT
Ảnh minh hoạ: Bom B61-12 của Mỹ.
Theo ông John Plumb, bom hạt nhân B61-13 sẽ có sức mạnh tương đương như bom B61-7.
Trang tin Defense News đánh giá, sức công phá của bom B61-13 tối đa là 360 kiloton, lớn gấp 24 lần quả bom được thả xuống Hiroshima (có sức công phá khoảng 15 kiloton) và gấp khoảng 14 lần quả bom thả xuống Nagasaki (25 kiloton).
Theo thông tin từ Lầu Năm Góc, bom B61-13 “sẽ có các tính năng an toàn, an ninh và độ chính xác hiện đại của B61-12″.
Nếu được thông qua, Mỹ sẽ thay thế bom B61-13 cho một số quả bom B61-7 hiện có trong kho hạt nhân của Mỹ, thay vì tăng quy mô kho vũ khí hạt nhân của nước này.
Ông John Plumb giải thích: “B61-13 giúp chúng tôi bổ sung linh hoạt vào kho hạt nhân mà không làm tăng tổng số vũ khí trong kho dự trữ hạt nhân”.
Iran tuyên bố có khả năng chế tạo bom hạt nhân
Về mặt kỹ thuật, Iran có khả năng chế tạo bom hạt nhân song quốc gia cộng hòa Hồi giáo này vẫn chưa đưa ra quyết định sản xuất bất kỳ một quả nào.
Kỹ thuật viên làm việc tại cơ sở hạt nhân Isfahan, cách thủ đô Tehran của Iran 420 km về phía nam. Ảnh: AFP/TTXVN
"Trong một vài ngày, chúng tôi có thể làm giàu uranium với độ tinh khiết 60% và chúng tôi có thể dễ dàng sản xuất uranium ở độ tinh khiết 90%", Kamal Kharrazi - cố vấn cấp cao cho Thủ lĩnh Tối cao Iran Ali Khamenei - trả lời phỏng vấn tờ Al Jazeera ngày 17/7.
Tuyên bố trên được đưa ra ngay sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden cam kết Washington sẽ làm mọi thứ để ngăn chặn Tehran sở hữu vũ khí hạt nhân. Tổng thống Biden đưa ra lời cam kết nhân dịp thăm Israel vào đầu tuần trước, khi nhà lãnh đạo Mỹ và Thủ tướng Israel Yair Lapid ký tuyên bố chung tiếp tục trở thành đối tác chiến lược.
Washington cam kết không bao giờ cho phép Iran sở hữu vũ khí hạt nhân, khẳng định nước này sẵn sàng sử dụng tất cả yếu tố sức mạnh quốc gia để đảm bảo kết quả đó.
Về phần mình, mặc dù Iran từ lâu khẳng định rằng họ không bao giờ tìm cách phát triển vũ khí hạt nhân song nước này vẫn đẩy mạnh các hoạt động hạt nhân trong vài năm qua. Việc mở rộng chương trình hạt nhân được tiến hành sau năm 2018, khi chính quyền dưới thời Tổng thống Donald Trump đơn phương rút khỏi thỏa thuận với Iran.
Kể từ đó, thỏa thuận lịch sử Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA) dần đổ vỡ. Washington tái áp đặt các lệnh trừng phạt cũ và tăng cường lệnh trừng phạt mới lên Tehran. Để đáp trả, Iran dần ngưng tuân thủ các quy định trong JCPOA, lắp đặt thiết bị làm giàu uranium mới và đẩy mạnh sản lượng chất phóng xạ.
Những nỗ lực nhằm khôi phục thỏa thuận giữa hai bên cho đến nay vẫn chưa mang lại kết quả khả quan nào. Mỹ và Iran liên tục đổ lỗi cho nhau cản trở tiến bộ. Trong khi Tehran cho rằng Washington phải có trách nhiệm quay trở lại thỏa thuận ban đầu và dỡ bỏ hoàn toàn các lệnh trừng phạt, các quan chức Mỹ tuyên bố Iran đưa ra các yêu cầu mới trong các vòng đàm phán.
Tổng thống Belarus tới Nga để hội đàm với Tổng thống Putin Hãng tin BelTA đưa tin Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã tới Nga để hội đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin. Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko. Ảnh: TASS "Ngày 14/9, Tổng thống Lukashenko đã tới Liên bang Nga trong chuyến thăm chính thức. Trọng tâm của chuyến thăm này là cuộc hội đàm của nhà lãnh đạo Belarus với Tổng thống...