Trung Quốc nâng cảnh báo lũ ở sông Hoài
Trung Quốc nâng cảnh báo lũ lụt tại khu vực dọc theo sông Hoài ở miền đông nước này từ cấp hai lên cấp ba hôm nay, khi mưa lớn dự kiến tiếp tục trút xuống.
10 hồ chứa trên sông Hoài ghi nhận mực nước vượt quá mức cảnh báo tới 6,85 m, theo thông báo hôm nay của Ủy ban sông Hoài thuộc Bộ Thủy lợi Trung Quốc. Hệ thống cảnh báo lũ lụt của Trung Quốc gồm 4 cấp, cấp ba là mức nghiêm trọng thứ hai.
Những căn nhà chìm trong nước lũ ở Giang Tây, Trung Quốc ngày 17/7. Ảnh: Reuters.
Sông Hoài dài hơn 1.000 km, là sông dài thứ tư ở Trung Quốc, chảy qua các trung tâm nông nghiệp và sản xuất lớn ở Hà Nam, An Huy, Giang Tô và đổ ra sông Trường Giang.
Mưa lớn và lũ lụt đã tiếp diễn suốt nhiều tuần qua ở miền trung và miền nam Trung Quốc. Một số khu vực dọc theo sông Trường Giang, bao gồm thành phố Vũ Hán ở tỉnh Hồ Bắc và tỉnh Giang Tây, nơi có hồ nước ngọt lớn nhất nước, đã ban bố mức cảnh báo lũ cao nhất.
“Lũ lụt xảy ra cùng lúc tại sông Trường Giang, sông Hoài và Thái Hồ. Tình hình phòng chống lũ rất nghiêm trọng”, Bộ Thủy lợi Trung Quốc cho biết và nói thêm rằng mực nước trong khu vực có khả năng vượt quá mức tối đa mà các hồ chứa có thể chịu được.
Trung Quốc hàng năm đều hứng chịu lũ lụt, đặc biệt tại khu vực miền trung và miền nam, song trận lũ năm nay gây ảnh hưởng nghiêm trọng. 27 trong 31 địa phương cấp tỉnh và gần 38 triệu người chịu ảnh hưởng. Hơn 2,2 triệu người phải sơ tán và hơn 140 người chết hoặc mất tích.
Giới chức Trung Quốc đã chi gần 86 triệu USD để khắc phục thiệt hại cho tỉnh Giang Tây, An Huy, Hồ Bắc, Hồ Nam và thành phố Trùng Khánh, song thiệt hại có thể lên đến 12 tỷ USD. Mức nước tại 433 sông ở Trung Quốc đạt mức nguy hiểm kể từ tháng 6, trong đó 33 sông đạt mức nước kỷ lục.
Lượng mưa ở Trung Quốc từ ngày 1 đến 10/7. Đồ họa: CMA.
Đê vỡ, người mất nhà cửa vì mưa lũ ở Trung Quốc 77 Việt Nam ủng hộ Trung Quốc 100.000 USD 21 Trung Quốc chìm trong biển lũ 54 ‘Thủ phủ gốm sứ’ Trung Quốc hứng đòn lũ
Đập Tam Hiệp hứng áp lực mới
Lượng nước đổ vào hồ chứa đập Tam Hiệp đạt 55.000 m3/giây vào tối 17/7, gây áp lực mới cho công trình khổng lồ trên thượng nguồn sông Trường Giang.
Mưa lớn kéo dài khiến nước sông Trường Giang tiếp tục dâng cao, khiến lượng nước đổ vào hồ chứa đập Tam Hiệp đạt mức 55.000 m3/giây vào tối nay, Xinhua đưa tin. Lượng nước đổ về hồ cao hơn thời điểm hồ chứa đạt đỉnh lũ đầu tiên hôm 2/7, khi lưu lượng chảy vào là 53.000 m3/s, gây áp lực mới cho công trình khổng lồ ở thượng nguồn sông Trường Giang.
Nhiều sông nhánh thuộc hệ thống Trường Giang đã tràn bờ tại nhiều nơi. Giới chức tỉnh Hồ Bắc phải điều trực thăng chở đá thả xuống khu vực đê vỡ để ngăn nước tràn vào. Các đội hộ đê được phái đi kiểm tra nhiều khu vực, hàng nghìn bao cát được chuẩn bị để đối phó sự cố vỡ đê.
Đập Tam Hiệp xả lũ, ngày 2/7. Ảnh: AP.
Nước dâng lên tới cửa sổ tầng một nhiều ngôi nhà tại các thị trấn quanh hồ Bà Dương, thuộc mạng lưới sông Trường Giang. Nhiều khu vực canh tác cây nông nghiệp chìm trong nước lũ.
Xu Yongxiang, 45 tuổi, sống tại thôn Lưu Phương bên bờ đông hồ Bà Dương, cho biết không có nước sạch và điện trong cả tuần. Khu vực trồng lúa, bông, ngô và đậu của dân địa phương đã bị ngập. "Chúng tôi không có đến một cm đất khô. Tất cả đều chìm trong nước", Xu nói.
Lũ lụt tại Trung Quốc ảnh hưởng tới 27 trong 31 địa phương cấp tỉnh và gần 38 triệu người. Hơn 2,2 triệu người phải sơ tán và hơn 141 người chết hoặc mất tích. Giới chức Trung Quốc đã chi gần 86 triệu USD để khắc phục thiệt hại cho tỉnh Giang Tây, An Huy, Hồ Bắc, Hồ Nam và thành phố Trùng Khánh, song thiệt hại có thể lên đến 12 tỷ USD.
Mức nước tại 433 sông ở Trung Quốc đạt mức nguy hiểm kể từ tháng 6, trong đó 33 sông đạt mức nước kỷ lục, Bộ Thủy lợi Trung Quốc cho biết. Cơ quan cứu hộ thuộc Bộ Quản lý Tình trạng khẩn cấp Trung Quốc thông báo nước lũ tại huyện Lâm Thuật, tỉnh Tứ Xuyên, đạt mức 1,4 m. Mưa lớn gây ra ba trận lở đất tại một thị trấn của Trùng Khánh, trên thường nguồn sông Trường Giang, khiến ba người chết và ba người mất tích.
Trung Quốc hàng năm đều hứng chịu lũ lụt, đặc biệt tại khu vực miền trung và miền nam, song trận lũ năm nay gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Nước đã rút tại một số thành phố lớn, nhưng Vũ Hán và một số địa phương ở khu vực hạ lưu, nơi hàng chục triệu người sinh sống, đối mặt với nguy cơ ngập lụt mới.
Đợt lũ lụt tồi tệ nhất của Trung Quốc trong 30 năm trở lại đây vào giữa năm 1998. Hơn 2.000 người chết, gần ba triệu ngôi nhà bị phá hủy trong đợt thiên tai này, chủ yếu tại các địa phương dọc sông Trường Giang.
Đập Tam Hiệp được xây dựng năm 1994-2006 tại đoạn sông Trường Giang chảy qua quận Di Lăng thuộc thành phố Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc. Tổ hợp kiểm soát nước đa năng tại đây gồm một đập dài 2.309 m và cao 185 m với âu tàu 5 tầng và 34 máy phát điện.
Đập Tam Hiệp được kỳ vọng kiểm soát lũ trên sông Trường Giang, song nhiều chuyên gia cho rằng công trình chưa đáp ứng được mục tiêu cắt lũ theo thiết kế.
Trung Quốc chìm trong biển lũ. Video: CNN.
Báo động lũ cấp II, miền nam Trung Quốc tiếp tục hứng mưa bão Ngày 8-7, mưa lớn tiếp tục diễn ra trên diện rộng tại miền nam Trung Quốc, ảnh hưởng đến nhiều khu vực hạ lưu sông Trường Giang. Đài khí tượng Trung ương Trung Quốc đã nâng mức báo động lũ lên màu cam (cấp II trong bốn cấp xanh-vàng-cam-đỏ). Huyện Hấp, địa danh cổ tại tỉnh An Huy ngập trong biển nước. (Nguồn:...