Trung Quốc mưu đồ gì ở Gạc Ma?
Hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và xúc tiến xây dựng căn cứ quân sự hiện đại trên đảo Gạc Ma là 2 hành động liên quan chặt chẽ với nhau trong chiến lược toàn diện của Trung Quốc nhằm hiện thực hóa mục tiêu đầy tham vọng của họ trên biển Đông
Trong 2 hành động đó, việc Trung Quốc xây dựng căn cứ quân sự hiện đại trên đảo Gạc Ma ẩn chứa đại họa, đe dọa hòa bình và an ninh không chỉ ở biển Đông mà trên toàn bộ khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Để đánh lạc hướng dư luận, Trung Quốc điều động hàng trăm tàu và máy bay, trong đó có tàu quân sự, hộ tống và bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981, sẵn sàng thực hiện các hành động hung hăng, gây hấn chống lại các lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền của Việt Nam.
Muốn “tạo sự đã rồi”
Trong khi cả thê giơi lên tiếng phản đối hành động của Trung Quốc xung quanh giàn khoan Hải Dương 981 mà chưa thể biết chắc họ hạ đặt giàn khoan này nhằm mục đích gì thì Bắc Kinh lại đang ráo riết, âm thầm và quyết liệt vận chuyển vật liệu, phương tiện xây dựng cùng lực lượng bảo vệ quy mô lớn tới khu vực Trường Sa để xây dựng căn cứ quân sự ở Gạc Ma. Đây mới là mục tiêu chính trong chiến dịch chiến lược tổng thể mà Trung Quốc thực hiện trong thời gian gần đây là nhằm độc chiếm biển Đông.
Kênh tin tức ANC (Philippines, ngày 10/6) dẫn lời ông Roilo Golez, cựu cố vấn an ninh quốc gia Philippines, cho biết Trung Quốc xây căn cứ quân sự lớn trên đảo Gạc Ma với sân bay có đường băng dài hơn 1,6 km, có thể làm căn cứ cho các máy bay chiến đấu như J-11 của họ – có tầm hoạt động hơn 3.200 km. Viện Nghiên cứu và Thiết kế số 9 của Trung Quốc cũng đã tiết lộ hình ảnh phác họa căn cứ quân sự ở Gạc Ma. Còn báo Want China Times (Đài Loan) dẫn nguồn Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) cho rằng Bắc Kinh có kế hoạch xây dựng đảo nhân tạo ở đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam với đầy đủ sân bay và hải cảng. Tờ South China Morning Post (Hồng Kông) hôm 8/6 đưa tin Bắc Kinh đang xây dựng một đảo nhân tạo tại bãi đá ngầm Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa cùng căn cứ quân sự tại đây để triển khai sức mạnh quân sự ở biển Đông…
Bức ảnh đảo Gạc Ma bị Trung Quốc thay đổi hiện trạng (chụp ngày 28/2/2013) do Bộ Ngoại giao Philippines công bố ngày 14/5/2014 Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Theo Richard Heydarian, giáo sư nghiên cứu quan hệ quốc tế thuộc ĐH Ateneo (Philippines), Trung Quốc muốn “tạo sự đã rồi” ở Trường Sa. Họ đang chuẩn bị đối mặt với phán quyết quốc tế về tranh chấp lãnh thổ và hàng hải với các láng giềng trong khu vực. Bắc Kinh dự đoán họ sẽ phải đối mặt với phán quyết pháp lý từ trọng tài quốc tế. Theo thông lệ, trọng tài quốc tế thường ưu tiên, dành đặc quyền cho những quốc gia tiếp tục thiết lập và thực thi quyền chủ quyền hiệu quả và liên tục. Nếu Trung Quốc có thể xây dựng các cơ sở tại đây, biến nơi này thành các hòn đảo nhân tạo và nằm trong vùng kinh tế 200 hải lý thì nước này có thể tìm ra cách để biện hộ cho chủ quyền của họ ở khu vực này.
Bốn mục đích quân sự
Căn cứ quân sự mà Trung Quốc đang ráo riết xây dựng trên đảo Gạc Ma có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với nước này. Đây là nơi họ chuẩn bị để đón tàu sân bay ra hoạt động trên biển Đông, làm bàn đạp để thực hiện chiến lược kiểm soát và từng bước chiếm toàn bộ khu vực Trường Sa. Sau khi chiếm đoạt Trường Sa, cùng với Hoàng Sa đã từng chiếm đoạt của Việt Nam, Trung Quốc theo đuổi tham vọng kiểm soát một khu vực mà Bắc Kinh tự gọi là “đường 9 đoạn” để thực hiện “giấc mơ Trung Hoa”: Bá chủ thiên hạ.
Theo các chuyên gia chiến lược quân sự, 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam có vị trí và giá trị chiến lược cực kỳ quan trọng ở biển Đông. Hai quần đảo này cùng với Bạch Long Vĩ, Cù Lao Thu, Côn Đảo, Thổ Chu… tạo thành tuyến án ngữ vòng ngoài. Các đảo Cô Tô, Bái Tử Long, Hạ Long, Hòn Mê, Hòn Mát, Hòn Ngư, Cồn Cỏ, Cù Lao Ré, Cù Lao Chàm, Hòn Khoai, Phú Quốc… tạo thành tuyến án ngữ vòng trong. Nếu Hoàng Sa là vị trí tiền tiêu chiến lược ở vùng biển Bắc Việt Nam, án ngữ trực tiếp khu vực Đông Nam vịnh Bắc Bộ và từ đó có thể giám sát một vùng rộng lớn ở Bắc biển Đông thì Trường Sa có vị trí tiền tiêu án ngữ toàn bộ vùng biển Nam Việt Nam, kiểm soát một vùng rộng lớn ở phía Đông và Nam biển Đông. Xét về địa chiến lược, 2 quần đảo này nằm ở vị trí liên quan tới lợi ích của nhiều cường quốc hàng hải ngoài khu vực như Mỹ, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ…
Trung Quốc tranh giành chủ quyền 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam nhằm 4 mục đích lớn về quân sự: 1) Phối hợp với đảo Hải Nam, tạo thế trận liên hoàn cho các mũi tiến công ở phía trước, hai bên sườn và bọc hậu đối với tất cả những hạm đội của các nước đi vào biển Đông; 2) Bảo vệ đại lục rộng lớn bằng hàng rào phòng thủ vòng ngoài, theo đó Trung Quốc dùng Trường Sa kết hợp với Hoàng Sa và Hải Nam tạo thành một hệ thống phòng ngự từ xa, buộc đối phương ở Nam và Đông Nam biển Đông phải đi qua nhiều tuyến biển trước khi đặt được chân lên lục địa của họ; 3) Từ Hoàng Sa, Trường Sa và Hải Nam, hải quân Trung Quốc có lợi thế nếu đối phương tiến công họ theo hướng biển; 4) Sử dụng Hoàng Sa, Trường Sa để khống chế và kiểm soát toàn bộ cục diện biển Đông.
Với những lợi thế này, Trung Quốc hòng sẽ vô hiệu chiến lược “xoay trục” của Mỹ, sẵn sàng đương đầu với Mỹ trong cuộc xung đột tiềm tàng trong tương lai.
Ngày càng lộ tham vọng bá chủ Năm 2009, trong chuyến thăm tới Bắc Kinh, Tổng thống Mỹ Barack Obama đề nghị Trung Quốc cùng với Mỹ thành lập Nhóm G2 để “cai quản thê giơi” nhưng Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã từ chối khéo với lý do Trung Quốc vẫn còn là “nước đang phát triển”, không thể “sánh vai” cùng với Mỹ được. Tuy nhiên, bản chất ẩn giấu đằng sau lời từ chối khéo này là Trung Quốc theo đuổi tham vọng bá chủ thiên hạ và một ngày nào đó sẽ thay Mỹ lãnh đạo toàn cầu. Họ đã có chiến lược 30 năm biến đồng nhân dân tệ thành đồng tiền của thê giơi, tương tự USD hiện nay. Năm 2014, Trung Quốc bắt đầu bất chấp tất cả để thực hiện tham vọng chiến lược này, trước hết ở biển Đông – nơi Bắc Kinh coi là “ao nhà” của mình.
Theo Ngô Quyền (Người lao động)
Ngư dân tố giác Trung Quốc xây dựng trái phép ở Gạc Ma
Để đạt được mục tiêu bành trướng chiếm giữ Biển Đông, một mặt Trung Quốc tăng cường lực lượng quân sự bảo vệ giàn khoan Hai Dương 981 ở Hoàng Sa, mặt khác tập trung lực lượng, đẩy nhanh tiến độ xây dựng đảo nhân tạo quanh đao đa Gạc Ma - hòn đảo mà Trung Quôc đa chiếm của Viêt Nam tư năm 1988.
GĐ Sở NNPTNT tỉnh Khánh Hòa Lê Tấn Bản cho biết: "Xưa nay, vùng biển đảo Trường Sa là ngư trường truyền thống của ngư dân tỉnh Khánh Hòa, miên Trung. Theo phản ánh của bà con, gần đây, 2 chiếc tàu quân sự có trang bị vũ khí tên lửa của Trung Quốc thường xuyên túc trực quanh đảo Gạc Ma để hỗ trợ tàu vận tải chuyên chở ximăng, sắt thép và các phương tiện hút cát mở rộng mặt bằng, xây cầu cảng, sân bay trên đảo.
Trung Quốc mở rộng căn cứ trên đảo Gạc Ma. ảnh Nguyễn Đình Quân
Theo dõi thông tin trên báo chí, gần đây Trung Quốc đã loan tin sẽ xây dựng đảo nhân tạo gần đảo Gạc Ma trong quần đảo Hoàng Sa. Trong chuyến công tác đến quần đảo Trường Sa hồi giữa tháng 5.2014, khi đi qua vùng biển tam giác Gạc Ma - Len Đao - Cô Lin, chúng tôi cũng đã nhìn thấy công trường trên đảo Gạc Ma" .
Bày tỏ thái độ phản đối Trung Quốc, sáng 11.6, khoảng 30 chủ tàu "đánh bắt xa bờ", chuyên khai thác ở vùng biển Trường Sa đã tập trung đến cảng cá Nam Trung Bộ (Hòn Rớ, Phước Đồng, Nha Trang), giương cao Quốc kỳ và biểu ngữ, yêu cầu Trung Quốc đưa giàn khoan Hai Dương 981 ra khỏi vùng biển đặc quyền kinh tế của nước ta.
Ông Võ Thiên Lăng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Nghề cá Việt Nam, Chủ tịch Hội Nghề cá tỉnh Khánh Hòa - xác nhận: "Đây là phản ứng tự phát của một bộ phận ngư dân chuyên làm nghề khai thác thủy sản ở vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa. Bà con rất bức xúc, bởi vì trong lúc hành nghề trên biển, nhiều người đã bị tàu Trung Quốc tấn công, xua đuổi, lấy hết tài sản, kể cả bắt giữ thuyền viên; hơn nữa gần đây Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hai Dương 981 trong vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa, gây khó khăn cản trở đối với công việc mưu sinh của ngư dân nước ta".
Tàu công tác của tỉnh Khánh Hòa đi qua vùng biển tam giác Gạc Ma-Len Đao-Cô Lin.
Tại cảng cá Hòn Rớ sáng 11.6, những chủ tàu có mặt trong đội hình phản đối Trung Quốc khẳng định rằng, họ hành động để tự cứu mình và mong muốn cộng đồng quốc tế ủng hộ Việt Nam. Hiện, Trung Quốc đã "cắm chốt" ở Hoàng Sa và đang thực hiện kế hoạch bành trướng ở Trường Sa.
"Bây giờ, nếu Việt Nam không bày tỏ thái độ ngăn chặn, e rằng sau khi xây xong căn cứ quân sự trên đảo Gạc Ma, Trung Quốc sẽ kéo nhiều giàn khoan đến vùng biển đặc quyền kinh tế của chúng ta ở Trường Sa. Ngư dân mất ngư trường cũng giống như nông dân mất đất; biết lấy gì làm ăn?" - một ngư dân tên Hùng, nhà ở khu phố Hòn Rớ, nói.
Trả lời câu hỏi của PV Báo Lao Động về diễn biến tình hình tại ngư trường Trường Sa, Chủ tịch UBND huyện đảo Trường Sa Nguyễn Viết Thuân khẳng định: "Tàu đánh cá của ngư dân Khánh Hòa và các tỉnh miền Trung vẫn tấp nập đến Trường Sa. Hằng ngày, bà con thường xuyên cho thuyền vào căn cứ hậu cần trên đảo Song Tử Tây, Đá Tây... tiếp thêm nguyên liệu, nước ngọt. Mọi sinh hoạt của cộng đồng dân cư và các đơn vị bộ đội hải quân trên các đảo nổi, đảo chìm vẫn diễn ra bình thường. Không ai có thể xâm phạm chu quyền Trường Sa của Việt Nam. Nhân dân cả nước hãy bình tĩnh, đừng để kẻ xấu lợi dụng."
Trong những diễn biến khác, liên quan đến sự kiện này, nhiều chuyên gia quốc tế đã phân tích và nhận định rằng, hòn đảo nhân tạo ở Trường Sa sẽ giúp tàu chiến của Trung Quốc phản ứng nhanh, nếu có xung đột trong khu vực. Chiến lược của Trung Quốc là chuẩn bị tuyên bố vùng nhận dạng phòng không bao trùm trên hết Biển Đông, sau khi đã tuyên bố vùng tương tự tại biển Hoa Đông; nhằm tiến tới thực hiện âm mưu giành quyền kiểm soát không chính thức các vùng biển lân cận ở tây Thái Bình Dương.
Theo Lao Động
Trung Quốc đang làm gì ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam? Trong những tuần gần đây, Philippines liên tục tố cáo Trung Quốc tiến hành các hoạt động phi pháp như cải tạo đất để xây sân bay hoặc căn cứ quân sự ở quần đảo Trường Sa. Trung Quốc cải tạo đất trên đảo Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Inquirer Trung Quốc gia tăng các hoạt động...