Trung Quốc muốn thành cường quốc lượng tử
Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm lần thứ 14 (2021 – 2025) của Trung Quốc thể hiện rõ tham vọng dẫn đầu và làm chủ công nghệ lượng tử.
Được soạn thảo bởi Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC), kế hoạch 5 năm này gồm “các dự án khoa học và công nghệ quốc gia, tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm, trong đó có công nghệ thông tin lượng tử”.
Với cam kết tăng cường chi tiêu của chính phủ, các nhà khoa học Trung Quốc kỳ vọng đạt được những đột phá mới trong lĩnh vực truyền thông lượng tử. Cụ thể là tạo ra một hệ thống liên lạc lượng tử đường dài và tốc độ cao, tương thích với công nghệ truyền thông cổ điển.
Nhà vật lý lượng tử Pan Jianwei tại phòng thí nghiệm thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc.
Đóng vai trò cốt lõi trong hệ thống truyền thông lượng tử, mạng lượng tử cho phép các thiết bị lượng tử riêng lẻ có thể trao đổi thông tin dưới dạng qubit. Mặc dù vẫn chỉ là các nghiên cứu ban đầu, ý tưởng về các mạng lượng tử đang thu hút sự chú ý của cộng đồng nghiên cứu. Một trong những tiềm năng của hệ thống này là tăng tốc độ giải quyết vấn đề bằng cách phân chia cho một mạng kết nối nhiều thiết bị lượng tử nhỏ, thay vì chỉ sử dụng một máy tính lượng tử duy nhất.
Ngoài Trung Quốc, nhiều chính phủ trên thế giới cũng đang tích cực đầu tư vào mạng và truyền thông lượng tử. Bộ Quốc phòng Mỹ gần đây đã công bố chiến lược từng bước nhằm tạo ra một mạng Internet lượng tử hoàn chỉnh. Trong khi đó tại châu Âu, Liên minh Internet lượng tử đã được thành lập từ năm 2018, cũng với mục tiêu xây dựng một mạng lượng tử quy mô lớn.
Tuy nhiên, quá trình tạo ra một mạng lượng tử là một thách thức kỹ thuật vẫn chưa được giải quyết triệt để. Năm ngoái, các nhà khoa học tại Mỹ đã xây dựng thử nghiệm một hệ thống mạng lượng tử dài 83 km sử dụng cáp quang ở ngoại ô Chicago, nhưng gặp khó khăn trong việc mở rộng mạng lưới này. Do đo, kế hoạch xây dựng hệ thống truyền thông đường dài mà Trung Quốc đang hướng tới, có thể coi là đặc biệt tham vọng.
Video đang HOT
Một cách khác để tạo ra mạng lượng tử là sử dụng vệ tinh. Vào tháng 8/2017, các nhà khoa học Trung Quốc tuyên bố đã gửi thành công qubit giữa các trạm mặt đất cách nhau 1.200 km sử dụng vệ tinh Micius của nước này. Mục tiêu của nghiên cứu là giao thức phân phối khóa lượng tử (QKD), trong đó các mạng lượng tử được sử dụng để tạo ra một loại mã thế hệ mới, không thể phá vỡ. Hệ thống mạng lượng tử dựa trên công nghệ vệ tinh sẽ vẫn là một chủ đề nghiên cứu trọng tâm trong kế hoạch 5 năm của Trung Quốc.
Tháng 8/2016, Chính phủ Trung Quốc đưa vệ tinh lượng tử đầu tiên lên quỹ đạo.
Chính phủ Trung Quốc cũng đang đặt nhiều kỳ vọng vào lĩnh vực máy tính lượng tử , với mục tiêu đạt được khả năng điều khiển vài trăm qubit trước khi kết thúc kế hoạch 5 năm lần thứ 14. Ngoài ra, các hệ thống máy mô phỏng lượng tử cũng sẽ được phát triển nhằm vượt qua khả năng giải quyết một số vấn đề của máy tính cổ điển.
Với mục tiêu điều khiển vài trăm qubit, kế hoạch của Trung Quốc cũng khá tương đồng với mục tiêu của các công ty lượng tử hàng đầu khác. Năm ngoái, IBM đã công bố lộ trình phát triển điện toán lượng tử của mình bao gồm bộ xử lý Quantum Condor 1.121 qubit vào năm 2023 và mục tiêu cuối cùng là xây dựng một hệ thống lượng tử triệu qubit.
Mỹ được coi là đối thủ cạnh tranh lớn nhất trong lĩnh vực công nghệ lượng tử, nhưng với việc ngày càng có nhiều quốc gia tham gia vào cuộc đua, các nhà phân tích đang theo dõi sát sao những phát triển trong lĩnh vực này.
Simon King, đối tác và nhà đầu tư công nghệ sâu tại Octopus Ventures cho biết: “Ngoài những công ty khởi nghiệp, Mỹ cũng có những công ty công nghệ lớn như Google, Microsoft, hay Intel. Những công ty này có rất nhiều tiền mặt để đầu tư vào R&D và thu hút những nhà khoa học giỏi nhất. Trung Quốc chắc chắn là một đối thủ đáng gờm, nhưng rất khó để biết họ đang ở đâu trong quá trình thương mại hóa công nghệ lượng tử”.
Hiện có rất ít dữ liệu để đánh giá phạm vi nghiên cứu và phát triển công nghệ lượng tử ở Trung Quốc. Là một phần của kế hoạch 5 năm lần thứ 14, chính phủ nước này đã cam kết tăng chi cho nghiên cứu cơ bản hơn 10%, nhưng con số này chính xác là bao nhiêu và bao nhiêu trong số đó sẽ được cống hiến cho ngành công nghiệp lượng tử, vẫn chưa được tiết lộ.
Máy tính sẽ dự đoán được tương lai gần
Giới khoa học đã đạt một bước tiến quan trọng trong việc tạo ra máy tính lượng tử, phục vụ cho mọi nhu cầu hằng ngày của con người trong tương lai.
Những nghiên cứu gần đây liên quan đến thuật toán lượng tử thuộc 2 nhóm nghiên cứu sinh độc lập đã thu hút người đọc trên arXiv . Nội dung của chúng xoay quanh việc tận dụng các thuật toán thông minh để giải phương trình vi phân phi tuyến.
Thuật toán lượng tử là thuật toán chạy bằng mô hình thực tế của tính toán lượng tử. Trong đó, mô hình tính toán thông qua mạch lượng tử được sử dụng phổ biến nhất.
Nếu nhìn các bài nghiên cứu này dưới góc nhìn khoa học, chúng ta có thể kết luận rằng đây là tiền đề cho một chiếc máy tính có thể "đóng băng thời gian", nhằm xử lý các vấn đề cần có lời giải ngay lập tức.
Phương trình tuyến tính là thứ mà máy tính cổ điển có thể giải một cách nhanh chóng thông qua một vài phép toán nhị phân đơn giản. Nhưng phương trình vi phân phi tuyến thường quá khó nhằn, thậm chí bất khả thi để giải kể cả với chiếc máy tính truyền thống mạnh nhất hiện tại.
Máy tính lượng tử có thể là đáp án cho việc giải quyết các vấn đề cực kỳ phức tạp mà máy tính ngày nay chưa làm được.
Khi máy tính giải quyết một bài toán về phương trình vi phân phi tuyến, về cơ bản chúng đang dự đoán tương lai.
Ngày nay, trí tuệ nhân tạo hoạt động trên các máy tính truyền thống có thể bắt được hình ảnh một quả bóng đang bay giữa không trung và có đủ thông tin để dự đoán quỹ đạo bay của nó. Ta có thể thêm nhiều quả bóng nữa, và máy tính vẫn có thể thực hiện tốt tác vụ trên.
Tuy nhiên ở một quy mô lớn hơn với số lượng cá thể lớn hơn nhiều lần, máy tính truyền thống có thể bị vượt ngưỡng xử lý và sẽ không thể dự đoán đúng những tác vụ như vậy. Theo lý giải của nhà nghiên cứu lượng tử Andrew Childs, đó là lý do chúng ta không thể dự đoán chính xác được thời tiết.
Tuy nhiên, máy tính lượng tử không tuân thủ các quy tắc nhị phân. Thay vì xử lý từng tác vụ như máy tính cổ điển, chúng có thể xử lý tất cả cùng một lúc. Điều này có nghĩa, chúng có thể xừ lý các vấn đề khó hơn như dự đoán vị trí của mọi vật thể trong cùng một khoảng thời gian nhất định.
Điều này có ý nghĩa như thế nào với nhân loại? Máy tính cổ điển đã hiện đại hóa đời sống con người một cách đáng kể. Sự xuất hiện của chúng đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống chúng ta. Vậy chúng ta cần thêm máy tính lượng tử để làm gì?
Khi đề cập đến khả năng đóng băng thời gian của máy tính lượng tử, nó không có nghĩa là cho thời gian thực dừng lại, mà đơn giản là ta đang nói đến một chiếc máy tính đủ mạnh để có thể chạy những thuật toán mang cấp độ phân tử với độ chính xác cao và gần như không có thời gian chờ.
Để đơn giản hóa vấn đề, ta có thể tưởng tượng, trong tương lai, khi bị hàng tá mảnh vỡ kính bắn về phía mình. Thì ngay trong thời khắc kính vỡ, máy tính lượng tử đã có đủ thông tin cũng như dự đoán được quỹ đạo, điểm rơi của từng mảnh kính và lập tức điều khiển drone chặn chúng lại tránh làm con người bị thương. Đó là điều nằm ngoài khả năng của một chiếc máy tính cổ điển ngày nay.
Điều đó cho thấy trong một tương lai gần, máy tính lượng tử sẽ hoạt động liên tục trong thời gian thực, giải quyết các vấn đề phát sinh ngay thời khắc chúng vừa xảy ra và nắm giữ nhiều trọng trách quan trọng của xã hội.
AI là 'vũ khí' đưa Việt Nam thành cường quốc công nghệ Trong kỷ nguyên kết nối mới, AI sẽ là trụ cột quan trọng của quốc gia công nghệ và Việt Nam đang đứng trước rất nhiều cơ hội lẫn thách thức. Tại phiên thảo luận về Sức mạnh của AI trong diễn đàn Công nghệ Việt trong kỷ nguyên kết nối mới do VnExpress tổ chức ngày 7 và 8/1, Thứ trưởng Khoa...