Trung Quốc muốn tăng nhập khí đốt từ Nga, giảm lệ thuộc vào Bộ tứ kim cương
Trung Quốc và Nga dự định sẽ xây dựng những tuyến đường ống có tổng lưu lượng bằng phân nửa nhu cầu của châu Âu.
Trạm Atamanskaya trên tuyến đường ống dẫn khí Power of Siberia giữa Nga và Trung Quốc. Ảnh REUTERS
Nôn nóng giảm lệ thuộc về khí thiên nhiên vào các đối thủ địa chính trị như Mỹ và Úc, Trung Quốc đang xúc tiến dự án tuyến đường ống nhằm tăng cường nhập khẩu từ Nga, theo tờ Nikkei Asia ngày 12.3.
Xúc tiến hàng loạt dự án
Công tác chuẩn bị cho tuyến đường ống mới đến đảo Sakhalin của Nga đang đẩy mạnh tối đa tại tỉnh Hắc Long Giang ở Trung Quốc, bất chấp thời tiết lạnh giá. Một nguồn tin cho hay việc xây dựng sẽ tiến hành ngay khi mùa xuân đến.
Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) đã đồng ý nhập khẩu thêm khí thiên nhiên từ Tập đoàn Gazprom của Nga trong thỏa thuận được công bố bên lề cuộc gặp thượng đỉnh giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tháng trước.
Hiện Power of Siberia là đường ống dẫn khí duy nhất giữa Trung Quốc và Nga, bắt đầu vận hành vào năm 2019 và có lưu lượng hằng năm là 38 tỉ m3. Hai nước dự định lập tuyến đường ống theo thỏa thuận mới với lưu lượng 10 tỉ m3.
Dự án cũng được triển khai tại Nga khi Gazprom vào ngày 1.3 cho hay đã bắt tay vào việc chuẩn bị xây đường ống Power os Siberia 2, sẽ dẫn đến Mông Cổ và có lưu lượng hằng năm 50 m3.
Giảm lệ thuộc Bộ tứ
Trung Quốc lệ thuộc vào nhập khẩu khoảng phân nửa lượng khí đốt. Khoảng 2/3 trong số đó là khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và Trung Quốc năm ngoái vượt qua Nhật Bản, trở thành nước nhập khẩu loại nhiên liệu này nhiều nhất thế giới.
Trung Quốc nhập khẩu khoảng 40% LNG từ Úc và 10% từ Mỹ. “Chúng tôi ngày càng lệ thuộc vào các nước Quad (Bộ tứ kim cương), và đó là vấn đề cần giải quyết”, theo một nhân vật ẩn danh trong ngành công nghiệp năng lượng Trung Quốc. Bộ tứ kim cương gồm Ấn Độ, Mỹ, Nhật và Úc.
Giới quan sát cho rằng Nga có thể cung cấp giải pháp tiềm năng cho vấn đề trên. Hai bên đã đối thoại để mở rộng và xây 4 tuyến đường ống, theo Hoàn Cầu thời báo dẫn lời chuyên gia Lưu Tiền thuộc Trung tâm Nghiên cứu Nga – Trung Á tại Đại học Dầu khí Trung Quốc.
Điện Kremlin: Mỹ đang tiến hành cuộc chiến tranh kinh tế chống Nga
Những dự án này, trong đó có tuyến Power of Siberia mở rộng và tuyến Altai mới đi qua khu tự trị Tân Cương, sẽ gia tăng lưu lượng giữa 2 nước lên 100 tỉ m3/năm, tương đương gần phân nửa sản lượng nhập khẩu của Trung Quốc.
Các dự án cũng đem lại lợi ích cho Nga. Moscow cung cấp từ 170 tỉ – 200 tỉ m3 khí thiên nhiên cho châu Âu qua các đường ống trong vài năm gần đây. Việc gia tăng cung cấp cho Trung Quốc dự kiến sẽ bù lại việc giảm xuất khẩu sang châu Âu do căng thẳng với phương Tây sau khi Nga đưa quân đến Ukraine.
Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc COVID-19 mới
Ngày 28/7, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 27/7, trong đó có 55 ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Nam Kinh, Trung Quốc, ngày 24/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo số liệu của NHC, trong số các ca lây nhiễm trong nước mới được ghi nhận có 48 ca ở tỉnh Giang Tô, 3 ca ở Tứ Xuyên, trong khi Vân Nam và Liêu Ninh mỗi nơi có 2 ca mắc mới. Ngoài ra có 31 ca mắc nhập cảnh, trong đó 16 ca ở Vân Nam; các tỉnh Phúc Kiến và Quảng Đông mỗi nơi có 3 ca và 2 ca ở Tứ Xuyên. Không có thêm trường hợp tử vong vì COVID-19 nào được ghi nhận tại Trung Quốc trong ngày 27/7.
Tính tới ngày 27/7, Trung Quốc đại lục ghi nhận tổng cộng 7.317 ca mắc COVID-19 nhập cảnh, trong đó 6.690 bệnh nhân đã được xuất viện và vẫn còn 627 ca đang được điều trị. Tổng số bệnh nhân COVID-19 đã được ghi nhận tại Trung Quốc là 92.762 người, trong đó 4.636 người đã tử vong và 87.264 bệnh nhân đã bình phục.
Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) tính tới cuối ngày 27/7 đã ghi nhận 11.979 ca mắc, trong đó có 212 ca tử vong. Khu hành chính đặc biệt Macao (Trung Quốc) xác nhận 59 ca mắc, trong khi số ca mắc ghi nhận tại Đài Loan (Trung Quốc) là 15.99 ca, bao gồm 787 ca tử vong. Tổng cộng 11.705 bệnh nhân mắc COVID-19 đã được xuất viện tại Hong Kong, trong khi con số này ở Macao và Đài Loan lần lượt là 53 người và 12.664 người.
Cũng trong ngày 28/7, Bộ Y tế Ấn Độ thông báo số ca mắc COVID-19 tại nước này đã tăng lên 31.484.605, với 43.654 ca mắc mới được ghi nhận trên toàn quốc trong 24 giờ qua. Số ca tử vong vì COVID-19 cũng tăng lên 422.022 người sau khi có thêm 640 bệnh nhân không qua khỏi.
Hiện vẫn còn 399.436 ca mắc COVID-19 đang được điều trị trên cả nước, tăng 1.336 ca trong 24 giờ qua. Nước này cũng ghi nhận thêm 41.678 bệnh nhân mắc COVID-19 được xuất viện, nâng số người được chữa khỏi lên 30.663.147 người.
Anh tặng 9 triệu liều vaccine cho thế giới Ngoại trưởng Anh cho biết quốc gia này sẽ bắt đầu chia sẻ 9 triệu liều vaccine AstraZeneca đầu tiên cho các nước, trong đó có Việt Nam. Ngoại trưởng Dominic Raab hôm nay cho biết Anh sẽ phân phối 5 triệu liều thông qua Covax, sáng kiến vaccine toàn cầu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dẫn đầu, trong khi...