Trung Quốc muốn kiểm soát Biển Đông vào năm 2020
Trong khi hành động tôn tạo đá và bãi ngầm, thử nghiệm đường băng phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông khiến quốc tế quan ngại, có cơ quan truyền thông cho rằng Bắc Kinh muốn kiểm soát Biển Đông vào năm 2020 và tới giữa thế kỷ này ngồi ở vị trí ngang bằng với Mỹ.
Trang web “Diễn đàn Đông Á” của Australia mới đây đăng bài “Nhật Bản cần cẩn trọng đánh giá ý đồ chiến lược của Trung Quốc”, cho rằng việc Trung Quốc không ngừng tăng cường quân lực là sự thực không phải bàn cãi. Muốn đi sâu phân tích thêm về vấn đề này, cần phải hiểu rõ hơn về ý đồ chiến lược của Trung Quốc.
Đường băng phi pháp của Trung Quốc trên Đá Chữ Thập. Ảnh: Airbus Defense
Video đang HOT
Theo trang web trên, lãnh đạo Trung Quốc thế kỷ trước đưa ra chủ trương “giấu mình chờ thời” với ý rằng Trung Quốc cần tránh phô trương, tập trung tích lũy thực lực. Từ đó, Trung Quốc trước sau như một thực hiện chiến lược tăng cường quốc lực.
Về mặt kinh tế, Trung Quốc đã sải một bước dài. Về chính sách an ninh, chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc được thúc đẩy và quân đội nước này thể hiện quan điểm cứng rắn. Đây chính là bối cảnh cần xem xét khi tìm hiểu ý đồ đằng sau việc tăng cường sức mạnh trên biển của Trung Quốc trong những năm gần đây.
Mục tiêu bành trướng trên biển của Trung Quốc là nhằm khống chế nguồn tài nguyên biển ở Biển Đông và bảo đảm tự do đi lại ở biển Hoa Đông, nhưng sự hiện diện của Mỹ đã gây ra áp lực lớn nhất đối với Trung Quốc bởi chính sách “trở lại châu Á” của Washington là để kiềm chế Bắc Kinh.
Tuy nhiên, giới lãnh đạo Trung Quốc lại hi vọng vào năm 2020 sẽ thực hiện quyền kiểm soát đối với Biển Đông và biển Hoa Đông, trở thành nước lớn thế giới, ngồi ngang bằng với Mỹ vào giữa thế kỷ này. Những hành vi phô diễn “cơ bắp” của quân đội Trung Quốc thời gian qua hoàn toàn thống nhất với chiến lược ngoại giao này.
Theo Báo Tin tức
Giá rét tiếp tục càn quét Đông Á
Đợt thời tiết lạnh đang hoành hành tại khu vực Đông Á đã khiến ít nhất 85 người ở Đài Loan (Trung Quốc) tử vong,hãng BBC đưa tin ngày 25-1.
Du khách mắc kẹt ở sân bay Jeju (Hàn Quốc) sáng 25-1
Nguyên nhân tử vong chủ yếu là do hạ thân nhiệt và bệnh tim phát tác. Hôm 24-1, nhiệt độ ở thành phố Đài Bắc là - 4 độ C, rơi xuống mức thấp nhất trong 44 năm qua. Tại đặc khu hành chính Hồng Kông của Trung Quốc, người dân cũng phải chịu đựng cái lạnh 3 độ C, nhiệt độ thấp nhất gần 60 năm trở lại đây.
Còn ở Hàn Quốc, hơn 500 chuyến bay nội địa và nước ngoài đã bị hủy tại đảo Jeju khi hòn đảo này bị bao phủ trong giá rét - 6 độ C. Cho đến tối qua, sân bay tại đây mới được mở cửa trở lại sau khi hàng nghìn du khách mắc kẹt ở Jeju vào cuối tuần. Hãng Yonhap cho biết, giới chức địa phương rất khó khăn để sắp xếp cho hành khách phương tiện di chuyển và chỗ ở.
Những khu vực hiếm thấy tuyết như miền Nam Trung Quốc (Quảng Châu, Thâm Quyến...), hay miền Nam Nhật Bản (đảo Okinawa) cũng đã được trải nghiệm hiện tượng này. Theo Tân Hoa xã, từ trưa 24-1, tuyết đã khiến các chuyến bay bị trì hoãn và ảnh hưởng tới tình trạng cung cấp điện ở tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Tại khu vực tự trị Choang Quảng Tây, cơ quan quản lý thủy sản cho biết đã thiệt hại 54 tấn sản phẩm vào ngày 24-1, còn theo cơ quan quản lý nông sản, nhiều cây trồng bị hư hại do đợt rét bất thường này.
Những cơn bão tuyết cũng khiến 600 chuyến bay nội địa trên khắp Nhật Bản bị hủy vào ngày 24 và 25-1, theo đài NHK. Đến nay đã có ít nhất 5 người đã tử vong và hơn 100 người bị thương trong đợt lạnh này tại Nhật Bản. Đợt giá rét cũng ảnh hưởng mạnh tới Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam và Thái Lan.
Theo_An ninh thủ đô
Bão tuyết, giá rét kỷ lục ở nhiều nước Miền đông nước Mỹ tiếp tục tê liệt vì bão tuyết, trong khi đợt giá rét kỷ lục hoành hành tại khu vực Đông Á. Nước nóng tung lên trời lập tức đóng băng ở Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc - Ảnh: Sina Tính đến ngày 24.1, đã có ít nhất 19 người chết, 10.000 chuyến bay bị hủy và hơn 200.000 người...