Trung Quốc muốn đuổi kịp Mỹ trong ngành công nghiệp bán dẫn
Trung Quốc đang cố gắng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn trong nước của mình khi Mỹ gia tăng sức ép đối với các gã khổng lồ công nghệ của nước này.
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích thì Bắc Kinh sẽ phải đối mặt với những thách thức đáng kể trong việc củng cố lĩnh vực bán dẫn nội địa của mình.
Chất bán dẫn là thành phần vô cùng quan trọng của điện tử dân dụng. Khi ngày càng có nhiều thiết bị trở nên “thông minh” và được kết nối với internet, chúng sẽ ngày càng trở nên quan trọng hơn trong các lĩnh vực mới, chẳng hạn như ô tô. Đó là lý do tại sao Trung Quốc muốn trở thành một người chơi lớn trong lĩnh vực này.
Tuy nhiên, Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với tình huống mà quyền tiếp cận của các công ty nước này đối với các thành phần chip quan trọng, cũng như khả năng mua sắm công nghệ của các nhà sản xuất chip trong nước có thể bị cản trở.
Trung Quốc muốn đuổi kịp Mỹ trong ngành công nghiệp bán dẫn nhưng điều đó sẽ không dễ dàng
Trao đổi với CNBC, ông Dan Wang – nhà phân tích công nghệ tại Công ty nghiên cứu Gavekal Dragonomics có trụ sở tại Bắc Kinh cho biết: “Nếu không có chất bán dẫn, Trung Quốc không thể trở thành một cường quốc công nghệ thật sự và các công ty công nghệ của riêng họ bao gồm công ty lớn như Huawei có thể rất khó để duy trì hoạt động nếu Trung Quốc không có năng lực thực sự để duy trì sản xuất chất bán dẫn”.
Cuộc chiến thương mại đã cho thấy sự phụ thuộc của Trung Quốc vào nguồn chip từ nước ngoài cũng như vai trò trung tâm của Mỹ đối với chuỗi cung ứng bán dẫn.
Đầu năm nay, Washington đã sửa đổi một quy tắc yêu cầu các nhà sản xuất nước ngoài sử dụng thiết bị sản xuất chip của Mỹ phải có giấy phép trước khi bán chất bán dẫn cho Huawei. Tuy nhiên, hiện không có dấu hiệu cho thấy Mỹ sẽ cấp những giấy phép đó.
Video đang HOT
Trong khi Huawei, hiện là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới, họ đang thiết kế chip của riêng mình thông qua một công ty con có tên là HiSilicon nhưng thực chất chúng được sản xuất bởi công ty đúc bán dẫn TSMC của Đài Loan. Trong khi đó, TSMC sử dụng thiết bị chế tạo chip do các công ty của Mỹ sản xuất. Vì vậy, Huawei sẽ không còn được sử dụng nguồn chip từ TSMC sau ngày 15 tháng 9 và Huawei sẽ có rất ít nguồn cung cấp chip từ các công ty sản xuất bán dẫn khác trên toàn cầu do lệnh trừng phạt của Mỹ.
Chính phủ Mỹ cũng đang xem xét có nên đưa Semiconductor Manufacturing International Corp (SMIC), nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất của Trung Quốc vào Danh sách thực thể hay không. Nếu điều đó xảy ra, nó sẽ hạn chế các công ty Mỹ xuất khẩu công nghệ cho SMIC. Trên thực tế, SMIC có thể không có quyền tiếp cận các thiết bị mà nó cần để sản xuất ra các chip tiên tiến hơn. Hiện công nghệ của SMIC đã đi sau TSMC và Samsung của Hàn Quốc vài năm.
Chuỗi cung ứng bán dẫn phụ thuộc vào Mỹ
Ngành công nghiệp bán dẫn có một chuỗi cung ứng cực kỳ phức tạp. Đó không chỉ là về các công ty sản xuất chip mà còn có các công ty thiết kế tham gia, cũng như các công ty tạo ra các công cụ cho phép sản xuất ngay từ đầu.
TSMC và Samsung đang dẫn đầu về sản xuất chất bán dẫn. Khi đề cập đến các công cụ cho việc thiết kế chất bán dẫn, Mỹ là quốc gia chiếm ưu thế. Hiện tại công ty ASML của Hà Lan đang sản xuất một thiết bị khắc bằng tia siêu cực tím (EUV) giúp cho việc sản xuất những con chip tiên tiến nhất như những con chip do TSMC và Samsung sản xuất. Nguồn tin từ Reuters vào đầu năm nay cho biết, Mỹ đã gây sức ép buộc chính phủ Hà Lan phải ngừng bán thiết bị này cho SMIC và những đơn hàng thiết bị đó đã không đến được với SMIC của Trung Quốc.
Tháng trước, ASML nói với CNBC rằng họ đang chờ giấy phép xuất khẩu từ chính phủ Hà Lan để vận chuyển máy móc sang Trung Quốc. Vấn đề khó khăn đối với Trung Quốc là sự phụ thuộc vào thiết bị từ nước ngoài trong dây chuyền sản xuất bán dẫn.
Với việc Mỹ đang gia tăng sức ép đối với lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc, việc đưa ngành công nghiệp chip nội địa của nước này ngang hàng với Mỹ sẽ là một nhiệm vụ khó khăn đối với Trung Quốc.
“Nếu không có những công cụ này, Trung Quốc bị tụt hậu rất xa. Và ngay cả khi họ không bị rào cản việc tiếp cận vào các công cụ và vật liệu hàng đầu trên thị trường, Trung Quốc vẫn chưa thực sự có thể bắt kịp Mỹ”, ông Dan Wang nhận định.
Vẫn còn những cơ hội cho Trung Quốc
Tuy nhiên, tất cả đều không phải là dấu chấm hết cho lĩnh vực bán dẫn của Trung Quốc, về dài hạn, nước này có thể bắt kịp Mỹ trong lĩnh vực sản xuất chip. Một yếu tố có thể có lợi cho Trung Quốc là nước này có một thị trường rất lớn, về cả dân số và số lượng thiết bị được sử dụng.
Sze Ho Ng, nhà phân tích tại ngân hàng đầu tư China Renaissance nói CNBC rằng: “Trung Quốc là một thị trường rộng lớn, vì vậy chỉ riêng phục vụ cho thị trường Trung Quốc cũng đã mang lại rất nhiều cơ hội cho các nhà cung cấp bán dẫn trong nước vì thực tế hiện nay rất nhiều nguồn cung vẫn đến từ nước ngoài”.
Ngoài ra, số lượng sản phẩm sử dụng chip chắc chắn sẽ tăng lên trong tương lai. Chẳng hạn như internet vạn vật, hoặc các thiết bị như đèn giao thông được kết nối với internet giúp chúng phối hợp tốt hơn để kiểm soát lưu lượng ô tô của các thành phố. Những con chip trong đó không nhất thiết phải là những con chip tiên tiến nhất và đó có thể trở thành lĩnh vực mà các công ty Trung Quốc thống trị.
Bị ông Trump vùi dập tơi tả, ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc vẫn phải ngậm đắng nuốt cay và đây là lý do
Trung Quốc tuyên bố đầu tư không tiếc tiền để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn trong nước khi liên tiếp bị Mỹ vùi dập nhưng thách thức vị thế của Mỹ là điều không dễ dàng.
CNBC dẫn lời các nhà phân tích cho biết, Bắc Kinh sẽ phải đối mặt với những thách thức ngày càng tăng trong việc củng cố ngành công nghiệp bán dẫn của riêng mình. Chất bán dẫn là thành phần vô cùng quan trọng trong điện tử dân dụng ngày nay. Khi càng có nhiều thiết bị "thông minh" và có thể kết nối Internet, bán dẫn lại càng trở lên quan trọng hơn trong các lĩnh vực mới, chẳng hạn như xe tự lái. Đó là lý do vì sao Trung Quốc muốn có một vị thế mạnh.
Tuy nhiên, Trung Quốc đang bị cô lập với nguồn cung các thành phần quan trọng của chip. Thậm chí, việc mua bán chip thế hệ mới cũng đang trở thành bài toán khó với nhiều doanh nghiệp Trung Quốc, bao gồm cả nhà sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới Huawei.
"Nếu không có chất bán dẫn, Trung Quốc không thể trở thành một cường quốc công nghệ. Thực tế, các doanh nghiệp lớn nhất của Trung Quốc vẫn không thể tự duy trì nếu không thực sự sở hữu năng lực trong nghiên cứu, phát triển và sản xuất bán dẫn", Dan Wang, nhà phân tích công nghệ tại Gavekal Dragonomics - công ty nghiên cứu có trụ sở tại Bắc Kinh, nhận định.
Chiến tranh thương mại cho thấy sự phụ thuộc của Trung Quốc và chip nước ngoài, vốn do Mỹ giữ vai trò trung tâm. Đầu năm nay, Washington ban hành quy tắc, yêu cầu các nhà sản xuất nước ngoài sử dụng chip có yếu tố Mỹ phải xin phép trước khi bán cho Huawei. Không có dấu hiệu cho thấy Mỹ sẽ cấp những giấy phép này.
Huawei, nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới, tự thiết kế một con chip của riêng mình có tên là HiSilicon. Tuy nhiên, những thành phần thực sự cấu thành nên nó được sản xuất bởi TSMC của Đài Loan. Trong quá trình này, TSMC sử dụng các thiết bị sản xuất chip do Mỹ chế tạo. Vì vậy, Huawei sẽ không thể tiếp cận các sản phẩm của TSMC sau ngày 15/9. Gã khổng lồ Trung Quốc thậm chí còn không có lựa chọn nào thay thế với lệnh trừng phạt của Mỹ.
Mỹ giữ vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu, điều khiến Trung Quốc bị cô lập.
Hiện tại, Mỹ đang xem xét đưa thêm SMIC, một gã khổng lồ khác trong ngành công nghiệp chip của Trung Quốc, vào danh sách đen như họ đã làm với Huawei. Nếu điều đó trở thành sự thực, đây sẽ là một cú đấm khác vào ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc. SMIC sẽ không thể tạo ra những con chip tân tiến và ngay lập tức bị các đối thủ như TSMC hay Samsung Electronics của Hàn Quốc bỏ xa tới vài năm.
Ngành công nghiệp bán dẫn có một chuỗi cung ứng cực kỳ phức tạp. Đó không chỉ là về sản xuất chip mà còn gồm cả các công ty thiết kế cũng như các doanh nghiệp tạo ra những loại máy móc để sản xuất chip. TSMC và Samsung đang là những cái tên dẫn đầu về sản xuất chip trên toàn cầu.
Tuy nhiên, khi nói đến các công cụ thiết kế, Mỹ đang chiếm ưu thế. Công ty ASML của Hà Lan có sản xuất một cố máy sử dụng tia cực tím siêu mạnh (EUV) để tạo ra những con chip tân tiến nhất hiện nay. Hồi đầu năm, Mỹ đã gây áp lực buộc ASML không bán máy cho SMIC. Đơn hàng đó đã không bao giờ đến được Trung Quốc.
Nếu không có những công cụ này, ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc sẽ bị tụt hậu xa. Vấn đề của Trung Quốc chính là sự phụ thuộc vào thiết bị thiết yếu của nước ngoài trong quá trình sản xuất chip. Khi chịu áp lực từ Mỹ, Trung Quốc chỉ có thể ngậm đắng nuốt cay thay vì xây dựng một nền sản xuất tương đương với Mỹ như cách họ làm trong nhiều lĩnh vực khác.
"Chịu áp lực từ Mỹ, Trung Quốc bị tụt lại phía sau và phải vật lộn để bắt kịp trong ngành này trước khi mong tới lúc đạt được những thành tựu", Dan Wang cho biết.
Tuy nhiên, không phải Trung Quốc đã bị dồn tới đường cùng. Về dài hạn, thị trường khổng lồ ở Trung Quốc, cả về dân số và số lượng thiết bị, có thể trở thành một động lực thúc đẩy mạnh mẽ cho ngành công nghiệp này. Trong khi đó, ở kỷ nguyên IoT, nhiều thiết bị cần có chip nhưng đó không nhất thiết phải là loại tân tiến nhất. Điều này có thể giúp các doanh nghiệp nước này cầm cự trong giai đoạn khó khăn hiện nay.
"Trung Quốc là một thị trường rộng lớn. Vì vậy, ngay cả khi chỉ phục vụ nhu cầu của người Trung Quốc, các nhà cung cấp chip trong nước vẫn có vô số cơ hội. Một thị phần khổng lồ sẽ bị bỏ lại khi nguồn cung từ nước ngoài bị mất", Sze Ho Ng, chuyên gia phân tích tại Ngân hàng Đầu tư China Renaissance, nhận định.
Ngay cả khi không cập nhật công nghệ mới, nhu cầu với chip của Trung Quốc vấn sẽ tăng lên. Dan Wang trích dẫn cái gọi là Internet vạn vật, ví dụ nhưng những cột đèn giao thông được kết nối Internet để chúng phối hợp tốt hơn dựa vào lưu lượng xe cộ thực tế của các thành phố. Những con chip sử dụng cho các thiết bị này không nhất thiết phải tối tân nhất và đó có thể là lĩnh vực mà các công ty Trung Quốc thống trị.
"Rất nhiều thứ trong số đó không cần phải dẫn đầu, ví dụ như bộ vi xử lý trong các cột đèn giao thông. Rất nhiều công nghệ chỉ cần ở mức khá đã đáp ứng đủ nhu cầu. Đây chính xác là nơi mà các công ty Trung Quốc có lợi thế", Wang nhận định.
Hàn Quốc tăng cường đầu tư để thương mại hóa chất bán dẫn AI Chính phủ Hàn Quốc đang có kế hoạch đầu tư khoảng 1 nghìn tỷ won để thương mại hóa chất bán dẫn trí tuệ nhân tạo (AI) và phát triển các quy trình sản xuất chất bán dẫn thế hệ tiếp theo. Được đặc trưng bởi hiệu suất cao và tiêu thụ năng lượng thấp, chất bán dẫn AI là loại chất bán...