Trung Quốc muốn Alibaba thoái vốn khỏi lĩnh vực truyền thông
Các nhà chức trách Trung Quốc được cho là đã yêu cầu tập đoàn thương mại điện tử Alibaba thoái vốn trong lĩnh vực truyền thông do lo ngại về ảnh hưởng ngày càng tăng của công ty này.
Cụ thể, chính quyền Bắc Kinh đã yêu cầu công ty này giảm mạnh sự hiện diện của mình trong lĩnh vực truyền thông.
Các tài sản truyền thông nổi tiếng nhất của Alibaba bao gồm nhật báo tiếng Anh hàng đầu của Hong Kong, South China Morning Post, nền tảng truyền thông xã hội Weibo và nền tảng video trực tuyến Bilibili.
Chính phủ Trung Quốc lo ngại rằng Alibaba đang có quá nhiều sức ảnh hưởng đối với dư luận và được cho là đã không hài lòng về việc công ty này đang mở rộng các cổ phần trong lĩnh vực truyền thông.
Hiện chưa rõ Alibaba sẽ chỉ phải thoái một phần vốn khỏi các nền tảng truyền thông hay rút toàn bộ cổ phần.
Vào tháng 11, chính phủ Trung Quốc đã ngăn chặn thương vụ niêm yết thị trường chứng khoán khổng lồ trị giá 34 tỷ USD của Ant Group, một công ty con của Alibaba. Một tháng sau, các nhà chức trách đã mở một cuộc điều tra về các hoạt động kinh doanh độc quyền của Alibaba.
Video đang HOT
Tuần trước, tờ Wall Street Journal đưa tin Alibaba có nguy cơ hứng chịu một khoản tiền phạt kỷ lục vì các hành vi chống cạnh tranh, có thể vượt quá con số 975 triệu USD mà nhà sản xuất chip Mỹ Qualcomm phải trả vào năm 2015.
Trung Quốc siết quy định quản lý với các tập đoàn công nghệ nội địa
Các nhà đầu tư theo dõi cổ phiếu niêm yết tại Hồng Kông của các tập đoàn công nghệ lớn Trung Quốc Alibaba, Tencent và JD.com.
Mọi người kiểm tra điện thoại của họ trong Hội nghị Internet Thế giới thường niên lần thứ 3 ở thị trấn Wuzhen của Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Ảnh: Reuters.
Theo CNBC, cơ quan quản lý thị trường của Trung Quốc hôm 7.2 đã công bố hướng dẫn chống độc quyền mới nhằm vào các nền tảng internet. Điều này sẽ thắt chặt các hạn chế hiện có mà các tập đoàn công nghệ của nước này phải đối mặt.
Các quy tắc mới đã chính thức cụ thể hóa dự thảo luật chống độc quyền tuần được bàn đến hồi tháng 11 năm ngoái, đồng thời làm rõ một loạt các hành vi độc quyền mà các cơ quan quản lý có kế hoạch trấn áp.
Ant Group - viên ngọc quý của đế chế tỉ phú Jack Ma là một trong những mục tiêu tấn công của chính quyền Bắc Kinh. Ảnh: Bloomberg.
Các quy định sẽ gây ra nhiều áp lực mới lên những công ty cung cấp dịch vụ Internet hàng đầu của Trung Quốc, bao gồm nhiều công ty cung cấp dịch vụ thương mại điện tử như Taobao và Tmall của Alibaba hay JD.com. Ngoài ra, các dịch vụ tài chính khác cũng bị ảnh hưởng như Alipay của Ant hoặc WeChatPay của Tencent Holdings.
Các quy tắc của Cục Quản lý Nhà nước về Quy chế Thị trường Trung Quốc cấm các công ty tham gia nhiều hoạt động, bao gồm cả việc buộc các thương gia phải lựa chọn giữa những nhà cung cấp internet hàng đầu của đất nước, một thông lệ lâu đời trên thị trường.
Cục Quản lý Nhà nước về Quy chế Thị trường Trung Quốc cho biết, các hướng dẫn mới nhất sẽ ngăn chặn các hành vi độc quyền trong nền kinh tế nền tảng và bảo vệ sự cạnh tranh công bằng trên thị trường.
Thông báo của Cơ quan quản lý cũng sẽ ngăn các công ty cố định giá, hạn chế công nghệ, sử dụng dữ liệu và thuật toán để thao túng thị trường.
Theo Cục Quản lý Nhà nước về Quy chế Thị trường Trung Quốc, các báo cáo về hành vi chống độc quyền liên quan đến internet ngày càng gia tăng và họ đang phải đối mặt với những thách thức trong việc điều tiết ngành.
"Hành vi được che giấu nhiều hơn, việc sử dụng dữ liệu, thuật toán, quy tắc nền tảng, v.v. khiến việc phát hiện và xác định đâu là các thỏa thuận độc quyền trở nên khó khăn hơn", Cục Quản lý Nhà nước về Quy chế Thị trường Trung Quốc cho biết.
Trong những tháng gần đây, Trung Quốc đã bắt đầu thắt chặt giám sát các công ty công nghệ lớn của mình, đảo ngược cách tiếp cận theo kiểu tự do một thời.
Việc giới chức Trung Quốc siết chặt quản lý với các công ty công nghệ đã không còn là điều mới. Có thể kể đến hàng loạt động thái cứng rắn gần đây với chuỗi các doanh nghiệp do ông Jack Ma sáng lập.
Hồi tháng 12 năm ngoái, các nhà quản lý đã khởi động một cuộc điều tra chống độc quyền đối với Tập đoàn Alibaba sau khi kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng trị giá 37 tỉ USD của tập đoàn Ant Group bị đình chỉ đáng kể.
Tuy nhiên, gần đây, giới chức Trung Quốc đã có các chính sách nới lỏng hơn với doanh nghiệp của ông Jack Ma. Tập đoàn tài chính Ant và các nhà quản lý Trung Quốc đã có thể thống nhất về kế hoạch tái cấu trúc "đế chế" tài chính của tỷ phú Jack Ma. Cụ thể, tập đoàn tài chính này sẽ chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần tài chính và chịu ràng buộc bởi điều kiện kiểm soát vốn y hệt các ngân hàng.
Thông báo chính thức về kế hoạch cải tổ Ant lập tức khiến những nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu của Alibaba cảm thấy hài lòng. Alibaba hiện đang nắm 30% cổ phần tại Ant. Cổ phiếu Alibaba tăng trở lại trong phiên giao dịch mới nhất trên thị trường Hồng Kông.
Kế hoạch cải tổ Ant đánh dấu bước đầu tiên trong quá trình cải tổ dài bởi các nhà quản lý đã dành rất nhiều công sức tính toán về các điều kiện tài chính của doanh nghiệp cũng như hướng dẫn hoạt động với doanh nghiệp có nhiều hoạt động trong ngành tài chính.
Trung Quốc yêu cầu các địa phương bỏ ngay lệnh 'hạn chế quá mức' khi phòng dịch COVID-19 Chính quyền trung ương Trung Quốc tuần qua đã kêu gọi chính quyền các địa phương xóa bỏ ngay các lệnh hạn chế phòng ngừa dịch COVID-19 quá nghiêm ngặt và gọi các biện pháp này là không cần thiết, phản tác dụng. Hành khách thưa thớt tại sân bay quốc tế Hồng Kiều Thượng Hải ngày 28-1-2021 - Ảnh: REUTERS Theo báo...